Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 113)

5.1. KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu chủ đề quản lý tài sản tại trường đại học công lập, nghiên cứu rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và trường đại học công lập nói riêng. Nghiên cứu đã phân tích, làm rõ khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập, nguyên tắc quản lý tài sản công, nội dung quản lý tài sản công, đặc điểm của quản lý tài sản công, các quy định của pháp luật hiện hành được áp dụng để quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ nội dung quản lý đầu tư, mua sắm tài sản công, quản lý sử dụng tài sản công, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa tài sản, theo dõi, kiểm kê và thanh lý tài sản, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập cũng được phân tích để làm cơ sở kết hợp với thực tiễn về quản lý tài sản công ở một số nước và một số trường đại học trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho trường ĐHHV.

Thứ hai, với việc khái quát địa bàn nghiên cứu là trường ĐHHV để chọn lựa các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Nghiên cứu tiến hành phản ánh, phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản tại trường ĐHHV và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản công tại trường ĐHHV. Qua kết quả nghiên cứu, công tác quản lý tài sản ở trường ĐHHV cũng có những thay đổi so với khi trường mới thành lập. Trường đã ban hành được các văn bản để chuẩn hóa công tác quản lý tài sản như Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ, các quy trình mua sắm, sửa chữa cho các loại tài sản phân theo giá trị, hàng năm trường đều có dự toán mua sắm trên cơ sở nhu cầu của trường và các đơn vị trực thuộc, quy trình mua sắm sửa chữa cũng đã được quy định…Tuy nhiên, do tài sản ở trường nằm rải rác ở hai cơ sở cũng như thuộc sự quản lý của các đơn vị trực thuộc, văn bản pháp luật của nhà nước thay đổi nhanh, trình độ chuyên môn của cán bộ và mục đích sử dụng tài sản khác nhau nên công tác quản lý tài sản vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu.

Thứ ba, trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản tại trường Đại học Hùng Vương, cụ thể: (1) Đổi

mới phương thức quản lý tài sản công tại trường ĐHHV; (2) Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công tại trường ĐHHV; (3) Nâng cao năng lực và vai trò của cán bộ thực hiện công tác quản lý tài sản; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý tài sản. Để hoàn thiện hơn công tác quản lý tài sản công tại trường ĐHHV phải thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Là cơ quan chủ quan quản lý trường ĐHHV tại địa phương, đề nghị tỉnh có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ trường ĐHHV trong công tác quản lý tài sản nhà nước tại trường.

Một là, ban hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn trường những nội dung liên quan đến quản lý tài sản theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và văn bản hướng dẫn thi hành.

Hai là, xây dựng quy hoạch sử dụng đất và hỗ trợ triển khai những diện tích đất đã có quy hoạch tránh lãng phí đất đai trong diện tích của trường.

Ba là, xây dựng kế hoạch đổi mới công tác quản lý tài sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh trong đó có trường Đại học Hùng Vương.

Bốn là, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý tài sản sử dụng những phần mềm quản lý tài sản để có thể áp dụng vào quá trình quản lý, sử dụng tài sản ở trường được hiệu quả hơn.

Năm là, xây dựng, vận hành và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước trong phạm vi tỉnh. Đây là ứng dụng dịch vụ tài chính công trực tuyến hỗ trợ Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tin học hoá quá trình báo cáo kê khai TSNN tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN; theo dõi tình hình biến động (tăng, giảm, thay đổi thông tin) của các loại TSNN phải báo cáo kê khai; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng TSNN của cả nước, của từng bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TSNN theo quy định của pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 162/2014/CP-BTC ngày 06/11/2014, ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định.

2. Bộ Tài chính (2006). Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.

3. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 23/2016/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 16/2/2016. 4. Chính phủ (2009). Nghị định số 52/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, ngày 03/06/2009. 5. Chính phủ (2014). Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, ngày 26/6/2014.

6. Chính phủ (2015). Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định chi tiết cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 14/2/2015.

7. Chính phủ (2016). Nghị định số 04/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, ngày 06/01/2016.

8. Chính phủ (2017). Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công, ngày 26/12/2017. 9. Đặng Văn Du (2004). Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho

đào tạo đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Học viện tài chính, Hà Nội

10. Trần Thị Thu Hà (1993). Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách hệ thống giáo dục quốc dân, Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Hoàng Anh Hoàng (2015). Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tạp chí Kinh tế và quản lý. (14). tr.38-40.

12. Nguyễn Mạnh Hùng (2009). Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Bất và PGS.TS. Nguyễn Văn Xa (2009). Giáo trình Quản lý công

sản. NXB Học viện tài chính, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thu Hương (2013). Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công, Tạp chí tài chính. (8).

nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 16. Quốc hội (2013). Luật số 43/2013/QH13 về Đấu thầu, ban hành ngày 26/11/2013 17. Quốc hội (2008). Luật số 09/2008/QH12 về Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước,

ban hành ngày 03/06/2008.

18. Quốc hội (2017). Luật số 15/2017/QH14 về quản lý, sử dụng tài sản công, ban hành ngày 21/06/2017.

19. Quốc hội (2010). Luật số 58/2010/QH12 về Viên chức, ban hành ngày 15/11/2010 20. Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh (2016). Thực trạng quản lý, sử dụng tài

sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Tạp chí tài chính. (646). tr. 6 – 9.

21. Trường Đại học Hùng Vương (2017). Báo cáo tự đánh giá (phục vụ kiểm định chất lượng).

22. Trường Đại học Hùng Vương (2016). Quy chế chi tiêu nội bộ.

23. Trường Đại học Hùng Vương (2013). Quy chế quản lý và sử dụng tài sản tại trường Đại học Hùng Vương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)