“Sự liên kết giữa các đơn vị đã có cố gắng nhưng vẫn còn thiếu chặt chẽ trong công tác phối hợp. Hạn chế trong việc chia sẻ thông tin, kết quả xử lý vi phạm. Như vậy cần phải được sắp xếp sao hiệu quả trong công tác quản lý. Nên theo hướng một đầu mối một việc xuyên suốt và chỉ một đơn vị đó giải quyết, xử lý vấn đề. Không nên để xảy ra việc trách nhiệm chồng chéo giữa các đơn vị.”
Nguồn: Phỏng vấn Ông Lê Việt Hùng, Phó phòng Kinh tế huyện Gia Lâm lúc 16 giờ 30 phút này 22 tháng 04, tại Phòng kinh tế của UBND huyện Gia Lâm
Sự phối hợp giữa các đơn vị không được quy định rõ ràng, giao trách nhiệm cho một số hoạt động còn chồng chéo. Mỗi một hoạt động lại do một đơn vị phụ trách, như là công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh do trạm
BVTV, phòng kinh tế huyện, đội quản lý thị trường cùng tiến hành kiểm tra. Nhưng phòng kinh tế huyện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, trạm BVTV kiểm tra vật tư hàng hóa có trong cơ sở kinh doanh và đội quản lý thị trường kiểm tra cơ sở kinh doanh. Cuối cùng đơn vị tổng hợp những kết quả kiểm tra để báo cáo lên cấp trên chỉ có phòng kinh tế huyện, còn về độ chính xác của những kết quả kiểm tra đó thì phòng kinh tế huyện không thể nắm rõ được.
Từ đó thấy rằng hoạt động kiểm tra liên ngành phải là sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng chuyên môn liên quan đến giống cây trồng như phòng kinh tế, trạm BVTV, đội quản lý thị trường, cán bộ chủa các HTX của xã, thị trấn, các câp chính quyền địa phương... Muốn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị cần phải kịp thời chia sẻ thông tin, kết quả kiểm tra để góp phần làm giảm những trường hợp vi phạm.
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI TRỒNG TRONG THỜI GIAN TỚI
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và chế tài xử lý quản lý nhà nước về giống cây trồng giống cây trồng
Chính sách là một trong những công cụ quan trọng tác động vào các mục tiêu định hướng về sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Các chính sách quy định về các điều kiện kinh doanh giống cây trồng, các chế tài xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quy định về việc sử dụng giống cây trồng theo đúng danh mục được cấp phép. Chính vì vậy trong thời gian tới các thành phần liên quan tới giống cây trồng ở địa phương cần phải chú ý tới:
- Tuân thủ theo quy định của Bộ NN&PTNT về quản lý giống cây trồng. Theo Ông Trần Xuân Định (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt – Bộ NN & PTNT): “Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải tuân theo Pháp lệnh Giống cây trồng 2004. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định 95/2007/QĐ-BNN ban hành quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới”. Như vậy, một loại cây muốn được sản xuất, kinh doanh hợp lệ và hợp pháp thì giống đó phải được Bộ NN&PTNT công nhận. Khoảng 3 tháng/lần Bộ NN&PTNT sẽ lập hội đồng xét duyệt và công nhận các giống cây mới đưa vào sử dụng. Chỉ có những giống cây trồng có trong danh sách giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh mới là hợp pháp.
- Tập trung thực hiện đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh; thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp; triển khai hoàn thành các kế hoạch trong nông nghiệp (Kế hoạch sản xuất theo mùa vụ, Kế hoạch 112/KH-UBND về duy trì vùng rau quả an toàn)
- Cần hoàn thiện sớm các cơ chế chính sách để tạo nên hành lang pháp lý về quản lý nhà nước đối với giống cây trồng. Đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới quản lý nhà nước, cần nhất là xây dựng Luật Giống cây trồng. Cùng với đó là rà soát, ban hành, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng giống cây trồng để hạn chế các giống cây kém chất lượng kinh doanh tràn lan trên thị trường.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh không chỉ về vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị mà còn kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn về giống cây trồng.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích sự hợp tác của các trung tâm, HTX và người dân, sự ủng hộ của họ vào các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, cung ứng những giống cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ, lập các nhóm hội sản xuất và kinh doanh giống cây trồng. Liên kết các HTX trong địa bàn huyện với nhau hay tổ chức các liên kết từ trung tâm cây giống đến người nông dân sử dụng giống cây trồng.
4.3.2. Tăng cường nguồn lực, kinh phí cho công tác quản lý
- Nhà nước cần có những chế độ tiền lương, trợ cấp phù hợp hơn đối với cán bộ thực hiện công tác quản lý giống cây trồng. Kinh phí chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo và theo chế độ hiện hành cho cán bộ đang làm công tác giống cây trồng (không tính đến kinh phí tiền lương cho cán cộ công chức đã được hưởng lương theo chế độ quy định hiện hành).
Cần bổ sung kinh phí cho công tác kiểm tra giám sát và hỗ trợ kinh phí hoạt động, để tăng cường trách nhiệm và khuyến khích các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật hay cán bộ chuyên ngành tham gia quản lý kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, sử dụng giống cây trồng. Đồng thời có hình thức khen thưởng kịp thời đối với cán bộ thực hiện công việc về khảo nghiệm, kiểm định, cấp phép trong lĩnh vực giống cây trồng.
- Cần kinh phí cho công tác khảo nghiệm, kiểm định, cấp giấy phép trong lĩnh vực giống cây trồng và thu các khoản phí, lệ phí bao gồm: (1) Chi phí kiểm tra, khảo nghiệm, kiểm định về giống cây trồng; (2) Chi trả tiền thù lao thuê mướn chuyên gia kiểm tra, khảo nghiệm, kiểm định; (3) Chi phí hội nghị, hội thảo, họp Hội đồng kiểm định, khảo nghiệm về giống cây trồng; (4) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành; (5)Chi phí cho đầu tư các máy móc, vật tư và nguyên liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra giống cây trồng; (6) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác khảo nghiệm, kiểm định, cấp giấy phép trong lĩnh vực giống cây trồng; (7) Phí khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc về khảo nghiệm, kiểm định giống cây trồng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các vùng sản xuất nhất là các vùng sản xuất chuyên canh như hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, đường điện. Khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất.
4.3.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý
Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đối với các cán bộ quản lý về giống cây trồng cấp xã. Các nội dung cần thiết để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cấp xã gồm:
- Các văn bản chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giống cây trồng;
- Biện pháp nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cơ bản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng;
- Nhận biết những trường hợp vi phạm thường gặp của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
- Bổ sung các kiến thức chuyên môn cần thiết về giống cây trồng.
Đối với cán bộ cấp cơ sở, từ những chuyên môn đã có cần phải được nâng cao vai trò và trách nhiệm trong công tác quản lý về sản xuất, kinh doanh và xử phạt các vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn theo các quy định mới hiện nay về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây.
phổ biến những chính sách, văn bản mới về quản lý giống cây trồng, kỹ năng làm việc, cách thức phối hợp làm việc với các ban ngành liên quan. Đặc biệt chia sẻ các vấn đề về chuyên môn nhằm đạt hiệu quả quản lý tối đa.
4.3.4. Nâng cao nhận thức cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng
Với các cơ sở kinh doanh giống cây trồng cần phải giúp họ nhận thức được việc cung cấp giống cây trồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, giống cây không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trồng như thế nào, đừng chỉ vì cái lợi trước mắt.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của Thành phố và của Huyện tới các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất nông nghiệp, các chủ trang trại để thu hút đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung chất lượng cao. Tổ chức các lớp tập huấn theo định kỳ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng của các xã thuộc địa bàn huyện.
- Phổ biến về các quy định, chính sách của nhà nước về giống cây trồng, quy định về những giống cây trồng được phép kinh doanh trên thị trường;
- Nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ thuật về cây trồng;
- Tổng hợp và phân tích một số lỗi mà cơ sở sản xuất, kinh doanh thường vi phạm về kinh doanh giống cây trồng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm, đề tài đưa ra được một số kết luận sau:
Thứ nhất, đề tài đã tập trung làm rõ được những khái niệm liên quan đến quản lý, quản lý nhà nước, giống cây trồng và quản lý nhà nước về giống cây trồng. Bên cạnh đó còn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giống cây trồng như: Các văn bản chính sách, pháp luật về giống cây trồng; Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý; Năng lực, sự phối hợp của cán bộ quản lý; Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý; Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân sử dụng giống cây trồng.
Thứ hai, qua kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn là các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đã có hiểu biết và thưc hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng của nhà nước. Người dân sử dụng giống cây trồng cũng nhận biết được giống cây đảm bảo chất lượng, không bị sâu hại để sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn một số vi phạm từ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và một số người dân thiếu thông tin về giống cây nên mua phải giống cây kém phẩm chất.
Thứ ba, từ việc đánh giá kết quả của công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện Gia Lâm ta thấy được những mặt tích cực như: các cấp chính quyền đã quan tâm chỉ đạo, tổ chức các lớp tuyên tuyền các chính sách, kế hoạch và hướng dẫn thực hiện các đề án của huyện, phổ biến, tập huấn cho người sản xuất tại các vùng chuyên canh sản xuất rau, cây ăn quả, đã mang lại hiệu quả đáng kể.
Thứ tư, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giống cây trồng tại huyện Gia Lâm bao gồm: (1) Các cơ chế, chính sách về giống cây trồng và các chế tài xử lý; (2) Năng lực của cán bộ quản lý.
Từ những đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện Gia Lâm, nghiên cứu đã đánh giá những mặt còn hạn chế, tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý giống cây trồng như sau:
(3) Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý;
(4) Nâng cao nhận thức cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; (5) Nâng cao nhận thức cho người sử dụng giống cây trồng.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với nhà nước
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
-Ban hành chính sách hỗ trợ các các doanh nghiệp sản xuất giống mua bản quyền giống cây trồng.
-Ban hành các quy định cụ thể về điều kiện sản xuất giống cây trồng (cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật …).
-Ban hành quy định cụ thể về điều kiện sản xuất giống cây trồng (cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật …).
-Ban hành quy định mức sai số định lượng cho phép khi phân tích kiểm tra đối với các chỉ tiêu chất lượng như độ ẩm, độ nẩy mầm,…so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa giống cây trồng (tương tự như với sản phẩm phân bón) nhằm đảm bảo tính khách quan trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa giống cây trồng.
-Công bố kịp thời danh sách các giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh theo hệ thống năm trên trang website của Cục Trồng trọt.
5.2.2. Đối với thành phố
Để kiểm soát chặt việc lưu hành giống cây trồng tại địa phương, huyện Gia Lâm cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc lưu hành các loại giống cây trồng tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
- Các đơn vị chức năng quản lý giống cây trồng của huyện cần thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chưa được công nhận chính thức
- Với các sản phẩm nông nghiệp điển hình của huyện khi lưu hành trên thị trường cần được đăng ký bảo hộ sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc.
HỆ THỐNG PHỤ BIỂU
Phụ biểu 1. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY TRỒNG QUỐC GIA
TT Tên cơ quan Nguồn gen lưu trữ Địa điểm
1 Trung tâm Tài nguyên thực vật Cơ quan đầu mối 2 Trung tâm NC và Phát triển Rau hoa quả
(viện KHKTNLN MNPB)
Cây ăn quả miền Bắc
Tỉnh Phú Thọ 3 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè
(viện KHKTNLN MNPB) Cây chè
Tỉnh Phú Thọ 4 Trung tâm NC và phát triển Cà phê chè
Ba Vì (viện KHKTNLN MNPB) Cây cà phê chè TP. Hà Nội 5 Trung tâm nghiên cứu và Phát triển cây
ôn đới (viện KHKTNLN MNPB) Cây cà phê chè
Tỉnh Lào Cai 6 Viện Nghiên cứu Ngô Cây ngô TP. Hà Nội 7 Viện Chăn nuôi quốc gia Cây thức ăn gia súc TP. Hà Nội 8 Viện Thổ nhưỡng – Nông hoá Cây cải tạo đất TP. Hà Nội 9 Trung tâm hoa, cây cảnh (viện DTNN) Hoa, cây cảnh TP. Hà Nội 10 Trung tâm nghiên cứu nấm (Viện Di
truyền Nông nghiệp)
Nấm ăn và nấm
dược liệu TP. Hà Nội 11 Viện cây Lương thực và cây Thực phẩm Khoai lang, Đ.tương Tỉnh Hải
Dương 12 Viện Nghiên cứu Rau quả Cây có múi TP. Hà Nội 13 Trạm Nghiên cứu Dâu tằm Việt Hùng
(viện nghiên cứu Rau quả) Cây dâu tằm
Tỉnh Thái Bình 14 Trung tâm Nghiên cứu cây CN và CĂQ
Phủ Quỳ (viện KHKTNN BTB) Cây ăn quả
Tỉnh Nghệ An 15 Viện KHKT NLN Tây Nguyên
Cây điều, câycà phê, câyca cao, hồ
tiêu
Tỉnh Đắc Lắc
TT Tên cơ quan Nguồn gen lưu trữ Địa điểm
16 Trung tâm nghiên cứu cây Thực phẩm Đà Lạt (viện KHKT NN Miền Nam)
Khoai tây, rau ôn