Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan
Quản lý tài sản đặc biệt là tài sản công là vấn đề được các chuyên gia quan tâm bởi nó là vấn đề rất quan trọng đối với một đơn vị, một địa phương và cả quốc gia. Các nghiên cứu trong nước tiêu biểu đề cập đến vấn đề quản lý tài sản công cụ thể như sau:
- Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh (2016), Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Tài chính, số 646, tr6-9.
- Hoàng Anh Hoàng (2015), Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số 14, tr38-40.
- Phan Hữu Nghị (2009) với đề tài “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
tại đơn vị sự nghiệp công lập, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 8/2008. - Nguyễn Thị Thu Hương, (2013), Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công, Tạp chí Tài chính, số 8/2013.
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thu Hà “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân” Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1993 với những phân tích khá sắc sảo về hiện trạng cơ chế quản lý ngân sách cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Với cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã cho người đọc những gợi ý quan trọng. Tất nhiên một số nội dung nghiên cứu và kết luận không phù hợp bởi sau 20 năm kể từ khi luận án được công bố, thì cơ chế, chính sách và tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi nên cơ chế quản lý tài chính và quản lý giáo dục cũng có nhiều khác biệt.
Tác giả Đặng Văn Du với luận án: “Các giải pháp nhâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam”, Học viện Tài chính, Hà Nội, 2004, đã phân tích khá sâu sắc về đầu tư tài chính cho đào tạo đại học. Luận án đã xây dựng các tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tư tài chính cho đào tạo đại học và đánh giá hiệu quả của chúng qua các tiêu chí được xây dựng. Luận án cũng đã đề xuất hệ thống giải pháp tương đối toàn diện và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở nước ta. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công phu với những kết luận sắc sảo, có căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn và là tài liệu tham khảo tốt không chỉ cho các nhà quản lý giáo dục, mà còn cho các nhà nghiên cứu về tài chính. Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào hiệu quả đầu tư tài chính đối với GDĐH nói chung, những giải pháp, kết luận của luận án có thể đúng với một số trường đại học nhưng khó có thể vận dụng với ĐHQG - mô hình hoàn toàn mới trong hệ thống GDĐH Việt Nam với cơ chế quản lý tài chính có nhiều điểm khác biệt so với các trường đại học khác, trong đó có nhiều điểm khác so với các trường đại học địa phương.
Tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Đinh Yến Oanh với bài báo “Nâng cao tính tự chủ của các trường Đại học ở Việt Nam nhìn từ bài học kinh nghiệm của Singapore” đăng trên tạp trí Phát triển và Hội nhập số 13, 2013, bài báo nhận định mô hình Đại học tự chủ hiện đang là xu hướng phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ những kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học của Singapore,
đặc biệt là mô hình tự chủ rất thành công, tác giả đề xuất một số gợi ý để phát triển và nâng cao tính tự chủ của các trường Đại học ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống hóa lý luận về quản lý tài sản công, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài sản công nơi địa bàn được chọn để nghiên cứu hoặc chỉ ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý tài sản công và được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Tại Trường Đại học Hùng Vương có những đặc điểm chung nhưng cũng có những điểm khác biệt trong công tác quản lý tài sản. Hiện nay, việc nghiên cứu về quản lý tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương là vấn đề mới. Tác giả tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận cho công tác quản lý tài sản, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Trường Đại học Hùng Vương. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương trong thời gian tới. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu có tính mới không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó.