Quản lý nhà nước về giống cây trồng ở huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Ghi chú: Thể hiện mối quan hệ chỉ đạo, quản lý

Thể hiện mối quan hệ phối hợp thực hiện

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017) UBND huyện Gia Lâm

Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm

Đội quản lý thị trường số 8 Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm Trạm BVTV huyện Gia Lâm

UBND xã, thị trấn

Hội nông dân xã, thị trấn HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân viên màng lưới BVTV Người dân sử dụng giống cây trồng

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng Chi cục Bảo vệ thực vật

thành phố Hà Nội UBND thành phố Hà Nội

Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện, có thể kiểm tra định kì hay kiểm tra đột xuất. Phối hợp với các cơ quan khác để tiến hành công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có tem mác, giống cây có sâu bệnh hay chất lượng kém… Đoàn thanh tra bao gồm các cán bộ ở Phòng kinh tế, Trạm BVTV, Đội quản lý thị trường số 8, UBND xã; thị trấn, HTX dịch vụ nông nghiệp.

UBND xã, thị trấn là cơ quan tiếp nhận sự chỉ đạo các hoạt động về quản lý giống cây trồng, là đơn vị phối hợp với Trạm BVTV để hướng dẫn người dân sử dụng giống cây trồng có chất lượng. Phối hợp với các cơ quan khác thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, quảng cáo giống cây trồng ở địa phương và có trách nhiệm với UBND thành phố, UBND huyện trong việc quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hay người dân sử dụng giống cây trồng là những đối tượng trực tiếp chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý ở trên. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đúng các yêu cầu về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Không sản xuất giống cây kém chất lượng, không kinh doanh giống cây không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, giống cây kém chất lượng, có sâu bệnh. Người dân phải sử dụng giống cây đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giống cây đã được cơ quan nhà nước quy định.

Về số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giống cây trồng, để thực hiện công tác quản lý giống cây trồng đạt hiệu quả cao cần tiến hành qua nhiều bước với nội dung khác nhau. Từ việc triển khai các nội dung của chính sách có liên quan đến lĩnh vực giống cây trồng, đến các khâu lập kế hoạch, tổ chức các kế hoạch đã đặt ra. Thanh tra, kiểm tra ở nhiều cơ sở và ở nhiều địa bàn khác nhau. Để làm được điều này đòi hỏi phải có lực lượng cán bộ có kiến thức của các cơ quan chức năng. Chính vì vậy, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới sự thành công hay thất bại của công tác quản lý về giống cây trồng trong nông nghiệp.

Điểm mạnh S Điểm yếu W Cơ hội O - Hệ thống tổ chức quản lý đã được phân cấp đến tất cả các đơn vị trong bộ máy, mỗi đơn vị đã có cán bộ chịu trách nhiệm trong công tác quản lý giống cây trồng.

-Công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng đã từng bước đi vào nề nếp, ổn định. Đã có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong đoàn thanh, kiểm tra nên công tác kiểm tra được tiến hành thuận lợi, không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Sở NN&PTNT và các cơ quan quản lý thường xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các quy định pháp luật mới về giống cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

-Hiện nay, có các cơ sở sản xuất giống áp dụng TBKT để tạo ra giống cây có chất lượng, giảm sâu bệnh.

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố còn nhỏ lẻ, nhu cầu chủng loại giống cây trồng đa dạng, khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất và cung cấp giống.

- Công tác quản lý nhà nước, khảo nghiệm, kiểm nghiệm chưa bắt kịp tiến bộ của ngành giống, mới chỉ dừng ở mức độ hình thái, vì vậy độ chính xác chưa cao.

-Chưa có cơ quan giám sát việc tự phát sản xuất giống cây và bán ra thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý giống.

Thách thức

T - Khung pháp lý quản lý giống cây trồng chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; chưa đảm bảo năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống cây trồng với tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông.

-Việc quản lý giống cây trồng bị chồng chéo giữa các cấp, chưa rõ trách nhiệm quản lý chính thuộc về cơ quan nào.

-Luôn cập nhật tiến bộ của ngành giống để phục vụ cho chuyên môn quản lý

-Các cơ quan quản lý trong bộ máy cần phải phối kết hợp một cách nhịp nhàng trong công tác quản lý giống cây trồng

Sơ đồ 4.2. Phân tích SWOT đối với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện Gia Lâm

Việc xử phạt cơ sở sản xuất giống kém chất lượng có thanh tra của Sở NN&PTNT, Chi cục BVTV, các Trạm BVTV, Phòng trồng trọt ở địa phương.

Tuy nhiên giữa các cơ quan này chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm và chức năng xử lý sự việc nên hiệu quả quản lý không cao.

4.1.4. Triển khai thực hiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Huyện Gia Lâm thực hiện quản lý giống cây trồng dựa trên các văn bản sau: Pháp lệnh số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 03 năm 2004 về Pháp lệnh giống cây trồng. Pháp lệnh này là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam và cũng là văn bản có tính pháp lý cao nhất cho đến thời điểm hiện nay về giống cây trồng.

Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2016 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày 16 tháng 112 năm 2004 về việc ban hành danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh. Quyết định số 2432/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 06 năm 2017 về ban hành bảng mã HS đối với danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Thông tư số 51/2011/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 07 năm 2011 về việc ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Thông tư số 79/2011 /TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 11 năm 2011 quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. Thông tư số 12/2012/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 06 năm 2012 về ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 về hướng dẫn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Thông tư số 46/2015/TT- BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng. Thông tư số 28/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/07/2016 về ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Thông qua các văn bản về quản lý nhà nước đối với giống cây trồng, huyện Gia Lâm đã xây dựng các kế hoạch và triển khai các kế hoạch đó đến mọi đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể như sau:

Thực hiện chính sách phát triển vùng sản xuất nông nghiệp vùng chuyên canh tập trung theo Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND trên địa bàn huyện Gia Lâm

Phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020.

Duy trì và phát triển sản xuất rau, quả an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Với việc triển khai các kế hoạch như vậy thì tỷ lệ các tham phần tham gia vào hoạt động này nắm rõ về các văn bản cũng được quan tâm. Khi các đối tượng này, cụ thể là các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng hay người dân nắm rõ các kế hoạch họ sẽ thực hiện theo đúng như những gì huyện đã đề ra.

Bảng 4.5. Tỷ lệ các đối tượng nắm được văn bản pháp luật của nhà nước về giống cây trồng

Đối tượng Đơn vị Tỷ lệ (%)

Cán bộ quản lý Người 100,00

Cơ sở sản xuất, kinh doanh Người 89,00

Người dân Người 50,00

Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm (2017)

Cán bộ quản lý là đối tượng phải nắm rõ và hiểu được các quy định, điều khoản trong các văn bản mà nhà nước đưa ra và tỷ lệ là 100%. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thì tỷ lệ là 89% lượng người nắm được các văn bản này vì họ cũng cần phải biết những giống cây được và không được kinh doanh, sản xuất hay những hành vi như nào là vi phạm và bị xử phạt. Người dân là đối tượng biết đến các văn bản pháp luật ít nhất với 50%.

Bảng 4.6. Tỷ lệ các đối tượng nắm được kế hoạch của huyện Gia Lâm về giống cây trồng

Đối tượng Đơn vị Tỷ lệ (%)

Cán bộ quản lý Người 100,00

Cơ sở sản xuất, kinh doanh Người 95,00

Người dân Người 80,00

Kế hoạch là những chỉ đạo của huyện đưa ra để thực hiện dựa trên chỉ thị của cơ quan quản lý nhà nước về giống cây trồng. Chính vì vậy mà 100% cán bộ quản lý đều phải biết và thực hiện theo kế hoạch. Cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân nhà những đối tượng chịu sự quản lý nên tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 95% và 80%.

4.1.5. Công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Để hạn chế việc các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng kinh doanh những giống cây không đảm bảo chất lượng, giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ hay có những vi phạm khác, hàng năm Tổ thanh tra, giám sát của Bộ Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra định kì thường là 1 quý 1 lần hoặc tùy theo tình hình thực tế.

UBND huyện Gia Lâm cũng đã ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, thuốc BVTV, phân bón trên địa bàn các xã, thị trấn để tăng cường công tác quản lý, giám sát việc buôn bán kinh doanh được thường xuyên. Đoàn kiểm tra gồm có cán bộ của các đơn vị: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, Đội quản lý thị trường số 8, Trạm bảo vệ thực vật, UBND xã; thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)