Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác quản lý tài sản của trường đại học Hùng Vương
4.1.1. Đặc điểm tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Xuất phát từ đặc điểm đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, tài sản nhà nước của Trường Đại học Hùng Vương chủ yếu phục vụ các nhu cầu trên, bao gồm:
- Đất, nhà và công trình xây dựng; - Máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; - Công cụ, dụng cụ quản lý;
- Tài sản vô hình; - Các loại tài sản khác.
Tài sản Nhà nước tại Trường Đại học Hùng Vương là tài sản được hình thành do:
- Nhà nước giao tài sản cho Trường Đại học Hùng Vương quản lý và sử dụng. - Trường Đại học Hùng Vương mua sắm bằng tiền do ngân sách Nhà nước cấp, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước và từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi của đơn vị và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Trường Đại học Hùng Vương tiếp nhận tài sản hình thành từ các nguồn: tài trợ, viện trợ, dự án kết thúc của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế khác; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, cho.
Trường Đại học công lập địa phương là trường đại học do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa), trường được đóng tại địa phương. Địa phương quản lý về mặt chính quyền và Bộ Giáo dục quản lý về mặt chuyên môn. Nhiệm vụ chính trị của trường đại học địa phương là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương và các vùng lân cận.
Nhóm 1: Tài sản phục vụ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học
với tổng diện tích 65,97 ha, có 89 phòng học lý thuyết, trong đó phòng học có sức chứa dưới 50 chỗ có 24 phòng, từ 50 đến 100 chỗ có 58 phòng và 07 phòng từ 100-200 chỗ. Nhà trường có 07 hội trường, phòng học lớn với sức chứa từ 150 chỗ đến 1000 chỗ.
Cơ sở chính tại thành phố Việt Trì có 24 phòng học dưới 50 chỗ, có 36 phòng từ 50 đến 100 chỗ và 03 phòng từ 100-200 chỗ, có 02 nhà giảng đường 500 chỗ, 02 hội trường 150 chỗ và 01 hội trường trung tâm 1000 chỗ để giảng dạy các môn chung, seminar, báo cáo công trình nghiên cứu khoa học. Cơ sở có 05 phòng tin học và 03 phòng học ngoại ngữ, 19 phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu các ngành Nông lâm ngư, Sư phạm Hóa học, Sinh học, Công nghệ sinh học, Vật lý; 47 phòng thực hành phục vụ đào tạo các ngành Cơ khí, Kỹ thuật điện, điện tử, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Nông - Lâm - Ngư, Văn hóa, Du lịch; 01 Trung tâm thực nghiệm với diện tích 16.000m2, trong đó xây dựng các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp đáp ứng tốt công tác rèn nghề, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học cho SV ngành Nông lâm nghiệp, 01 xưởng thực hành cơ khí điện.
Tại cơ sở Phú Thọ, Nhà trường có 22 phòng học từ 50 đến 100 chỗ, 04 phòng học từ 100 đến 200 chỗ, có 01 hội trường 150 chỗ và 01 hội trường kiêm giảng đường 500 chỗ, có 02 phòng tin học, 28 phòng thực hành đào tạo các ngành Giáo dục Tiểu học, Mầm non, Nghệ thuật, Thể dục thể thao. Nhà trường đảm bảo SV học 02 ca, không có học 3 ca; các phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm được thiết kế bảo đảm thực hiện Chương trình đào tạo (Đại học Hùng Vương, 2017).
Về cơ bản, tài sản nhà nước phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trường ĐHHV đã có sự thay đổi so với những năm đầu thành lập trường rất nhiều. Năm 2009, các phòng học của trường ở cơ sở Việt Trì được bố trí tạm thời ngay trong khu nhà hành chính hiệu bộ, cơ sở vật chất cũng đang trong quá trình xây dựng do mới chuyển về cơ sở Việt Trì nên vẫn còn nhiều thiếu thốn; ở cơ sở Phú Thọ, có 22 phòng học từ 50 đến 100 chỗ, 04 phòng học 100 đến 200 chỗ, 01 hội trường kiêm giảng đường 500 chỗ, 01 hội trường 150 chỗ, phòng thí nghiệm và thực hành phục vụ cho Khoa Tiểu học Mầm non, Khoa Nghệ thuật, Khoa Khoa học tự nhiên, 01 nhà thi đấu đa năng. So với thời điểm hiện tại thì cơ sở Phú Thọ không có sự thay đổi nhiều về các tài sản cố định tại thời điểm năm 2009. Nhà trường chỉ bổ sung các phần tài sản mua sắm thêm như máy móc thiết bị, sửa chữa những tài sản hỏng hóc, mua sắm thêm sách và tài sản phục vụ cho hoạt động của thư viện, …tại cơ sở Phú Thọ. Tài sản tăng thêm chủ yếu ở cơ sở Việt Trì.
Tài
khoản Tên tài khoản
Năm (đồng) So sánh (+/-)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015
211 Tài sản cố định hữu hình 78,301,034,052 385,170,374,927 392,408,419,353 306,869,340875 7,238,044,426 2111 Nhà cửa vật kiến trúc 35,826,029,175 313,138,830,998 324,712,897,031 277,312,801,823 11,574,066,033 2112 Máy móc thiết bị 18,123,665,495 39,857,046,873 38,758,470,309 21,733,381,378 (1,098,576,564) 2113 Phương tiện, vận tải
truyền dẫn 3,467,614,000 9,377,420,905 9,340,411,905
5,909,806,905 (37,009,000) 2114 Thiết bị dụng cụ quản lý 5,105,797,482 5,721,647,451 2,876,050,210 615,849,969 (2,845,597,241) 2118 Tài sản cố định khác 15,777,927,900 17,075,428,700 16,720,589,898 1,297,500,800 (354,838,802) 2113 TSCĐ vô hình 17,964,143,400 234,125,143,400 235,520,334,400 216,161,000,000 1,395,191,000
214 Hao mòn tài sản hữu
hình 22,108,126,961 80,913,856,269 99,672,675,581 58,805,729,308 18,758,819,312
Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính (2016)
Theo bảng 4.1 cho thấy tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ lệ cao trong tài sản của trường ĐHHV. Cụ thể, năm 2014, tài sản cố định hữu hình chiếm 81,3% trong tổng tài sản công của trường còn lại tài sản cố định vô hình chỉ chiếm 18,7%; năm 2015, tài sản cố định hữu hình giảm tỷ lệ trong tổng tài sản công của trường với tỷ lệ là 76,4% và tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2014 (chiếm tỷ lệ là 23,6%), năm 2016, tỷ lệ tài sản hữu hình cố định chiếm 62,2% trong tổng tài sản cố định của nhà trường. Có sự thay đổi về tỷ lệ này là do trường đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học tạo ra các tài sản vô hình. Mặt khác, trong tài sản cố định hữu hình thì chiếm tỷ trọng cao nhất là nhà cửa, vật kiến trúc. Điều này là phù hợp với quy mô và đặc điểm tài sản riêng của trường đại học, tài sản của trường nhiều nhất là nhà giảng đường, trụ sở điều hành, ký túc xá.
Máy móc thiết bị của trường cũng được mua sắm thêm cùng với những máy móc đã có nên giá trị tài sản này tăng lên qua các năm. Vì là trường đại học nên đặc điểm tài sản công ở ĐHHV cũng có những điểm khác biệt so với các đơn vị sự nghiệp công lập khác như thư viện chiếm một số lượng lớn trong tổng tài sản, các máy móc thiết bị phục vụ cho chuyên môn đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thư viện, trang thiết bị dạy học và các cơ sở vật chất khác là điều kiện quan trọng cho hoạt động GD&ĐT, nâng cao chất lượng đào tạo. Trường ĐHHV luôn chú trọng đầu tư cho thư viện, trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất và coi đó là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Xây dựng cơ sở vật chất là một chính sách ưu tiên có tính chiến lược để tạo nên chất lượng giáo dục, đào tạo và sự phát triển ổn định của Nhà trường. Đến nay, thư viện của Nhà trường có đầy đủ sách, giáo trình tài liệu tham khảo, có đủ phòng học lý thuyết, thực hành, thí nghiệm, khu thể dục thể thao, nhà ở nội trú cho người học. Nhà trường có đầy đủ phòng làm việc và trang thiết bị cho cán bộ phòng ban chức năng, GV trình độ cao, GV khoa chuyên môn làm việc. Hiện nay Nhà trường đang thực hiện Quy hoạch phát triển Trường ĐHHV giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030 để hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Hiện tại, Nhà trường có 805 máy tính để bàn và máy tính xách tay, trong đó máy 560 máy tính phục vụ học tập, 245 máy tính phục vụ công tác quản lý, tỷ lệ máy tính/ cán bộ đạt 245/493, tỷ lệ máy tính/sinh viên đạt 560/3214 đạt 5,7 sinh viên/máy. Số lượng máy tính phục vụ công tác quản lý của các phòng ban chức năng và các cán bộ quản lý là 245 máy tính, trong đó có 230 máy tính để bàn, 15 máy tính xách tay. Nhà trường có 164 máy in, 30 máy photocopy 146
máy chiếu vật thể, 31 máy ảnh, 7 máy quay, 19 máy scaner đảm bảo đáp ứng công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lư. Nhà trường có 10 máy chủ với cấu hình đảm bảo cho công tác lưu trữ.
Thống kê, báo cáo và tính giá trị cũng như hao mòn tài sản cố định tại trường ĐHHV được Phòng tài chính kế toán thực hiện đúng quy định của pháp luật về tài chính kế toán.
Bảng 4.2. Thống kê cơ sở vật chất của Trung tâm thông tin – tư liệu – thư viện năm 2016
Tên mục Đơn vị tính Cơ sở Phú Thọ Cơ sở Việt Trì Tổng
Tổng số đầu sách Đầu sách 3.047 5.167 8.214 Tổng số cuốn Cuốn 45.165 80.682 125.847
Số tên báo, tạp chí Đầu 10 40 50
Số máy tính Bộ 50 70 120
Đầu tài tiệu số File 6.003 6.003 6.003
Số cán bộ thư viện Người 06 11 17
Tổng diện tích m2 471 1.860 2.331
Phòng đọc mở Phòng 01 02 03
Phòng mượn mở Phòng 01 01 02
Phòng đọc điện tử Phòng 01 01 02
Kho sách Kho 1 3 04
Nguồn: Báo cáo tự đánh giá (2016)
Qua số liệu tại bảng 4.2. ta thấy tài sản công đang thuộc quản lý của Thư viện khá lớn, chủ yếu tập trung ở cơ sở Việt Trì. Diện tích đất được sử dụng cho thư viện hiện nay đang là 2.331 m2 trong tổng diện tích hơn 60 ha của trường. Như vậy, khả năng để mở rộng diện tích cho thư viện vẫn còn vì quỹ đất của trường vẫn chưa sử dụng hết. Thư viện được trang bị hiện đại với số lượng máy tính là 120 bộ ngoài ra ở thư viện có máy in, máy phô tô phục vụ các hoạt động của thư viện nhưng trực thuộc sự quản lý của Phòng QTĐS. Trong 5 năm qua Nhà trường đã dành cho Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện một khoản kinh phí là: 9.121.566.867 đồng để đầu tư cơ sở vật chất và bổ sung thêm nguồn tài liệu. Bình quân mỗi năm là: 1.824.313.337 đồng.
Theo báo cáo của Trường Đại học Hùng Vương năm 2014 và năm 2015 thì, diện tích đất của trường năm 2014 là 104,3 ha nhưng đến năm 2015 thì diện
tích đất của trường còn lại là 66,66 ha. Nguyên nhân của việc giảm diện tích đất 37,64 ha là do theo quy hoạch của tỉnh diện tích đất đó được dùng vào việc xây dựng một bệnh viện Sản nhi. Mặc dù diện tích đất của trường hiện tại là 66,66 ha tuy nhiên trường vẫn chưa sử dụng hết diện tích đất đã quy hoạch, còn nhiều hạng mục công trình chưa được xây dựng hoặc xây dựng chưa xong. Mà đối với tài sản công thì quyền sử dụng đất là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất.
Tuy nhiên, với tình hình sử dụng đất như hiện nay vẫn chưa hợp lý và chưa khai thác hết hiệu quả của diện tích đất lớn hơn 66 ha của Trường. Trên thực tế, theo báo cáo của Ban quản lý dự án thì diện tích đất sử dụng mới hết hơn 20 ha, thậm chí có những hộ dân vẫn sinh sống trong khu vực trường do chưa giải phóng mặt bằng xong nên công tác xây dựng bị đình trệ, đồng thời nguyên do từ thiếu vốn cũng làm cho diện tích đất hiện nay vẫn chưa được sử dụng triệt để. Diện tích đất của cơ sở ở thị xã Phú Thọ đã sử dụng hết còn diện tích đất ở cơ sở thành phố Việt Trì vẫn còn nhiều.
Bảng 4.3. Thống kê tài sản đất đai năm 2014-2016
STT Nội dung Đơn vị
tính Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 I Diện tích đất đai ha 104,3 66,66 II Diện tích xây dựng m2 53.884 68.345 1 Giảng đường m2 4.800 12.747 2 Phòng học máy tính m2 480 1.519 3 Phòng học ngoại ngữ m2 164 186 4 Thư viện m2 2.400 3.200 5 Phòng thí nghiệm m2 600 1.755 6 Xưởng thực tập, thực hành m2 840 1.296 7 Ký túc xá m2 15.950 21.330 8 Diện tích nhà ăn m2 4.984 4.984 9 Hội trường m2 4.328 4.950 10 Nhà văn hóa m2 71 71
11 Nhà thi đấu đa năng m2 1.040 1.040
12 Bể bơi m2 0 0
13 Sân vận động m2 10.719 28.229
Qua bảng 4.3, ta thấy tổng diện tích đất của trường năm học 2015-2016 đã giảm 37,64 ha. Nguyên nhân của việc giảm tổng diện tích đất của trường do quy mô sinh viên giảm, nhiều diện tích đất chưa khai thác hết nên UBND tỉnh đã chuyển 37,64 ha đó sang dự án Bệnh viện Sản nhi của tỉnh để phục vụ cho dự án đó. Về cơ bản thì diện tích sử dụng năm 2015-2016 tăng 14.461 m2 so với năm học trước cho thấy trường đang đầu tư vào để sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất đai đã được phân cho, tránh bỏ hoang, lãng phí đất. Trong quy hoạch, nhà trường sẽ có 1 bể bơi nhưng hiện nay, bể bởi chưa có kinh phí để xây dựng. Trong năm học 2015-2016, Trường tiến hành xây dựng thêm một số hạng mục công trình mới phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu xã hội khác nên diện tích xây dựng tăng lên.
Hệ thống giảng đường, phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, ánh sáng, quạt mát và đa số được gắn máy chiếu cố định, các phòng chưa có, sử dụng máy chiếu di động đã trang bị cho các khoa chuyên môn, các phòng học ghép, phòng học lớn có các thiết bị âm thanh trợ giảng. Nhà trường có 07 phòng tin học với 211 máy tính, 03 phòng học ngoại ngữ với 101 máy tính, các phòng máy đều được vận hành tốt, có kết nối mạng internet, phòng học ngoại ngữ có hệ thống tương tác giữa giáo viên và người học.
Nhà trường giao cho các khoa chuyên môn trực tiếp quản lý, điều hành hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm theo chuyên ngành đào tạo, cụ thể:
Khoa Kinh tế &QTKD quản lý, sử dụng khu liên hiệp thực hành tại tầng 4 nhà HCHB với 04 phòng, gồm phòng thực hành kế toán, phòng giao dịch ngân hàng, phòng thực hành chứng khoán, phòng nghiệp vụ chứng từ, các phòng thực hành được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy tính, máy chiếu, phần mềm chuyên ngành,…
Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn quản lý sử dụng 12 phòng tại nhà Công vụ và 04 phòng tại Nhà thực hành Văn hóa Du lịch, với trang thiết bị đáp ứng rèn luyện nghiệp vụ Lễ tân, buồng, phòng,…. Nhà trường có quy chế phối hợp với các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn để bổ sung nơi thực tập, rèn nghề cho sinh viên.
Khoa Kỹ thuật Công nghệ có 3 phòng thực hành tại nhà Thực nghiệm với các bộ thí nghiệm về điện – điện tử: Lập trình PLC S300, PLC S200, bộ thí nghiệm vi điều khiển, mô hình động cơ,… Ngoài ra trong khuôn viên trường có 01 xưởng cơ khí do nhà trường liên kết đáp ứng thực hành về lĩnh vực cơ khí.
Lĩnh vực nông lâm nghiệp, có mô hình thực nghiệm 1,6ha, có 02 nhà lưới công nghệ cao, 01 nhà lưới đơn giản, có các mô hình chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản, mô hình cây ăn quả, cây rau màu, hệ thống lò sấy kho lạnh, dây chuyền sản xuất trà túi lọc …phục vụ rèn nghề, thực hành và nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên về lĩnh vực nông lâm nghiệp.