Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 60)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thông kê mô tả

Các số liệu và thông tin thu thập được sẽ được phân tích và mô tả những hạn chế trong công tác quản lý về giống cây trồng và đưa ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao nhận thức của người kinh doanh cũng như người sử dụng giống cây.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp tính các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối, số liệu đã được tổng kết qua các năm sẽ được so sánh sự biến động, so sánh kế hoạch thực hiện và kết quả đạt được. Kết quả đánh giá, so sánh được biểu hiện qua bảng số liệu và phân tích cụ thể.

- Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia

Sử dụng một số công cụ của bộ công cụ nghiên cứu có sự tham gia như hộp ý kiến cá nhân, nghiên cứu điển hình để lấy ý kiến và phân tích các thông tin cần thiết.

- Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với quản lý nhà nước về giống cây trồng tại huyện Gia Lâm. Từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề theo hướng tốt hơn.

Điểm mạnh S Điểm yếu W Cơ hội O SO WO Thách thức T ST WT

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phân tích SWOT 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng về ban hành và thực hiện các quy định quản lý giống cây trồng hiện nay

- Số lượng văn bản đã ban hành.

- Số lượng đơn vị có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý nhà nước về giống cây trồng

- Chỉ tiêu về nhận thức ứng xử của người kinh doanh giống cây trồng - Chỉ tiêu về nhận thức ứng xử của người sử dụng giống cây trồng

- Các cửa hàng kinh doanh có bán đúng loại cây ở danh mục được phép kinh doanh hay không ?

- Các hộ nông dân có sử dụng đúng loại cây ở danh mục được phép kinh doanh hay không ?

- Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh doanh giống cây trồng

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giống cây trồng

- Số lượng văn bản đã thực hiện về quản lý giống cây trồng - Số cán bộ tham gia công tác quản lý giống cây trồng

- Kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - Mức độ xử phạt các trường hợp vi phạm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG Ở HUYỆN GIA LÂM HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất giống cây trồng huyện Gia Lâm

Theo ông Nguyễn Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, Gia Lâm là một huyện ven đô, phía Đông của Thủ đô Hà Nội được quy hoạch để phát triển đô thị trung tâm của Thành phố trong thời gian tới. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện có những thay đổi sâu sắc và toàn diện, đời sông và thu nhập của người dân huyện Gia Lâm không ngừng được cải thiện.

Trong năm 2015 huyện đã quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, với mục tiêu giảm diện tích trồng cây lương thực, mở rộng diện tích trồng rau, quả an toàn, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Đến nay, trên địa bàn diện tích trồng lúa giảm hơn 481,8ha, diện tích cây ăn quả, cây cảnh, hoa tăng 303ha, duy trì và phát triển vùng rau, quả an toàn với tổng diện tích trên 1000ha. Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nên giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 1,8%-2,2%/năm. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 10 nghìn ha. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp-thủy sản năm 2016 đạt khoảng 220 triệu/ha.

Trong đó, giá trị sản xuất tại các vùng lúa trung bình đạt 70-80 triệu đồng/ha, diện tích tại các mô hình lúa chất lượng, lúa sử dụng tiến bộ kỹ thuật giá trị trung bình đạt 90-100 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình sản xuất tại các xã, thị trấn đã được duy trì qua nhiều vụ, khẳng định được chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất của huyện và vai trò của HTX đối với hộ nông dân. Với chính sách hỗ trợ ngày càng phù hợp, từ năm 2012 trên địa bàn huyện các mô hình sản xuất lúa tập trung quy mô trên 10ha ngày càng nhiều, các giống đưa vào trợ giá giống chất lượng đều tăng so với các giống cũ đang sản xuất như giống lúa: BC15, TBR225, TH3-3…

Ngoài ra, huyện Gia Lâm còn có 447,3 ha đất canh tác rau được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, tập trung chủ yếu ở các xã vùng

có hai vùng sản xuất rau an toàn là Văn Đức, Đặng Xá, UBND huyện hỗ trợ xây dựng các mô hình nhóm quản lý sản xuất PGS (Văn Đức 25 nhóm, Đặng Xá 15 nhóm). Giá trị thu nhập trung bình của các vùng rau đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm; một số vùng rau chuyên canh giá trị thu nhập đạt 400-600 triệu /ha/năm như: Văn Đức, Yên Viên, Yên Thường, Đặng Xá.

Năm 2017, tổng diện tích cây ăn quả, hoa cây cảnh trên 1,3 nghìn ha, tăng hơn 268 ha so với năm 2016 và tăng gần 700 ha so với năm 2010. Diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất quả an toàn hơn 382 ha, tập trung một số vùng như: Đông Dư, Cổ Bi, Kim Sơn, Lệ Chi… Đồng thời huyện cũng duy trì các mô hình phát triển cây ăn quả tập trung như: Đông Dư (118 ha ổi bốn mùa, táo Đào Vàng), Đa Tốn (45 ha cam canh, cam vinh); mô hình trồng hoa cây cảnh tại Đa Tốn, Đông Dư, Lệ Chi, Phù Đổng, Trung Mầu; vùng sản xuất cây giống, cây ăn quả tại Trâu Quỳ và Đa Tốn. Giá trị thu nhập trung bình của các vùng trồng cây ăn quả đều đạt 250-350 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình cây ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập trung bình 300-400 triệu đồng/ha, cá biệt có những mô hình cho thu nhập cao khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha như Lệ Chi, Kiêu Kỵ.

4.1.2. Công tác quy hoạch và lập kế hoạch sản xuất giống cây trồng

Để triển khai các chính sách do Thành phố Hà Nội đề ra, huyện Gia Lâm đã phối hợp với các đơn vị thuộc Sở nông nghiệp triển khai nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả như: Mô hình trồng hoa Lyli ở xã Kim Sơn, xã Lệ Chi, thị trấn Trâu Quỳ; Mô hình lúa chất lượng cao tại xã Đa Tốn, thị trấn Trâu Quỳ; Mô hình chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng rau an toàn xã Văn Đức; Xây dựng thương hiệu chuối tại xã Cổ Bi.

Trong những năm gần đây UBND huyện Gia lâm đã xây dựng các kế hoạch như:

 Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 – 2020 Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2016 - 2020

 Xây dựng phê duyệt quy hoạch vùng tại các xã

 Hỗ trợ các xã và nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng

 Đưa giống lúa mới, giống TBKT vào sản xuất

 Quy hoạch vùng sản xuất cây giống.

Các văn bản đã và đang được thực hiện một cách có hiệu quả nhất. Đối với Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2016 – 2020, với một số giống cây trồng được sản xuất trên diện tích đất ở 3 xã, thị trấn được nghiên cứu là xã Đa Tốn, Văn Đức và thị trấn Trâu Quỳ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1. Diện tích đất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp

Đơn vị tính: Ha

CĂQ Rau Lúa Ngô

Cây màu Hoa, cây cảnh Cây giống Tổng Lạc Đậu tương Đa Tốn 120,5 60 40 5 0 3 3 0 231,5 Trâu Quỳ 24,15 5 11,45 0 0 0 0 66,98 107,58 Văn Đức 34,6 250 0 40 0 0 0 0 324,6 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Qua bảng 4.1 có thể thấy rằng với 3 xã, thị trấn được nghiên cứu, mỗi vùng có lợi thế về sản xuất giống cây trong nông ngiệp. Đối với xã Đa Tốn được chú trọng về cây ăn quả với diện tích là 120,5ha, thị trấn Trâu Quỳ có diện tích về cây giống lớn nhất 66,98ha, Xã Văn Đức có diện tích trồng rau là 250ha.

Theo Đề án này đến năm 2020 vùng ổn định sản xuất lúa, rau an toàn và cây ăn quả sẽ được quy hoạch với diện tích được thể hiện qua 3 bảng dưới đây:

Bảng 4.2: Vùng ổn định sản xuất lúa chất lượng chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị tính: Ha

Xã, Thị trấn Diện tích quy hoạch Diện tích đã có Diện tích giảm

Đa Tốn 107,88 255,02 147,14

Trâu Quỳ 45,25 75,75 30,5

Văn Đức 0 0 0

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Xã Văn Đức không có thế mạnh trong sản xuất lúa nên diện tích quy hoạch bằng 0, diện tích đất sản xuất lúa ở xã Đa Tốn theo quy hoạch sẽ giảm 147,14ha và diện tích này ở thị trấn Trâu Quỳ là 30,5ha. Tuy diện tích đất có giảm đáng kể

mới thay thế cho những giống cũ đang sản xuất (các giống lúa: BC15, TBR45, TH3-3, RVT, GS9,...) mà sản lượng lúa tăng lên.

Bảng 4.3. Vùng ổn định sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị tính: Ha

Xã, Thị trấn Diện tích quy

hoạch Diện tích đã có Diện tích giảm

Đa Tốn 0 0 0

Trâu Quỳ 0 0 0

Văn Đức 136,67 237,67 101,0

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Rau an toàn là thương hiệu của xã Văn Đức nên diện tích dành cho việc sản xuất là khá lớn với 237,67ha nhưng theo quy hoạch thì diện tích chỉ 136,67ha trong đó có 15ha trồng theo phương pháp VietGAP, còn lại là trồng rau an toàn. Các giống rau được xã Văn Đức sản xuất: rau cải các loại, súp lơ, su hào, rau ngót, rau muống, rau mồng tơi, cà tím, cà pháo,...

Bảng 4.4. Vùng ổn định sản xuất cây ăn quả chuyên canh tập trung đến 2020 theo quy hoạch

Đơn vị tính: Ha

Xã, Thị trấn Diện tích quy hoạch Diện tích đã có Diện tích tăng

Đa Tốn 237,03 176,98 60,05

Trâu Quỳ 4,70 2,20 2,50

Văn Đức 125,39 34,58 90,81

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Huyện Gia Lâm đang định hướng để chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả nên diện tích trồng lúa giảm đi và diện tích trồng cây ăn quả tăng lên. Xã Văn Đức ngoài thế mạnh sản xuất rau thì còn có thể sản xuất cây ăn quả: chuối, đu đủ,... Xã Đa Tốn cũng đang dần chuyển đổi với diện tích sản xuất tăng 60,05ha.

4.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giống cây trồng

Quản lý nhà nước về giống cây trồng là lĩnh vực cần có sự tham gia của các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước. Tính từ cấp huyện xuống các xã, thị trấn thì UBND huyện Gia Lâm là đơn vị có nhiệm vụ thực hiện và chỉ đạo các

hoạt động quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức quản lý giống cây trồng trong phạm vi của địa phương theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT. UBND huyện có các phòng ban chuyên môn như: Phòng Kinh tế, Chi cục thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật giúp cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về chỉ đạo, tổ chức sản xuất, ban hành các văn bản cụ thể hóa chính sách của Trung ương và Thành phố.

Thông qua UBND huyện chỉ đạo các hoạt động xuống UBND xã, thị trấn sẽ có các bộ phận chuyên môn như: Hội nông dân xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Nhân viên màng lưới bảo vệ thực vật. Những bộ phận này sẽ giúp huyện thực hiện các công việc chuyên trách vể quản lý giống cây trồng.

Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan quản lý trực tiếp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng, quảng cáo các loại giống cây trồng. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, từng giai đoạn của địa phương; chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá kết quả kế hoạch sản xuất. Hướng dẫn cơ cấu giống cây, sử dụng giống cây; quản lý, khai thác giống cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống cây trồng trên địa bàn. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy trình sản xuất an toàn, đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận giống cây mới. Đề xuất công nhận cấp, cấp lại hay hủy bỏ hiệu lực giống công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng và công bố công khai theo quy định của nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra cấp mã số cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, cơ quan chuyên trách tham gia vào công tác sản xuất giống cây trồng trên địa bàn. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng.

UBND huyện Gia Lâm là đơn vị quản lý nhà nước cao nhất huyện, có vai trò thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý giống cây trồng thông qua hệ thống quản lý Nhà nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức quản lý giống cây trồng trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Chỉ đạo các phòng ban chuyên trách thực hiện các công tác như: tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất hay người dân về giống

trồng tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm về giống cây trồng tại địa phương.

Sơ đồ 4.1. Quản lý nhà nước về giống cây trồng ở huyện Gia Lâm

Ghi chú: Thể hiện mối quan hệ chỉ đạo, quản lý

Thể hiện mối quan hệ phối hợp thực hiện

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017) UBND huyện Gia Lâm

Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm

Đội quản lý thị trường số 8 Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm Trạm BVTV huyện Gia Lâm

UBND xã, thị trấn

Hội nông dân xã, thị trấn HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân viên màng lưới BVTV Người dân sử dụng giống cây trồng

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng Chi cục Bảo vệ thực vật

thành phố Hà Nội UBND thành phố Hà Nội

Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện, có thể kiểm tra định kì hay kiểm tra đột xuất. Phối hợp với các cơ quan khác để tiến hành công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có tem mác, giống cây có sâu bệnh hay chất lượng kém… Đoàn thanh tra bao gồm các cán bộ ở Phòng kinh tế, Trạm BVTV, Đội quản lý thị trường số 8, UBND xã; thị trấn, HTX dịch vụ nông nghiệp.

UBND xã, thị trấn là cơ quan tiếp nhận sự chỉ đạo các hoạt động về quản lý giống cây trồng, là đơn vị phối hợp với Trạm BVTV để hướng dẫn người dân sử dụng giống cây trồng có chất lượng. Phối hợp với các cơ quan khác thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, quảng cáo giống cây trồng ở địa phương và có trách nhiệm với UBND thành phố, UBND huyện trong việc quản lý nhà nước về giống cây trồng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)