Trong những năm trở lại đây đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý Nhà nước về giống cây trồng hay những công trình liên quan đến vấn đề quản lý này.
Báo cáo “Điều tra, đánh giá tình hình thực hiện và tác động của Pháp lệnh giống cây trồng đến phát triển nông – lâm nghiệp ở nước ta trong 5 năm qua” năm 2009 do Cục Trồng trọt tiến hành tổ chức. Sau 5 năm thực hiện Pháp lệnh Giống cây trồng cho thấy trong quá trình thực hiện có những bất cập, những điều khoản cần chỉnh sửa , bổ sung để phù hợp với thực tiễn công tác giống cây trồng ở nước ta và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tiên, báo cáo đã khái quát thực trạng công tác giống cây trồng ở nước ta. Sau đó là dựa trên kết quả điều tra tình hình thực hiện Pháp lệnh Giống cây trồng trong 5 năm (2004 - 2009) ở một số tỉnh đại diện trong cả nước và một số viện nghiên cứu, trung tâm, trường Đại học có nghiên cứu về giống cây trồng để đánh giá những mặt được, những tồn tại và tác động của việc thực hiện Pháp lệnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Pháp lệnh Giống cây trồng đến phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của nước ta trong thời gian tới.
Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020” năm 2016 của UBND huyện Gia Lâm. Tài liệu đã nêu ra thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện giai đoạn 2011 – 2015 về các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Với thực trạng này cần có những phân tích về nguyên nhân, tồn tại và hạn chế. Phần sau của đề án là mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển. Trong phần này bao gồm định hướng phát triển đối với từng vùng như: vùng sản xuất lúa, vùng sản xuất rau và cây màu, vùng sản xuất cây ăn quả và giống cây ăn quả, vùng sản xuất hoa, cây cảnh. Mỗi vùng đều có định hướng riêng biệt để xây dựng giải pháp và cơ chế hỗ trợ tốt nhất cho từng vùng. Cuối cùng là khâu tổ chức thực hiện, UBND huyện chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các đề án, dựa vào sự phát triển kinh tế, chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai cho từng năm để từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị đề xuất.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2017)
Huyện Gia Lâm nằm ở ngoại thành phía Đông của thành phố Hà Nội, huyện có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã được đầu tư xây dựng và có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước cho nên huyện có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu thương mại.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Gia Lâm thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Với đặc điểm địa hình của huyện như trên thích hợp để trồng và chăm sóc nhiều loại cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Huyện Gia Lâm mang đặc điểm khí hậu của vùng Đồng bằng Châu Thổ sông Hồng.Khí hậu hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh và khô hanh, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kì chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trong năm khoảng 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C. Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 85%, biến động trong khoảng 60 – 90%. Số giờ nắng trung bình là 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ. Mùa hạ có số giờ nắng cao nhất và cường độ nắng cũng cao hơn các mùa khác. Bình quân số giờ nắng/ngày trong năm khoảng 4,5 giờ, tối đa 6,5 giờ (mùa Hạ), thấp nhất 1,6 giờ/ngày (mùa Đông). Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272 Kcal/m2/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận hàng tháng 4.696-5.788 Kcal/m2. Từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ tháng không dưới 2.877 Kcal/m2. Lượng mưa trung bình năm 1400-1600 mm, mưa rập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh và ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi
khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 12 và tháng 1 gây ra những thiệt hại cho sản xuất.
Các đặc điểm về khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển nề nông nghiệp đa dạng với những sản phẩm: Nông sản Nhiệt đới, Cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới sản xuát vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản Ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân nhưng cũng gây ra những thiệt hại cho sản xuất và đời sống khi thời tiết bất lợi.
Huyện Gia Lâm nằm tại Tả Ngạn sông Hồng, tuyến sông Đuống từ phía Tây Bắc chạy qua trung tâm sang phía Đông Nam huyện và sông Bắc Hưng Hải ở phía Nam huyện. Đây là hai con sông đang làm nhiệm vụ tưới tiêu cho huyện. Sông Đuống chia huyện thành hai vùng: Bắc Đuống và Nam Đuống. vùng Nam Đuống được bao bọc bởi hệ thống đê ngăn lũ của sông Hồng và sông Đuống (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Huyện Gia Lâm có tổng diện tích đất khoảng 114,79 km2. Địa hình của huyện khá bằng phẳng và đất đai phì nhiêu do được phù sa của hai con sông là sông Hồng và sông Đuống bồi đắp ở những vùng ven sông.
Sông Hồng và sông Đuống là những sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh. Ngoài ra, huyện cũng có nguồn nước ngầm chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng. Bao gồm các cây hàng năm như lúa, cây ăn quả, cây cảnh,... Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong tương lai cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất để phát triển mạnh sản xuất hàng hóa và bảo vệ môi trường.
Huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Các công trình đình chùa mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt Nam. Hàng năm, ở các địa phương đều tổ chức các lễ hội văn hóa sinh động.
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Đất đai
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nay huyện Gia Lâm được phân thành 4 tiểu vùng kinh tế sinh thái:
a. Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 1 hay tiểu vùng trung tâm bao gồm 6 đơn vị hành chính: xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Cổ Bi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ.
Mật độ dân cư của tiểu vùng khoảng 1904 người/km2, đất nông nghiệp bình quân 860 m2/khẩu nông nghiệp. Địa hình bằng phẳng, hơi trũng, cốt đất trung bình 3,5-4m. Đất chủ yếu là đất phù sa cũ không được bồi hàng năm.
Đây là tiểu vùng kinh tế phát triển, thâm canh lúa, sản xuất giống cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Đặc biệt khu vực thị trấn Trâu Quỳ, có Học viện Nông Nghiệp Việt Nam là nơi cung cấp các giống cây ăn quả có chất lượng cao cho thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là vùng trung tâm huyện có tốc độ đô thị hoá cao.
b. Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 2 hay tiểu vùng khu sông Hồng bao gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: Xã Đông Dư, xã Bát Tràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.
Mật độ dân cư trung bình khoảng 1660 người/km2, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 571m2. Địa hình tương đối thấp. Các loại đất bao gồm: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm, đất phù sa được bồi hàng năm và ít được bồi hàng năm của đồng bằng sông Hồng. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa màu, lợn, bò. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng gốm sứ Bát Tràng. Xã Bát Tràng đang phát triển nhanh theo xu hướng hình thành thị trấn.
c. Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 3 hay tiểu vùng Nam Sông Đuống gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Dương Quang, xã Kim Sơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi.
Mật độ dân số trung bình khoảng 1623 người/km2, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 662m2/khẩu, địa hình tương đối cao và thoát nước. Tiểu vùng có các loại đất chính là: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm, đất phù sa cổ bị glây.
Hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là chính, sản phẩm chủ yếu của vùng là lúa, ngô và rau màu. Vùng có tiềm năng phát triển cây ăn quả theo hướng tập trung. Sản xuất công nghiệp đang hình thành và phát triển với cụm công nghiệp Phú Thị và Hapro-Lệ Chi.
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2015- 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 quân Bình Tổng số 11473,0 100,0 11473,0 100,0 11473,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Đất nông nghiệp 6153,4 53,6 6138,5 53,5 6118,5 53,3 99,8 99,7 99,7
-Đất sản xuất nông nghiệp 5861,4 51,1 5847,2 51,0 5829,3 50,8 99,8 99,7 99,7
+Đất trồng cây hàng năm 5670,5 49,4 5656,2 49,3 5638,4 49,1 99,7 99,7 99,7
+Đất trồng cây lâu năm 190,9 1,7 190,9 1,7 190,9 1,7 100,0 100,0 100,0
-Đất lâm nghiệp có rừng 39,2 0,3 39,0 0,3 39,0 0,3 99,6 100,0 99,8
-Đất nuôi trồng thuỷ sản 197,0 1,7 196,5 1,7 196,2 1,7 99,7 99,9 99,8
-Đất nông nghiệp khác 55,9 0,5 55,9 0,5 53,9 0,5 100,0 96,5 98,3
Đất phi nông nghiệp 5142,7 44,8 5158,9 45,0 5179,0 45,1 100,3 100,4 100,4
-Đất ở 1290,3 11,2 1298,4 11,3 1304,2 11,4 100,6 100,4 100,5
-Đất chuyên dùng 2633,3 23,0 2639,3 23,0 2653,7 23,1 100,2 100,5 100,4
-Đất tôn giáo, tín ngưỡng 23,8 0,2 23,8 0,2 23,8 0,2 100,0 100,0 100,0
-Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1 0,8 94,1 0,8 94,1 0,8 100,0 100,0 100,0
-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1093,6 9,5 1093,6 9,5 1093,6 9,5 100,0 100,0 100,0
-Đất phi nông nghiệp khác 7,6 0,1 9,6 0,1 9,6 0,1 127,4 100,0 113,7
Đất chưa sử dụng 176,9 1,5 175,6 1,5 175,6 1,5 99,3 100,0 99,6
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2017)
d. Tiểu vùng 4
Tiểu vùng 4 hay tiểu vùng Bắc Sông Đuống gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Yên Thường, xã Yên Viên, xã Dương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phù Đổng, thị trấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.
Mật độ dân số trung bình là 2191 người/km2, là khu vực tập trung đông dân cư nhất của huyện, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 403m2/ khẩu. Địa hình tương đối cao và dễ thoát nước, thấp dần về phía Ninh Hiệp và Trung Màu. Tiểu vùng có các loại đất chính là: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm, đất phù sa cổ bị glây, đất phù sa khác.
Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng khá đa dạng: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ, các sản phẩm nông nghiệp: lúa, rau, cá, bò thịt, bò sữa. Trên địa bàn có chợ Nành- chợ vải Ninh Hiệp lớn nhất về quy mô giao dịch buôn bán vải của Miền Bắc nước ta, là nguồn thu thuế lớn cho ngân sách Nhà nước (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Qua bảng 3.1 ta thấy được tổng diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp lại từ 6153,4 năm 2015 giảm xuống còn 6118,5 năm 2017, tuy diện tích giảm nhưng sản lượng về nông nghiệp tăng lên do người nông dân áp dụng TBKT vào sản xuất.
3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng
a. Kết cấu hạ tầng giao thông
Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...; đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng.
- Đường quốc lộ 1A mới (đường vành đai 3) từ Cầu Thanh Trì lên phía Bắc đi Bắc Ninh, đường có mặt cắt thiết kế rộng 29, 5m và 42m, chiều dài hiện tại trong phạm vi huyện là 5355m.
- Đường quốc lộ 1A cũ chạy từ Tây Nam lên Đông Bắc từ Cầu Đuống, Yên Viên với chiều dài trong phạm vi huyện là 3895m. Tuyến đường này còn đóng vai trò là đường đô thị, đường có mặt cắt ngang 10 -12m, mặt đường bê tông thấm nhập nhựa.
- Đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng, chiều dài tuyến đường trong phạm vi huyện là 4582m, mặt cắt đường gồm hai dải xe mỗi chiều rộng 10,5m, dải phân cách trung tâm rộng 0,5m.
Giao thông được đảm bảo thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài địa phương cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội khác, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
b. Thủy lợi
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trạm bơm
Số trạm bơm do xã quản lý tại 20 xã hiện có:
+ 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21,560 m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3163,5 ha. Tuy nhiên, chỉ có 8 trạm bơm đang hoạt động tốt, 39 trạm bơm xuống cấp (trong đó có 38 trạm cần nâng cấp) và cần phải xây dựng thêm 15 trạm.
+ 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trình thuỷ lợi do xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3023,2 ha gieo trồng. Trong 3 trạm bơm tiêu do xã quản lý chỉ có 1 trạm bơm còn tốt, 2 trạm xuống cấp và cần phải xây dựng thêm 11 trạm nữa mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất (UBND huyện Gia Lâm, 2017).
Kênh mương
Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do xã quản lý có 354,93 km, đã kiên cố hoá 94,91 km (26,74 %), trong đó 82,34 km còn tốt (86,76 %), 12,57 km xuống cấp (13,24 %) và 244,31 km là mương đất (73,26 %).
Hệ thống kênh tiêu thoát nước, nhất là hệ thống kênh tiêu thoát nước tiểu vùng Nam Đuống như các tuyến kênh tiêu vào sông Cầu Bây ra cống Xuân Thuỵ; các tuyến kênh tiêu vào sông Kiên Thành ra cống Tân Quang; các tuyến kênh tiêu ra cống Hoàng Xá đã xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu tiêu nước khi xảy ra mưa lớn.