Kinh nghiệm của một số trường đại học công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 44 - 45)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý tài sản trong đơn vị sự nghiệp công

2.2.1. Kinh nghiệm của một số trường đại học công lập

- Kinh nghiệm của Singapore: Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục đại học phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006. Tại Singapore, chính phủ cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương (Nguyễn Quốc Nghi và Nguyễn Đinh Yến Oanh, 2013).

- Kinh nghiệm của Trung Quốc: Tại Trung Quốc quan hệ giữa Nhà nước với các trường đại học công lập khá chặt chẽ. Nhà nước đảm trách phần lớn các chi phí hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường và thực hiện khá nghiêm ngặt kiểm soát hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động tài chính của nhà trường nói riêng. Trước sức ép về nhu cầu mở rộng quy quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đại học công lập, đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học và chi tăng lượng đầu tư tuyệt đối. Cùng với giảm tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập, Nhà nước Trung Quốc cũng đã nới lỏng kiểm soát quá trình ngân sách đối với các trường đại học công lập, đồng thời cho phép các trường đại học công lập đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực đã có tác động tích cực đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính (Trương Thị Hiền, 2017).

- Kinh nghiệm của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry - TUAF) được thành lập năm 1970, hiện nay là một đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên. Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trở thành một trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trường cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam. Tính đến năm 2017, cơ cấu tổ chức của Nhà trường bao gồm Ban Giám hiệu, các phòng ban, 8 khoa và 12 trung tâm, viên nghiên cứu trực thuộc. Nhà trường luôn tự hào đã cung cấp cho đất nước lực lượng lao động chất lượng cao bao gồm hơn 33.000 kỹ sư, cử nhân và trên 1.500 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và hàng ngàn cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp làm việc trên mọi miền của Tổ quốc. Các cựu sinh viên của Nhà trường rất thành đạt, đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nhà trường có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên quy định rất cụ thể về nhiệm vụ quản lý tài sản được giao cho Phòng Quản trị phục vụ. Trường đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quản lý tài sản như đưa thông tin về quản lý tài sản lên website chính thức của nhà trường (http://tuaf.edu.vn/phongquantriphucvu.html), xây dựng một trang riêng trên website của Phòng Quản trị dịch vụ… Điều này đáp ứng được vấn đề minh bạch trong quản lý tài sản công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)