Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhà nước về sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về giống cây trồng ở huyện Gia Lâm

4.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhà nước về sản xuất, kinh doanh

doanh giống cây trồng

Các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống cây trồng cần tuân thủ theo quy định trong Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 (đây là văn bản có tính hiệu lực đến thời điểm này) và được Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành. Các chủng loại giống cây trồng đều phải nằm trong danh mục giống cây trồng được cấp phép sản xuất, kinh doanh.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ địa phương về việc tuyên truyền đưa thông tin đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân sử dụng giống cây trồng

“Đối với cán bộ ở HTX dịch vụ nông nghiệp, chúng tôi tuyên truyền đến cơ sở sản xuất, kinh doanh và các hộ dân sử dụng giống cây trồng qua hệ thống đài phát thanh xã, tài liệu phát tới gia đình, cán bộ các hội đoàn thể, thông qua các buổi hội họp tập huấn, thêm nữa là tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ hội làm vườn. Các cán bộ màng lưới bao gồm cán bộ khuyến nông, cán bộ bảo vệ thực vật. Có các buổi hội nghị tuyên truyền mà thị trấn đứng ra tổ chức có thể mời cán bộ chuyên trách của huyện hoặc các chuyên gia của Học viện Nông Nghiệp giảng dạy giúp.”

Nguồn: Phỏng vấn Bà Bùi Thị Tơ, Phó giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp thị trấn Trâu Quỳ lúc 16 giờ ngày 05 tháng 05 năm 2018, tại HTX dịch vụ nông nghiệp thị trấn Trâu Quỳ - Huyện Gia Lâm.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh muốn kinh doanh giống cây trồng cần phải đảm bảo được về nguồn gốc xuất xứ của giống cây trồng, giống cây đảm bảo chất lượng, có phẩm chất tốt. Người nông dân muốn sử dụng giống cây trồng mang lại lợi ích thì cần phải tham gia các buổi tuyên truyền để có thêm hiểu biết. Như vậy, đối với cả 2 đối tượng là cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân sử

dụng giống cây, họ đều được tham gia vào các buổi tuyên tuyền do huyện Gia Lâm chỉ đạo hoặc thực hiện.

Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm là đơn vị có trách nhiệm tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến về công tác giống cây trồng tới người dân ở các xã. Đây là kế hoạch được giao hàng năm từ UBND huyện Gia Lâm. Công tác tuyên truyền được thực hiện theo định kì năm 2 vụ, mỗi vụ 1 đợt (khoảng 17 – 20 lớp) tương ứng với mỗi xã 1 lớp kết hợp với các hình thức tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh huyện và đài phát thanh các xã, thị trấn.

Bảng 4.8. Số lượng các văn bản phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách về quản lý giống cây trồng

Stt Số hiệu VB Ngày ban hành Nội dung

1 10586/QĐ-UBND 1/12/2016 Phê duyệt “Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020” 2 70/KH-UBND 21/03/2017

Thực hiện Đề án “Phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020”

3 90/KH-UBND 05/04/2017

Tổ chức tập huấn, tuyên truyền quy hoạch vùng sản xuất và thực hiện “Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016-2020”

4 112/KH-UBND 10/05/2017

Duy trì và phát triển sản xuất rau, quả an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

5 162/KH-UBND 14/07/2017

Thực hiện chính sách phát triển vùng sản xuất nông nghiệp vùng chuyên canh tập trung theo Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2017

6 177/KH-UBND 09/08/2017 Triển khai mô hình chuối tiêu tại xã Kim Sơn năm 2017 7 63/KH-UBND 23/02/2018 Thực hiện “Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên

canh huyện Gia Lâm giai đoạn 2016 – 2020” Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các chính sách quy định của nhà nước về giống cây trồng được Phòng kinh tế huyện triển khai và

thực hiện khá đầy đủ. Ngoài ra còn phổ biến về các kế hoạch sắp tới của huyện có liên quan đến giống cây trồng.

Bảng 4.9. Số lượng học viên tham gia các lớp tuyên truyền, phổ biến

Tên lớp Số lượng học viên Đơn vị

Lớp 1 120 Lệ Chi, Dương Quang, Kim Sơn Lớp 2 120 Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Đông Dư, Trâu Quỳ Lớp 3 100 Kim Lan, Văn Đức

Lớp 4 120 Phú Thị, Đặng Xá, Dương Xá, Cổ Bi

Lớp 5 140 Yên Thường, Yên Viên, Dương Hà, Đình Xuyên Lớp 6 100 Phù Đổng, Ninh Hiệp, Trung Màu

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, 2017)

Số lượng và chất lượng các buổi tuyên truyền, phổ biến được phòng kinh tế huyện tổ chức cho người dân và cơ sở sản xuất, kinh doanh thể hiện qua việc họ áp dụng như thế nào. Thêm lý do nữa là không phải buổi tuyên truyền nào cũng đầy đủ các thành phần tham gia nên vẫn còn xảy ra các vi phạm là điều không thể tránh khỏi. Việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nhiều khi còn mang tính bột phát dựa trên nhu cầu của thị trường. Trong số 75 người phỏng vấn, tỷ lệ người dân được tiếp cận với các kênh thông tin thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.10. Tỷ lệ người dân tiếp cận với các hình thức thông tin tuyên truyền Kênh thông tin Số lượng (người) Tỷ lệ tiếp cận (%) Kênh thông tin Số lượng (người) Tỷ lệ tiếp cận (%)

Ti vi, đài, báo 55 73%

Tài liệu phát tới gia đình 74 99%

Cán bộ các hội, đoàn thể 64 85%

Hội họp, tập huấn, tuyên truyền 70 93% Hình thức khác (Treo pano; áp phích ở trên

đồng ruộng, sinh hoạt câu lạc bộ,…) 58 77%

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Qua bảng số liệu 4.10 cho thấy, hình thức tuyên truyền, phổ biến thông tin tới người dân đạt hiệu quả truyền thông cao nhất đó là hình thức phát tài liệu, tờ rơi tới gia đình (đạt tỷ lệ tiếp cận 99%) và hình thức hội họp, tập huấn (đạt tỷ lệ

tiếp cận 93%). Những hình thức khác bao gồm: Treo pano; áp phích ở trên đồng ruộng, sinh hoạt câu lạc bộ,… đã được nhiều người nhận được thông tin qua kênh này.

Bảng 4.11. Số liệu thống kê về các lượt tuyên truyền ở huyện Gia Lâm

Hình thức Số lượt tuyên truyền

Ti vi, đài, báo 7

Tài liệu phát tới gia đình 20

Cán bộ các hội, đoàn thể 9

Hội họp, tập huấn, tuyên truyền 11 Hình thức khác (Treo pano; áp phích ở trên đồng

ruộng, sinh hoạt câu lạc bộ 16

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Như vậy, thông qua các hình thức tuyên truyền tới người dân trên địa bàn huyện thì hình thức phát tài liệu tới gia đình được thực hiện nhiều nhất, số lượt tuyên truyền là 20 lượt. Hình thức tuyên truyền có thể đến gần người dân tiếp theo là các hình thức như: treo pano; áp phích ở trên cánh đồng ruộng, sinh hoạt các câu lạc bộ với lượt tuyên truyền là 16 lượt. Đối với tuyên truyền qua ti vi, đài báo do lượng người dân ít tiếp cận qua hình thức này nên số lượt tuyên truyền là ít nhất, chỉ có 7 lượt.

Bảng 4.12. Tuyên truyền Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng (cây ăn quả)

Đơn vị tính: Ha

Xã, Thị trấn Hiện trạng

tháng 9/2017

Diện tích quy hoạch đến 2020

Đa Tốn 197.0 273.0

Trâu Quỳ 71.2 4.7

Văn Đức 34.6 125.4

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Gia Lâm, (2017)

Việc tuyên truyền, phổ biến các kế hoạch từ UBND huyện xuống đến cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân sử dụng giống cây trồng là cần thiết để người sản xuất, kinh doanh chủ động trong kế hoạch sản xuất của mình. Do hị trấn Trâu

Quỳ quy hoạch lại vùng sản xuất, cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản nên so với hiện trạng tháng 9/2017 diện tích đất của đơn vị này là giảm đi đáng kể (từ 71,2 ha xuống còn 4.7 ha). Xã Văn Đức ngoài có thương hiệu là rau an toàn cũng đang dần chuyển đổi một số diện tích trồng rau sang trồng cây ăn quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giống cây trồng của huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)