Quản lý nhà nước về giống cây trồng là lĩnh vực cần có sự tham gia của các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước. Tính từ cấp huyện xuống các xã, thị trấn thì UBND huyện Gia Lâm là đơn vị có nhiệm vụ thực hiện và chỉ đạo các
hoạt động quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức quản lý giống cây trồng trong phạm vi của địa phương theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT. UBND huyện có các phòng ban chuyên môn như: Phòng Kinh tế, Chi cục thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật giúp cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về chỉ đạo, tổ chức sản xuất, ban hành các văn bản cụ thể hóa chính sách của Trung ương và Thành phố.
Thông qua UBND huyện chỉ đạo các hoạt động xuống UBND xã, thị trấn sẽ có các bộ phận chuyên môn như: Hội nông dân xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Nhân viên màng lưới bảo vệ thực vật. Những bộ phận này sẽ giúp huyện thực hiện các công việc chuyên trách vể quản lý giống cây trồng.
Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan quản lý trực tiếp trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng, quảng cáo các loại giống cây trồng. Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, từng giai đoạn của địa phương; chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá kết quả kế hoạch sản xuất. Hướng dẫn cơ cấu giống cây, sử dụng giống cây; quản lý, khai thác giống cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống cây trồng trên địa bàn. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy trình sản xuất an toàn, đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận giống cây mới. Đề xuất công nhận cấp, cấp lại hay hủy bỏ hiệu lực giống công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng và công bố công khai theo quy định của nhà nước. Hướng dẫn, kiểm tra cấp mã số cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, cơ quan chuyên trách tham gia vào công tác sản xuất giống cây trồng trên địa bàn. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng.
UBND huyện Gia Lâm là đơn vị quản lý nhà nước cao nhất huyện, có vai trò thực hiện và chỉ đạo các hoạt động quản lý giống cây trồng thông qua hệ thống quản lý Nhà nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức quản lý giống cây trồng trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Chỉ đạo các phòng ban chuyên trách thực hiện các công tác như: tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất hay người dân về giống
trồng tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền. Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm về giống cây trồng tại địa phương.
Sơ đồ 4.1. Quản lý nhà nước về giống cây trồng ở huyện Gia Lâm
Ghi chú: Thể hiện mối quan hệ chỉ đạo, quản lý
Thể hiện mối quan hệ phối hợp thực hiện
Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017) UBND huyện Gia Lâm
Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm
Đội quản lý thị trường số 8 Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm Trạm BVTV huyện Gia Lâm
UBND xã, thị trấn
Hội nông dân xã, thị trấn HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân viên màng lưới BVTV Người dân sử dụng giống cây trồng
Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng Chi cục Bảo vệ thực vật
thành phố Hà Nội UBND thành phố Hà Nội
Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện, có thể kiểm tra định kì hay kiểm tra đột xuất. Phối hợp với các cơ quan khác để tiến hành công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có tem mác, giống cây có sâu bệnh hay chất lượng kém… Đoàn thanh tra bao gồm các cán bộ ở Phòng kinh tế, Trạm BVTV, Đội quản lý thị trường số 8, UBND xã; thị trấn, HTX dịch vụ nông nghiệp.
UBND xã, thị trấn là cơ quan tiếp nhận sự chỉ đạo các hoạt động về quản lý giống cây trồng, là đơn vị phối hợp với Trạm BVTV để hướng dẫn người dân sử dụng giống cây trồng có chất lượng. Phối hợp với các cơ quan khác thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, quảng cáo giống cây trồng ở địa phương và có trách nhiệm với UBND thành phố, UBND huyện trong việc quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hay người dân sử dụng giống cây trồng là những đối tượng trực tiếp chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý ở trên. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đúng các yêu cầu về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Không sản xuất giống cây kém chất lượng, không kinh doanh giống cây không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, giống cây kém chất lượng, có sâu bệnh. Người dân phải sử dụng giống cây đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giống cây đã được cơ quan nhà nước quy định.
Về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giống cây trồng, để thực hiện công tác quản lý giống cây trồng đạt hiệu quả cao cần tiến hành qua nhiều bước với nội dung khác nhau. Từ việc triển khai các nội dung của chính sách có liên quan đến lĩnh vực giống cây trồng, đến các khâu lập kế hoạch, tổ chức các kế hoạch đã đặt ra. Thanh tra, kiểm tra ở nhiều cơ sở và ở nhiều địa bàn khác nhau. Để làm được điều này đòi hỏi phải có lực lượng cán bộ có kiến thức của các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của công tác quản lý về giống cây trồng trong nông nghiệp.
Điểm mạnh S Điểm yếu W Cơ hội O - Hệ thống tổ chức quản lý đã được phân cấp đến tất cả các đơn vị trong bộ máy, mỗi đơn vị đã có cán bộ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý giống cây trồng.
-Công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng đã từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Đã có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong đoàn thanh, kiểm tra nên công tác kiểm tra được tiến hành thuận lợi, không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Sở NN&PTNT và các cơ quan quản lý thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các quy định pháp luật mới về giống cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
-Hiện nay, có các cơ sở sản xuất giống áp dụng TBKT để tạo ra giống cây có chất lượng, giảm sâu bệnh.
- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố còn nhỏ lẻ, nhu cầu chủng loại giống cây trồng đa dạng, khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất và cung cấp giống.
- Công tác quản lý nhà nước, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chưa bắt kịp tiến bộ của ngành giống, mới chỉ dừng ở mức độ hình thái, vì vậy độ chính xác chưa cao.
-Chưa có cơ quan giám sát việc tự phát sản xuất giống cây và bán ra thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý giống.
Thách thức
T - Khung pháp lý quản lý giống cây trồng chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; chưa đảm bảo năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng với tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông.
-Việc quản lý giống cây trồng bị chồng chéo giữa các cấp, chưa rõ trách nhiệm quản lý chính thuộc về cơ quan nào.
-Luôn cập nhật tiến bộ của ngành giống để phục vụ cho chuyên môn quản lý
-Các cơ quan quản lý trong bộ máy cần phải phối kết hợp một cách nhịp nhàng trong công tác quản lý giống cây trồng
Sơ đồ 4.2. Phân tích SWOT đối với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện Gia Lâm
Việc xử phạt cơ sở sản xuất giống kém chất lượng có thanh tra của Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV, các Trạm BVTV, Phòng trồng trọt ở địa phương.
Tuy nhiên giữa các cơ quan này chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm và chức năng xử lý sự việc nên hiệu quả quản lý không cao.