Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng công tác quản lý tài sản của trường đại học Hùng Vương
4.1.3. Quản lý ban hành văn bản, quy định
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý, tài sản nhà nước, hiện nay, trường Đại học Hùng Vương đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước kèm theo Quyết định số 335/QĐ-ĐHHV ngày 24 tháng 05 năm 2013.
Mục đích của việc quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại trường ĐHHV để:
“1. Thực hiện thống nhất quản lý về tài sản của Nhà nước giao cho Trường Đại học Hùng Vương quản lý, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Khai thác và sử dụng tài sản đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát.
3. Phát huy quyền làm chủ của tập thể, dân chủ, công khai trong việc quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước.
4. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ.
5. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng tài sản” (Theo Điều 1 Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại Trường ĐHHV).
Với việc xác định mục đích về quản lý và sử dụng tài sản như trên, ĐHHV sẽ có những nguyên tắc và biện pháp để quản lý, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả nhất tài sản nhà nước do trường quản lý đảm bảo tránh lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước lại có thể phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Trên cơ sở mục đích quản lý và sử dụng tài sản, theo Điều 3 của Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại Trường ĐHHV, nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản được quy định cụ thể như sau:
- Tất cả các loại tài sản Nhà nước do Trường Đại học Hùng Vương quản lý và sử dụng phải được quản lý tập trung, thống nhất và phân công, phân cấp cho các đơn vị, cá nhân quản lý. Tổ chức hệ thống sổ sách theo dõi chặt chẽ, định kỳ phải tổ chức kiểm kê đánh giá tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ tài sản phải được bảo quản và lưu trữ theo quy định.
- Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng tài sản.
- Tài sản phải được hạch toán đầy đủ về mặt hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật và chế độ kế toán đơn vị hành chính, sự nghiệp. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tài sản phải được giữ gìn, bảo quản, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ theo chế độ quy định.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Việc thanh lý tài sản Nhà nước tại Trường Đại học Hùng Vương phải được Hiệu trưởng quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại trường Đại học Hùng Vương
Nguồn: Phòng Quản trị đời sống (2016) Chú thích: Quản lý
Báo cáo
Trên cơ sở Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại ĐHHV, tác giả mô hình hóa thành sơ đồ quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại trường Đại học Hùng Vương qua sơ đồ 4.1. Theo đó, Hiệu trưởng là người thống nhất việc
Hiệu trưởng
Đơn vị trực thuộc
quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại ĐHHV. Khi cần trang cấp hoặc sửa chữa tài sản thì đơn vị trực thuộc trường trực tiếp báo cáo cho Phòng Quản trị đời sống. Phòng QTĐS báo cáo Phòng KHTC để Phòng KHTC làm dự toán và trình Hiệu trưởng ký duyệt. Phòng QTĐS trong phạm vi quản lý tài sản của mình cũng báo cáo Hiệu trưởng về toàn bộ tài sản nhất là tài sản cố định như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị để Hiệu trưởng nắm được.
Quy trình mua sắm tài sản tài sản tại trường Đại học Hùng Vương
* Nội dung mua sắm tài sản
Theo Quy chế chi tiêu nội bộ, tại Trường Đại học Hùng Vương thì các tài sản mua sắm gồm:
a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc của đơn vị;
b) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
d) May sắm trang phục;
đ) Các sản phẩm công nghệ thông tin gồm máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có);
e) Phương tiện vận chuyển: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng.
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, văn hoá phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm khác để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
h) Các dịch vụ: Sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, thiết bị; thuê tư vấn, dịch vụ bảo hiểm;
i) Thuê tài sản: như thuê ô tô, tàu, thuyền, thuê tài sản phục vụ công tác giảng dạy, học tập...;
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có); g) Các loại tài sản khác.
* Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, gồm: Kinh phí ngân sách nhà nước cấp được Nhà trường phân giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị (kinh phí thường xuyên, các chương trình mục tiêu); Nguồn viện trợ, tài
trợ, dự án trong và ngoài nước do nhà nước quản lý (trừ trường hợp phải mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ);Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật;Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập;Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
* Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản
- Hiệu trưởng duyệt mua sắm tài sản quyết định mua sắm những tài sản theo phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Theo phân cấp của Bộ Giáo dục và đào tạo tại Công văn số 8496/BGDĐT- KHTC ngày 15/9/2008: mua tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên từ dự toán thu, chi ngân sách đã được Bộ Giáo dục và đào tạo giao đầu năm và trong khuôn khổ của quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Trường).
- Lập hồ sơ báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định đối với những tài sản không thuộc phạm vi thẩm quyền của Hiệu trưởng.
* Phương thức thực hiện
Tài sản mua sắm là các hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường để phục vụ cho các hoạt động có tính chất thường xuyên diễn ra hàng ngày của các đơn vị (gồm mua sắm nhỏ lẻ tài sản mới, tài sản để thay thế tài sản hỏng; mua sắm phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động thường xuyên; dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; mua sắm phục vụ yêu cầu cấp thiết, đột xuất):
- Trường hợp đơn hàng có giá từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng): Lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp theo quy chế Hội đồng giá. Kết quả xét chọn phải bảo đảm chọn được nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ tư vấn tối ưu nhất về chất lượng, giá cả và một số yêu cầu khác (nếu có) như thời hạn cung cấp hàng hoá, các yêu cầu về bảo hành, đào tạo, chuyển giao, không phân biệt nhà cung cấp trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn.
- Trường hợp đơn hàng có giá trị dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng): Lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp.
Lô hàng có cùng chủng loại hoặc đồng bộ có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên cho một lần mua sắm sẽ phải tổ chức đấu thầu theo qui định hiện hành. Việc mua sắm tài sản bằng hình thức chỉ định thầu tuân thủ theo Luật Đấu thầu và Ban Giám hiệu sẽ có quyết định cụ thể đối với từng trường hợp.
Quy định về sửa chữa tài sản
- Đối với sửa chữa có chi phí dưới 5 triệu đồng cho 1 lần sửa chữa thì hồ sơ gồm: Giấy đề nghị sửa chữa hay nâng cấp tài sản, trong đó nêu rõ lý do và có ý kiến của phòng Quản trị được lãnh đạo phê duyệt.
- Đối với sửa chữa có chi phí trên 5 triệu đồng cho 1 lần sửa chữa hồ sơ gồm: Giấy đề nghị sửa chữa hay nâng cấp tài sản, trong đó nêu rõ lý do và phòng Quản trị lập tờ trình và dự toán chi phí cho việc sửa chữa trình lãnh đạo phê duyệt. Sau đó liên hệ với các nhà cung cấp để thực hiện việc sửa chữa.
- Đối với các thiết bị có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu: Nhà trường ban hành quy định riêng về quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản đó.
- Đối với những thiết bị có giá trị từ 100 triệu đến 500 triệu đồng: Nhà trường ban hành quy định riêng về quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản đó.
- Đối với các thiết bị có giá trị trên 500 triệu đồng: Nhà trường ban hành quy định riêng về quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tài sản đó.
Căn cứ tính thời gian sử dụng và tính hao mòn cho các tài sản cố định tại trường được tiến hành theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC.