Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Trường Đại học Hùng Vương
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cơ chế quản lý tài sản công của một số nước nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét liên quan đến việc vận dụng để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở trường đại học Hùng Vương trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đó là:
- Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công: Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công bằng văn bản quy phạm pháp luật ở cấp độ luật và các văn bản dưới luật tạo thành hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công là rất cần thiết ở tất cả các nước. Nhờ có hệ thống pháp luật, đã tạo ra cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý tài sản giám sát, kiểm tra các cơ quan sử dụng tài sản, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý tài sản. Chính quyền Trung ương cần xây dựng một khung pháp lý rõ ràng nhằm đảm bảo cho việc quản lý tài sản đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế thất thoát hoặc sử dụng lãng phí.
Hiện tại nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hệ thống pháp luật về tài sản công cũng đang dần được hoàn thiện phù hợp với thực tế. Hiện nay, tài sản công còn bị sử dụng sai mục đích, lãng phí nên việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công ở trường đại học Hùng Vương đang được đặt ra là một vấn đề cấp thiết.
- Về áp dụng quan điểm thị trường: Ở Úc việc đầu tư xây dựng mới, mua sắm, bán, chuyển nhượng, thanh lý tài sản đều được thực hiện qua các tổ chức chuyên nghiệp. Điều này cho phép giảm sự dôi dư tài sản, đảm bảo cho tài sản được mua sắm, quản lý, sử dụng, xử lý một cách minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm. Thực tiễn ở trường đại học Hùng Vương, việc đầu tư, xây dựng, mua sắm, xử lý tài sản đều do các đơn vị tự tổ chức thực hiện dẫn tới kém hiệu quả, bởi các đơn vị không có chuyên môn về nghiệp vụ đầu tư mua sắm, thanh lý tài sản. Vì vậy, cần nghiên cứu mô hình tổ chức mua sắm tài sản để tập trung mua sắm và thanh lý một số loại tài sản nhất định của cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước, đảm bảo tính hiệu quả và chuyên nghiệp của nền kinh tế thị trường.
- Về nguyên tắc hiệu quả, công khai, minh bạch: Ở trường đại học Hùng Vương, cơ chế chịu trách nhiệm giải trình đã được quy định và tổ chức thực hiện trong thực tế thông qua việc báo cáo tình hình sử dụng tài sản; bảo vệ trong lập dự toán ngân sách và quyết toán kinh phí ngân sách; giải trình, báo cáo trước Hội đồng nhân dân các cấp về tình hình quản lý tài chính (trong đó có quản lý tài sản). Tuy nhiên, thực tế này vẫn diễn ra chưa thường xuyên, sâu sát, thiếu tính hiệu quả và chưa thật sự trở thành nguyên tắc, phổ biến trong xã hội. Cơ chế chịu trách nhiệm giải trình, gắn chặt với việc công khai, minh bạch, đẩy mạnh công tác kiểm toán, kiểm tra, giám sát nếu được triển khai tốt trong thực tế sẽ là điều kiện kiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý tài sản .
- Về lập dự toán đầu tư mua sắm tài sản theo phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra và tính toán hiệu quả khi quyết định đầu tư, mua sắm tài sản: Ở trường đại học Hùng Vương, việc lập dự toán đầu tư , mua sắm tài sản vẫn được thực hiện theo cơ chế quản lý ngân sách theo các khoản mục đầu vào; quản lý ngân sách theo cơ chế này không chú trọng đến các đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu đã định. Mặt khác, nhiều đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản không tính đến hiệu quả. Do vậy, cần vận dụng kinh nghiệm này vào Việt Nam để hoàn thiện chính sách phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính công cho việc đầu tư, mua sắm tài sản có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho xã hội.
- Về phân cấp trong quản lý tài sản: Nhìn chung, tại các nước nêu trên đã phân định rõ tài sản của chính quyền trung ương và tài sản của chính quyền các địa phương; đồng thời đều giao quyền quản lý tài sản công cho các tổ chức độc lập và các cơ quan khác gắn với trách nhiệm. Tuy nhiên, Chính phủ Trung ương vẫn thực hiện vai trò thống nhất quản lý của mình bằng các quy định trong Luật quản lý tài
sản thông qua cơ quan quản lý tài sản để định đoạt các vấn đề chung như: Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển, đăng ký, báo cáo, thanh lý tài sản. Mặt khác việc phân cấp được tiến hành thận trọng đồng bộ với việc xây dựng cơ chế thưởng phạt hoặc là gắn kết quả hoạt động, để buộc các cơ quan quản lý tài sản phải đưa ra được những quyết định đúng đắn trên cơ sở tuân thủ các chính sách và nguyên tắc quản lý tài sản hiệu quả do Chính phủ ban hành.
Ở trường Đại học Hùng Vương, trong thời gian gần đây ban lãnh đạo đã tăng cường chỉ đạo việc đẩy mạnh phân cấp, gắn quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quản lý tài sản. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm, xử lý tài sản được phân cấp cho các bộ phận, các cơ quan, đơn vị. Có thể nói, nguyên tắc quản lý tài sản đang được áp dụng đó là: “Quản lý nhà nước về tài sản được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản”. Nguyên tắc này cho đến nay vẫn còn phù hợp với đặc điểm kinh tế chính trị của Việt Nam và đang phát huy hiệu quả. Vận dụng kinh nghiệm này, nhà nước cần phân cấp mạnh việc quản lý tài sản cho các bộ, ngành, địa phương, và đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản gắn với trách nhiệm. Dần dần tiến tới phân cấp mạnh cho đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, bởi vì đơn vị là người biết rõ nhất họ cần tài sản gì, có nên tiếp tục sử dụng tài sản đó hay không, có nên sửa chữa hay thanh lý tài sản…
- Về hệ thống thông tin quản lý tài sản: Hiện nay ở trường đại học Hùng Vương, nhìn chung các đơn vị vẫn quản lý tài sản bằng các công cụ đơn giản hoặc nếu có sử dụng phần mềm quản lý thì công nghệ phần mềm lạc hậu, các chỉ tiêu theo dõi chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do vậy, trường Đại học Hùng Vương cần khẩn trương triển khai dự án thông tin kê khai đăng ký tài sản công. Dự án này xây dựng giải pháp trợ giúp quản lý đăng ký tài sản tại đơn vị sử dụng tài sản như theo dõi biến động tăng, giảm, nâng cấp, sữa chữa, điều chuyển, thu hồi, nhượng bán, thanh lý tài sản…