Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về giống cây trồng
2.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giống cây trồng
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giống cây trồng
2.1.5.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng
Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, các quy trình thủ tục hành chính của giống cây trồng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý giống cây trồng. Giúp cho nâng cao hiểu biết cũng như nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người dân trong hoạt động này.
2.1.5.2. Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về giống cây trồng
Năng lực của cán bộ bao gồm có hiểu biết về các văn bản pháp luật và các quy định liên quan đến giống cây trồng để kiểm tra, đánh giá những trường hợp vi phạm. Sự phối hợp giữa cán bộ quản lý với các cấp có liên quan để có thể đưa
ra phương án tốt nhất. Năng lực bao gồm cả trình độ của cán bộ quản lý, trình độ càng được nâng cao sẽ thực hiện công việc quản lý được hiệu quả hơn.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng giống cây trồng mà có cán bộ quản lý có năng lực, có hiểu biết chuyên sâu thì công tác quản lý sẽ chặt chẽ và hiệu quả. Ngoài cán bộ quản lý về giống cây trồng thì cũng cần có sự kết hợp của các cấp, ngành có liên quan khác để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Về mặt số lượng của cán bộ quản lý thì chỉ cần vừa đủ tùy theo từng địa bàn.
2.1.5.3. Nhận thức của người sản xuất và kinh doanh giống cây trồng
Việc sản xuất, kinh doanh giống cây phụ thuộc vào thái độ cũng như nhận thức của người sản xuất, kinh doanh. Họ có thể vì lợi nhuận mà sản xuất, kinh doanh những giống cây không rõ nguồn gốc xuất xứ, giống cây nhập lậu, giống có chất lượng kém gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.
2.1.5.4. Vốn đầu tư và trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước về giống cây trồng
Vốn đầu tư và trang thiết bị phục vụ cho quản lý nhà nước về giống cây trồng bao gồm các khoản như: Kinh phí cho công tác quản lý để phục vụ cho việc mua sắm phương tiện, trang thiết bị trợ cấp cho công tác quản lý giúp cho cán bộ quản lý nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc. Kinh phí để tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, kiểm tra giống cây trồng. Kinh phí dùng cho đãi ngộ, phụ cấp cán bộ quản lý. Cơ sở vật chất, trang thiết bị giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra quản lý giống cây trồng được hiệu quả, tốt hơn.
2.1.5.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về giống cây trồng
Sự phối hợp của các cơ quan quản lý là cần thiết trong hiện nay. Với mỗi tổ chức sẽ có công tác khác nhau nhưng lại rất liên quan với nhau. Trong Quy chế về quản lý, phối hợp công tác của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Uỷ ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Uỷ ban nhân dân cấp xã của BNNPTNT đã nêu ra như sau:
UBND cấp huyện có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch, đề án theo quy định của pháp luật, bố trí kinh phí cho các trường hợp cần thiết. Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức sản xuất, quản lý thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trồng trọt.
Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế lấy ý kiến tham gia của tổ chức Ngành đặt tại địa bàn các dự thảo văn bản về quy hoạch, kế hoạch trước khi trình UBND cấp Huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện ký ban hành. Phối hợp với các tổ chức Ngành đặt tại địa bàn về công tác chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất; công tác quản lý giống, bố trí cơ cấu giống cây trồng, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng giống cây trồng; kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn.
UBND cấp xã chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch về trồng trọt trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án về trồng trọt, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Phối hợp với tổ chức Ngành đặt tại địa bàn kiểm tra hoạt động kinh doanh giống cây trồng và xử lý vi phạm theo quy định.
Trạm Bảo vệ thực vật đề xuất và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế về: Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm về trồng trọt trên địa bàn huyện. Các công tác về quản lý giống cây trồng Công tác kiểm tra, thanh tra trên địa bàn. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành pháp luật về trồng trọt trên địa bàn; thực hiện xử lý vi phạm hành chính (lập biên bản, chuyển cơ quan thẩm quyền quyết định) đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn theo quy định pháp luật. Báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện trước và sau khi tổ chức thực hiện các công việc sau: Kế hoạch, chương trình công tác hàng tháng, quý, năm về trồng trọt. Kết quả tổ chức, triển khai thực hiện về các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ được giao như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác quản lý giống cây trồng, công tác quy hoạch vùng sản xuất cây trồng; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Nhân viên bảo vệ thực vật hoặc nhân viên trồng trọt và bảo vệ thực vật cấp xã (đảm nhận cả nhiệm vụ chuyên ngành trồng trọt, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật) có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về kế hoạch công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.