Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản trong đơn vị sự
nghiệp công
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính là vấn đề cần thiết để lựa chọn những phương thức, cách thức và xác định các nguyên tắc, điều kiện vận hành phù hợp với các quy luật khách quan.
2.1.4.1. Quy định của pháp luật
Sự phù hợp của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp với thực tế. Trong hệ thống quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp thì các yếu tố pháp luật (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, quản lý TSC trong khu vực đơn vị sự nghiệp) phản ánh hiệu quả quản lý thường rõ nét nhất.
Trong điều kiện chuyển cơ chế quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu có một hệ thống
chính sách, chế độ quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp hợp lý, sát với thực tiễn sẽ là tiền đề thuận lợi để quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí, thất thoát TSC đang xảy ra phổ biến trong xã hội. Mặt khác quá trình quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp thu được hiệu quả nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào tính hợp lý, thông thoáng của chính sách. Ngược lại tính không đồng bộ, thiếu nhất quán sẽ gây cản trở rất lớn đến hiệu quả quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp. Vì vậy việc hoạch định các chính sách quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp phải được tiến hành một cách thận trọng, kịp thời với chất lượng cao để soạn thảo ra các chính sách sát với thực tế, sớm đi vào đời sống xã hội phục vụ tốt nhất quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008).
2.1.4.2. Mục đích của người sử dụng tài sản
Tài sản công được sử dụng đúng mục đích sẽ phát huy được năng suất làm việc. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; sử dụng tài sản nhà nước lãng phí hoặc không sử dụng tài sản được giao gây lãng phí; sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh trái pháp luật. Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà nước; chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản nhà nước.
2.1.4.3. Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản
Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cơ chế quản lý tài sản công được thực hiện hiệu lực hiệu quả. Đồng thời do cán bộ có kinh nghiệm không nhiều, trong khi đó đa phần là lực lượng trẻ chưa trải qua nhiều lĩnh vực công tác nên chưa có cách nhìn toàn diện và chưa có kinh nghiệm thực tế nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ về quản lý tài sản.
Do đó, hiệu quả quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp phụ thuộc vào năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện đúng vai trò, chức năng trong xây dựng, vận hành và chấp hành đúng chế độ quản lý. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý có
nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của TSC trong đơn vị sự nghiệp. Có trình độ chuyên môn chắc, có phẩm chất đạo đức tốt (có tâm và có tầm) sẽ giúp cho quá trình quản lý TSC trong đơn vị sự nghiệp thu được hiệu quả.
2.1.4.4. Trình độ, ý thức của người sử dụng tài sản
Là trình độ dân trí, trình độ văn hóa, sự hiểu biết của cán bộ, công chức trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. Nó là một trong những điều kiện bảo đảm cho cơ chế quản lý tài sản công được thực hiện hiệu lực, hiệu quả. Cán bộ, công chức trực tiếp sử dụng tài sản có nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của tài sản công, có ý thức giữ gìn, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và ngược lại.