STT Nội dung Đơn vị
tính Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 I Diện tích đất đai ha 104,3 66,66 II Diện tích xây dựng m2 53.884 68.345 1 Giảng đường m2 4.800 12.747 2 Phòng học máy tính m2 480 1.519 3 Phòng học ngoại ngữ m2 164 186 4 Thư viện m2 2.400 3.200 5 Phòng thí nghiệm m2 600 1.755 6 Xưởng thực tập, thực hành m2 840 1.296 7 Ký túc xá m2 15.950 21.330 8 Diện tích nhà ăn m2 4.984 4.984 9 Hội trường m2 4.328 4.950 10 Nhà văn hóa m2 71 71
11 Nhà thi đấu đa năng m2 1.040 1.040
12 Bể bơi m2 0 0
13 Sân vận động m2 10.719 28.229
Qua bảng 4.3, ta thấy tổng diện tích đất của trường năm học 2015-2016 đã giảm 37,64 ha. Nguyên nhân của việc giảm tổng diện tích đất của trường do quy mô sinh viên giảm, nhiều diện tích đất chưa khai thác hết nên UBND tỉnh đã chuyển 37,64 ha đó sang dự án Bệnh viện Sản nhi của tỉnh để phục vụ cho dự án đó. Về cơ bản thì diện tích sử dụng năm 2015-2016 tăng 14.461 m2 so với năm học trước cho thấy trường đang đầu tư vào để sử dụng có hiệu quả hơn diện tích đất đai đã được phân cho, tránh bỏ hoang, lãng phí đất. Trong quy hoạch, nhà trường sẽ có 1 bể bơi nhưng hiện nay, bể bởi chưa có kinh phí để xây dựng. Trong năm học 2015-2016, Trường tiến hành xây dựng thêm một số hạng mục công trình mới phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu xã hội khác nên diện tích xây dựng tăng lên.
Hệ thống giảng đường, phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, ánh sáng, quạt mát và đa số được gắn máy chiếu cố định, các phòng chưa có, sử dụng máy chiếu di động đã trang bị cho các khoa chuyên môn, các phòng học ghép, phòng học lớn có các thiết bị âm thanh trợ giảng. Nhà trường có 07 phòng tin học với 211 máy tính, 03 phòng học ngoại ngữ với 101 máy tính, các phòng máy đều được vận hành tốt, có kết nối mạng internet, phòng học ngoại ngữ có hệ thống tương tác giữa giáo viên và người học.
Nhà trường giao cho các khoa chuyên môn trực tiếp quản lý, điều hành hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm theo chuyên ngành đào tạo, cụ thể:
Khoa Kinh tế &QTKD quản lý, sử dụng khu liên hiệp thực hành tại tầng 4 nhà HCHB với 04 phòng, gồm phòng thực hành kế toán, phòng giao dịch ngân hàng, phòng thực hành chứng khoán, phòng nghiệp vụ chứng từ, các phòng thực hành được trang bị đầy đủ bàn ghế, máy tính, máy chiếu, phần mềm chuyên ngành,…
Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn quản lý sử dụng 12 phòng tại nhà Công vụ và 04 phòng tại Nhà thực hành Văn hóa Du lịch, với trang thiết bị đáp ứng rèn luyện nghiệp vụ Lễ tân, buồng, phòng,…. Nhà trường có quy chế phối hợp với các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn để bổ sung nơi thực tập, rèn nghề cho sinh viên.
Khoa Kỹ thuật Công nghệ có 3 phòng thực hành tại nhà Thực nghiệm với các bộ thí nghiệm về điện – điện tử: Lập trình PLC S300, PLC S200, bộ thí nghiệm vi điều khiển, mô hình động cơ,… Ngoài ra trong khuôn viên trường có 01 xưởng cơ khí do nhà trường liên kết đáp ứng thực hành về lĩnh vực cơ khí.
Lĩnh vực nông lâm nghiệp, có mô hình thực nghiệm 1,6ha, có 02 nhà lưới công nghệ cao, 01 nhà lưới đơn giản, có các mô hình chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản, mô hình cây ăn quả, cây rau màu, hệ thống lò sấy kho lạnh, dây chuyền sản xuất trà túi lọc …phục vụ rèn nghề, thực hành và nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên về lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Đối với các ngành đào tạo sư phạm, Nhà trường bố trí 02 phòng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với đầy đủ trang thiết bị: bàn ghế, camera, âm thanh, máy chiếu, bảng viết,…
Lĩnh vực nghệ thuật, Nhà trường có các phòng thực hành Mỹ thuật, âm nhạc, với đầy đủ trang thiết bị: nhạc cụ, giá vẽ, hình mẫu, thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ biểu diễn.
Nhóm 2: Tài sản phục vụ nhu cầu xã hội
Nhà trường liên kết đầu tư trường mầm non tư thục nằm trong khuôn viên trường, với đầy đủ trang thiết bị dạy và học và đủ các lứa tuổi, là cơ sở tốt để sinh viên ngành mầm non thực hành, thực tập. Đối với lĩnh vực thể dục, thể thao, Nhà trường có 01 nhà đa năng, một sân vận động với đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Nhà trường có phòng thí nghiệm hóa học phân tích với các thiết bị: Bộ chưng cất đạm KJELDAHL tự động, máy đo COD, BOD, cột sắc ký,… phòng thí nghiệm công nghệ sinh học: máy PCR dùng cho phân tích DNA, các máy ly tâm, máy lọc, máy lắc, máy ổn nhiệt, box cấy vô trùng cùng hệ thống nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Nhà trường có nhà ăn, khu căng tin phục vụ cho cán bộ, GV và sinh viên của trường. Hội trường cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các phòng họp có thể phục vụ cho nhu cầu tổ chức Hội nghị, Hội thảo của trường và các đơn vị khác.
Cơ sở vật chất của Trường ĐHHV hiện nay đáp ứng được yêu cầu của các ngành đào tạo. Thư viện nhà trường có đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ học tập nghiên cứu của GV và người học. Hệ thống phòng học của nhà trường đầy đủ gồm phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thí nghiệm, giảng đường lớn, với đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy nghiên cứu khoa học của các ngành đào tạo. Các thiết bị tin học, điện tử được trang bị đầy đủ với hiệu quả khai thác sử dụng cao. Nhà trường bố trí đầy đủ phòng làm việc cho Ban giám hiệu, các phòng chức năng và khoa chuyên môn. Có khu nội trú khang trang, đáp
ứng yêu cầu về chỗ ở của người học, có đủ sân thể dục, thể thao phục vụ các hoạt động của người học. Nhà trường thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn an ninh trật tự, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Thực hiện quy hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2030, cơ sở vật chất của nhà trường ngày được tăng cường và hoàn thiện.
Khó khăn với trường ĐHHV là cơ sở vật chất tập trung ở hai cơ sở lại cách xa nhau về vị trí địa lý (trên 20km), nên việc quản lý và sử dụng tài sản công chưa khai thác được hết hiệu quả sử dụng, khó rà soát thành hệ thống.
Qua phản ánh và phân tích đặc điểm tài sản công tại trường Đại học Hùng Vương cho thấy những đặc điểm riêng biệt của tài sản công so với các đơn vị sự nghiệp công lập khác. Thứ nhất, tài sản công của trường tập trung nhiều nhất vào cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học như phòng học, nhà điều hành, phòng thí nghiệm, máy tính, thư viện, máy chiếu, các loại máy móc phục vụ quá trình nghiên cứu thực hành của sinh viên, giảng viên… Còn các phương tiện vận chuyển thì chiếm tỷ lệ ít hơn, trường có xe phục vụ cho hoạt động chung 2 xe 54 chỗ, 1 xe 12 chỗ và xe công phục vụ lãnh đạo trường theo đúng nguyên tắc mua sắm, sử dụng quản lý xe công. Thứ hai, tài sản của trường dàn trải và chia ra nhiều đơn vị quản lý. Mỗi đơn vị trực thuộc lại có những loại tài sản riêng biệt phục vụ cho ngành đào tạo đặc thù hoặc công việc thuộc chức năng của đơn vị. Như Khoa Nông – Lâm – Ngư có nhà kính phục vụ việc học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên sinh viên khoa; Khoa Xã hội và nhân văn có 1 tòa nhà phục vụ cho việc thực hành của ngành Du lịch…
4.1.2. Tổ chức quản lý tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Mọi tài sản nhà nước đều phải có người trực tiếp quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo tồn và phát triển tài sản nhà nước. Đảm bảo tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, công bằng, hiệu quả và tiết kiệm. Nguyên tắc chung về phân cấp quản lý tài sản theo quy định tại Quy chế quản lý, sử dụng tài sản tại trường ĐHHV:
Ban giám hiệu:
- Thống nhất quản lý, khai thác và sử dụng tài sản của Nhà trường. Ban giám hiệu phân công một đồng chí phụ trách trực tiếp công tác này.
Phòng chức năng:
- Lập kế hoạch và triển khai tổ chức đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản. - Xây dựng chế độ quản lý, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong Nhà trường và thực hiện quản lý Nhà nước về sử dụng tài sản như chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của các cấp có thẩm quyền .
- Xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quản lý chi tiêu nhằm quản lý, khai thác và sử dụng với hiệu quả cao tài sản Nhà trường.
- Kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản của các đơn vị trong trường.
- Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, điều chuyển, thu hồi và xử lý tài sản theo quy định.
- Thực hiện đúng chế độ hạch toán, đăng ký và báo cáo về thực trạng tài sản của nhà trường định kỳ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Khoa, Trung tâm, Ban và Bộ môn:
- Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Nhà trường về công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài sản mà nhà trường giao cho đơn vị theo đúng kế hoạch của nhà trường, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, cải tạo, thanh lý tài sản của Nhà trường đã giao cho đơn vị theo qui định và kế hoạch của Nhà trường.
- Theo dõi, kiểm tra việc quản lý, khai thác và sử dụng tài sản. - Chịu trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản.
Nội dung phân cấp gồm:
* Phân định trách nhiệm
Hiệu trưởng là người quyết định và chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng tài sản trước pháp luật và lãnh đạo. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và gắn trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong việc quản lý và sử dụng tải sản, Hiệu trưởng uỷ quyền:
Phó hiệu trưởng ký quyết định giao trách nhiệm quản lý và điểu chuyển nội bộ tài sản giữa các đơn vị không có con dấu và tài khoản riêng đối với tài sản
có nguyên giá từ 50 triệu đồng trở lên đến dưới 500 triệu đồng.
Phân cấp quản lý tài sản cho thủ trưởng đơn vị thuộc trường Đại học Hùng Vương có con dấu và tài khoản riêng chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức quản lý và sử dụng tài sản trong phạm vi được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản.
Các máy móc thiết bị được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao, theo dõi và thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người ý thức tốt hơn trong quản lý tài sản. Thực hiện quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với lãnh đạo các đơn vị về tình hình sử dụng tài sản của từng bộ phận.
* Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị của cán bộ, công chức, viên chức tại trường Đại học Hùng Vương
Thực hiện theo quy định của nhà nước cụ thể như sau:
- Mỗi cán bộ từ nhân viên đến cấp lãnh đạo được sử dụng các trang thiết bị với tổng kinh phí từ 2 tới 75 triệu đồng.
- Mỗi phòng làm việc của cán bộ từ cấp nhân viên đến lãnh đạo được sử dụng trang thiết bị với tổng kinh phí từ 18 đến 50 triệu đồng.
* Phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
Một là, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
Hai là, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
Ba là, sử dụng tài sản nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Bốn là, thực hiện kê khai đăng ký, báo cáo tài sản nhà nước theo đúng quy định hiện hành.
Năm là, công khai tiêu chuẩn, định mức, tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan, đơn vị.
Sáu là, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hiện nay trường ĐHHV cũng đã có sự phân cấp khá rõ ràng trong quản lý sử dụng tài sản công tại đơn vị. Tuy nhiên, quy định này hiện nay
đang dàn trải ở nhiều văn bản khiến quá trình thực hiện gặp khó khăn. Sự phân cấp đối với trưởng các đơn vị trực thuộc chưa được đưa vào văn bản chính thống do trường ban hành.
4.1.3. Quản lý ban hành văn bản, quy định
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về quản lý, tài sản nhà nước, hiện nay, trường Đại học Hùng Vương đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước kèm theo Quyết định số 335/QĐ-ĐHHV ngày 24 tháng 05 năm 2013.
Mục đích của việc quy định về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại trường ĐHHV để:
“1. Thực hiện thống nhất quản lý về tài sản của Nhà nước giao cho Trường Đại học Hùng Vương quản lý, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Khai thác và sử dụng tài sản đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát.
3. Phát huy quyền làm chủ của tập thể, dân chủ, công khai trong việc quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước.
4. Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát nội bộ.
5. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng tài sản” (Theo Điều 1 Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại Trường ĐHHV).
Với việc xác định mục đích về quản lý và sử dụng tài sản như trên, ĐHHV sẽ có những nguyên tắc và biện pháp để quản lý, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả nhất tài sản nhà nước do trường quản lý đảm bảo tránh lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước lại có thể phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.
Trên cơ sở mục đích quản lý và sử dụng tài sản, theo Điều 3 của Quy chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước tại Trường ĐHHV, nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản được quy định cụ thể như sau:
- Tất cả các loại tài sản Nhà nước do Trường Đại học Hùng Vương quản lý và sử dụng phải được quản lý tập trung, thống nhất và phân công, phân cấp cho các đơn vị, cá nhân quản lý. Tổ chức hệ thống sổ sách theo dõi chặt chẽ, định kỳ phải tổ chức kiểm kê đánh giá tài sản theo quy định của pháp luật. Hồ sơ tài sản phải được bảo quản và lưu trữ theo quy định.
- Việc sử dụng tài sản phải đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm và phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và sử dụng tài sản.
- Tài sản phải được hạch toán đầy đủ về mặt hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật và chế độ kế toán đơn vị hành chính, sự nghiệp. Việc xác định