Tình hình sử dụng tài sản tại Khoa Nông Lâm Ngư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 83 - 85)

STT Tài sản Số lượng Mức độ sử dụng Thường xuyên không thường xuyên Không sử dụng 1 Kính hiển vi Motio 2 x 2 Cân phân tích 1 x 3 Tủ sấy 1 x 4 Tủ lạnh 1 x 5 Bếp điện 1 x 6 Bộ chưng cất đạm 1 x

7 Máy phun thuốc sâu 1 x

8 Định vị toàn cầu 1 x

9 Beix 1 x

10 Nhiệt biểu tối cao 1 x

11 Nhiệt biểu thường 1 x

12 Máy đo nhiệt độ nông sản

1 x

13 Khoan máy đất 1 x

14 Thước đo cao 1 x

15 Địa bàn cầm tay 1 x

16 Tủ hút ẩm 1 x

17 Kính lúp thường 8 x

18 Kính lúp gồ 10 x

19 Tủ bảo ôn 1 x

20 Cân Nhơn Hòa 2 x

21 Máy tính 3 x

22 Máy in 2 x

Qua bảng 4.7 và 4.8 ta thấy có sự khác nhau về tình hình sử dụng tài sản giữa các đơn vị trực thuộc. Ở khoa nghệ thuật, các tài sản đa số được sử dụng thường xuyên, các tài sản được phục vụ cho công tác đào tạo sử dụng thường xuyên hơn, một số tài sản không sử dụng thường xuyên mà chỉ sử dụng vào hội thảo, hội nghị chuyên đề như máy chiếu, máy ảnh... Máy ảnh Canon không sử dụng do bị hỏng. Tình hình sử dụng tài sản ở Khoa Nông Lâm Ngư cũng khá tương tự. Tài sản thuộc quản lý của Khoa Nông Lâm Ngư khá nhiều, có một số tài sản có mức độ sử dụng ít hoặc không sử dụng do có sản phẩm thay thế hoặc bị hỏng.

Với 33 đơn vị trực thuộc, các tài sản thuộc sự quản lý của trường có số lượng lớn. Công tác quản lý sử dụng hiện nay vẫn khá thủ công. Biên bản kiểm kê vẫn được ghi chép thủ công chứ chưa có phần mềm chuyên quản lý tài sản nên đôi khi vẫn còn có chỗ bỏ sót. Chủ yếu các tài sản được các đơn vị sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên vẫn có những tài sản có giá trị lớn nhưng không sử dụng đến như máy lắc nhiệt, máy rung Voltex, máy pcr cho hệ phân tích DNA realtime bằng điện di mao quản, máy khuấy từ ra nhiệt tại Trung tâm công nghệ sinh học của Khoa tự nhiên rất ít sử dụng do trước đây trường có đào tạo ngành sư phạm sinh nhưng gần đây số lượng sinh viên ngành này ít và có năm không tuyển sinh được.

4.1.6. Quản lý bảo dưỡng tài sản

Trong mỗi đơn vị tài sản là cơ sở vật chất có giá trị lớn và có tầm quan trọng trong mọi hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao vi mục tiêu kinh tế xã hội. Như trên đã trình bày tài sản ở trường Đại học Hùng Vương chủ yếu là nhà cửa, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính, phương tiện vận tải… hoạt động liên tục, phục vụ tất cả các đơn vị trực thuộc trường Đại học Hùng Vương. Để duy trì khả năng hoạt động bình thường của tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của các đơn vị thì phải thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa, nâng cấp tài sản.

Tài sản Nhà nước tại Trường Đại học Hùng Vương phải được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác và các hoạt động của đơn vị. Nghiêm cấm việc sử dụng tài sản Nhà nước không đúng mục đích được giao; làm thất thoát, hư hỏng gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước.

Nhà cửa, vật kiến trúc phải được quản lý, sử dụng phù hợp với công dụng thiết kế, phù hợp với định mức tiêu chuẩn; nếu có nhu cầu thay đổi theo thiết kế thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền trước khi thực hiện.

Các tài sản là thiết bị, máy móc chuyên dụng phải có hướng dẫn sử dụng, nội quy sử dụng, bảo quản và phân công trách nhiệm cho từng người quản lý và có sổ nhật ký theo dõi sử dụng, sửa chữa. Không được mang tài sản đã giao trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân quản lý ra khỏi nơi làm việc như: máy tính xách tay, máy ảnh, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn, thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu, v.v. Trường hợp cần thiết mang ra khỏi trường phải có kế hoạch được Trưởng đơn vị xác nhận trước khi làm thủ tục ra, vào cổng bảo vệ.

Trường hợp xảy ra mất mát hoặc bị phá hoại, các đơn vị, cá nhân có liên quan phải giữ nguyên hiện trường, báo ngay cho Tổ bảo vệ và Phòng QTĐS để báo cáo Hiệu trưởng xem xét giải quyết hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý theo pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)