Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về giống cây trồng
2.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước về giống cây trồng
2.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng cho huyện Gia Lâm
Gia Lâm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng với nhiều loại cây giống khác nhau. Chính vì vậy, việc quản lý nhà nước về giống cây trồng cần phải được phân cấp, phân quyền, giao nhiệm vụ một cách rõ ràng nhất cho các đơn vị quản lý. Và cần thiết để thực hiện quản lý một cách có hiệu quả, tránh bị chồng chéo giữa các đơn vị quản lý.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với UBND huyện để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cũng như các kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng. Như vậy, giúp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng hay người dân sử dụng giống cây trồng nâng cao hiểu biết và thực hiện đầy đủ quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng giống cây trồng, cũng như lợi ích của việc sử dụng giống đảm bảo chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tổ chức tốt công tác công nhận, quản lý nguồn giống đối với cây trồng, đặc biệt là giống cây ăn quả lâu năm từ khâu công nhận cây đầu dòng và công nhận vườn cây đầu dòng. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; quản lý chặt chẽ chất lượng giống từ khâu sản xuất đến lưu thông, xử lý nghiêm theo quy định của phát luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn. Thường xuyên công bố công khai các đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng đủ điều kiện; danh sách nguồn giống được công nhận, công nhận lại hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận trên các phương tiện truyền thông để tổ chức, cá nhân có nhu cầu về giống cây trồng biết, lựa chọn sử dụng giống đảm bảo chất lượng.
UBND huyện có trách nhiệm nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng bằng các hình thức như: Công khai tại trụ sở UBND xã, huyện một số văn bản quản lý nhà nước quy định trách nhiệm của UBND xã, thị trấn trong việc quản lý giống cây trồng. Cung cấp tờ rơi, tài liệu hướng dẫn một số trường hợp vi phạm về sản xuất kinh doanh giống cây trồng, các giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ứng với quy định của nhà nước để lãnh đạo địa phương cũng như các bộ thực hiện công tác có liên quan nắm được chuyên môn, thuận lợi cho công tác quản lý và chỉ đạo.
Các phòng ban như Trạm bảo vệ thực vật, phòng kinh tế hay phòng nông nghiệp thuộc UBND huyện có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà nước và triển khai các quy định hay kế hoạch tới các cơ sở sản xuất, kinh daonh và người dân sử dụng giống cây trồng. Thực hiện các công tác liên quan đến quản lý nhà nước về giống cây trồng như: tổ chức các buổi tuyên truyền, các lớp tập huấn đến với người dân; thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu kiểm tra đột xuất từ cấp trên,...
Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và người dân sử dụng giống cây trồng: thực hiện các thủ tục có liên quan (đăng kí cấp, gia hạn, cấp lại) giấy phép đăng kí sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, chỉ kinh doanh những giống cây trồng có trong danh mục được phép kinh doanh theo quy định của nhà nước. Không được kinh doanh những giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, giống không đảm bảo chất lượng, có sâu bệnh. Tham gia các buổi tuyên truyền, các lớp tập huấn do cơ quan quản lý nhà nước tổ chức cung như nâng cao kiến thức về trồng trọt.
Để làm tốt hoạt động quản lý nhà nước về giống cây trồng, chính quyền địa phương cần phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.