Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016
Chi tiền lương, các khoản đóng góp và các khoản mang tính thu nhập
19.826.698 26.553.217 36.022.884 36.365.245
Chi chuyên môn 34.640.162 42.820.514 44.558.306 42.476.441 Chi đầu tư cơ sở vật
chất 4.531.151 8.037.592 18.428.325 17.438.526 Chi khác 1.209.141 1.581.578 1.667.871 1.716.256 Cộng 60.207.152 78.992.901 100.677.386 97.996.468 Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính (2013-2016)
Qua bảng 4.5. về tình hình sử dụng kinh phí của trường từ 2013-2016 cho thấy, chi nhiều nhất cho lương và các khoản đóng góp mang tính thu nhập. Chi đầu tư cơ sở vật chất có nội dung mua sắm các tài sản công phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Các khoản chi trong nội dung này cũng được nhà trường chú trọng để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho các hoạt động của trường. Đến nay, các phòng học đều được trang bị máy chiếu, khu nhà N2 được trang bị thành các phòng học có chất lượng cao với trang thiết bị hiện đại. Để có được điều này, công tác lập kế hoạch mua sắm là rất quan trọng.
Bảng 4.6. Kết quả mua sắm PTĐL và tài sản khác có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên giai đoạn 2014-2016 STT Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Tài sản cố định (Máy móc thiết bị)
1 Số lượng mua sắm Cái 8 0 3 5
2 Nguyên giá Tr.đ 0 430.067 754.388
II Tài sản khác
1 Số lượng mua sắm Cái 31 01 08 09
2 Nguyên giá Tr.đ 742,142 1.393,388 1.832,146
Nguồn: Phòng kế hoạch tài chính (2016)
65
Nguyên giá tài sản mua ngoài được tính như sau Giá mua (chưa thuế) Các khoản thuế không hoàn lại Chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt ... Các khoản giảm trừ Giá trị sản phẩm thu được do chạy thử Nguyên giá tài sản = + + - -
Ví dụ: Ngày 1/5/2015 Khoa Khoa học tự nhiên đề xuất mua một máy Photocopy XEROX – DC 3007, hãng sản xuất là Nhật Bản của Công ty TNHH TM&DV Hà Nội, Hoá đơn GTGT số: 02826 ngày 17/5/2015 với giá mua chưa thuế GTGT là: 66.510.000 đồng, chi phí vận chuyển chưa có thuế GTGT là: 500.000 đồng, kế toán đơn vị xác định nguyên giá TSCĐ là: 66.510.000 + 500.000 = 67.010.000 (đồng).
Khi thực hiện mua sắm, trường ĐHHV sẽ nhận được báo giá của đơn vị cung cấp gửi. Sau khi nhận được báo giá, Phòng kế hoạch tài chính sẽ thông qua báo giá và báo cáo với Hiệu trưởng để phê duyệt có mua hay không mua tài sản đó.
Ví dụ: Một bộ hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm (Phụ lục 1)
- Báo giá của đơn vị cung cấp - Biên bản thẩm định giá
- Quyết định lự chọn đơn vị cung cấp - Giấy đề nghị kiêm dự trù kinh phí - Hợp đồng kinh tế
- Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng - Hóa đơn bán hàng
- Phiếu nhập kho
- Giấy đề nghị thanh toán - Giấy ủy nhiệm chi
Phòng Hành chính tổng hợp đề nghị mua giấy A4 để phục vụ các hoạt động của nhà trường. Nhà trường căn cứ theo quy định của pháp luật thông tin cho các đơn vị cung cấp và nhân được giấy báo giá của Cửa hàng của bà Nguyễn
Thị Niên ở địa chỉ khu Mã Thượng A, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, cửa hàng của bà Cao Thị Thanh Hương ở Phong Châu, huyện Phù Ninh và công ty TNHH Trang Long. Nhà trường tiến hành thẩm định giá của các đơn vị cung cấp và lựa chọn nhà cung cấp có giá thấp nhất theo quy định về đấu thầu. Hiệu trưởng ký Quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp và ký hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp.
Lựa chọn nhà cung cấp xong thì đơn vị đề xuất mua sắm sẽ làm Giấy đề nghị kiêm dự trù kinh phí theo giá đã được thẩm định. Đơn vị cung cấp là cửa hàng bà Nguyễn Thị Niên sẽ mang hàng đến và có Phiếu nhập kho của trường để nhập hàng vào kho. Nhà cung cấp viết hóa đơn bán hàng có VAT cho trường. Hai bên tiến hành ký Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trường ủy nhiệm chi cho ngân hàng tiến hành thanh toán cho nhà cung cấp.
4.1.5. Quản lý sử dụng tài sản
* Tình hình sử dụng tài sản của trường ĐHHV
Trường Đại học Hùng Vương vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên có một bộ phận quản lý dự án. Trường quy định rõ về sử dụng các tài sản dự án như sau:
Tài sản các dự án bao gồm: tài sản thuộc các dự án sử dụng vốn Nhà nước, các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án chưa kết thúc (bao gồm cả dự án kết thúc từng phần hoặc theo từng giai đoạn thực hiện của dự án), Ban quản lý Dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản thuộc dự án.
Khi dự án kết thúc Ban quản lý Dự án có trách nhiệm bàn giao cho Trường tiếp nhận quản lý, sử dụng hoặc bàn giao cho các đơn vị đang trực tiếp sử dụng, hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp trong các văn kiện cụ thể của Dự án, về ODA hoặc viện trợ phi chính phủ nước ngoài có quy định khác Quy chế của Trường về xử lý tài sản của dự án khi dự án kết thúc thì thực hiện theo quy định tại văn kiện đó.
Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày dự án kết thúc, Ban quản lý Dự án có trách nhiệm kiểm kê các tài sản phục vụ hoạt ðộng của dự án theo Biên bản kiểm kê tài sản theo qui định.
Theo Báo cáo tự đánh giá (2017), kết quả sử dụng tài sản công của trường như sau: Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 659.710,4m2
- Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2): - Nơi làm việc: 5.021 (m2)
- Nơi học: 33.603 (m2) - Nơi vui chơi giải trí: 28.300 (m2) - Nơi ở (KTX + tập thể): 6.832 (m2)
Diện tích phòng học (tính bằng m2)
- Tổng diện tích phòng học: 13.916m2
- Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên chính quy: 13.916m2/3.214sv, đạt 8,7m2/sinh viên
Tổng số máy tính của trường: 805 máy
- Dùng cho hệ thống văn phòng: 245 máy, trong đó có 18 máy tính xách tay - Dùng cho sinh viên học tập: 560 máy
Tỷ số số máy tính dùng cho sinh viên trên sinh viên chính quy: 560/3.214sv, đạt 5,7 sv/máy.
Những công cụ, dụng cụ có giá trị từ 500.000 đồng (năm trăm ngàn đồng) trở lên hoặc có thời gian sử dụng trên một năm mà không coi là tài sản cố định thì được xếp vào nhóm tài sản công cụ, dụng cụ lâu bền. Sau khi thực hiện việc mua sắm, đơn vị phải cung cấp chứng từ để phòng Quản trị - Thiết bị tiến hành ghi tăng tài sản công cụ . Đơn vị phải theo dõi, quản lý chặt chẻ từng công cụ, dụng cụ lâu bền khi xuất ra sử dụng cho đến lúc báo hỏng.
Tình hình sử dụng tài sản giữa các khoa có sự khác biệt. Khoa Kinh tế - QTKD có số lượng sinh viên đông được giao sử dụng 1 nhà giảng đường với 3 phòng làm việc, 13 phòng học, các phòng đều có máy chiếu, khoa còn có 1 máy phô tô, 2 máy chiếu rời, 1 loa kéo, 5 bộ máy tính và các tài sản văn phòng khác. Mức độ sử dụng các tài sản cũng cao để phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khoa Nông Lâm Ngư quản lý một phòng nuôi cấy mô, nhà xưởng phục vụ hoạt động nuôi trồng thực hành các máy móc thiết bị khác...