Quy trình bảo trì, sửa chữa thiết bị trên 500 triệu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 88)

Trách nhiệm Tiến trình lập dự án đầu tư

xây dựng

Mô tả chi tiết các bước thực hiện

P.QTĐS, P.KHTC trương đầu tư Lập chủ

P.QTĐS, P.KHTC, P.KH&CN căn cứ yêu cầu cần xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị lập chủ trương đầu trình Lãnh đạo trường phê duyệt

P.KHTC, P.QTĐS Thẩm chủ trương định đầu tư

P.QTĐS, P.KHTC lập chủ trương đầu trình Lãnh đạo trường phê duyệt, trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định.

P.KHTC, P.QTĐS

Quyết định phê duyệt chủ

trương Cơ quan đơn vị có thẩm quyền P.QTĐS, P.KHTC

Quyết định chỉ định đơn vị tư vấn

Căn cứ vào hồ sơ năng lực đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư, P.QTĐS, P.KHTC lập trình Hiệu trưởng phê duyệt.

P.KHTC, P.QTĐS

Thẩm định thiết kế kỹ thuật

Hồ sơ do đơn vị tư vấn lập P.QTĐS, P.KHTC trình cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định

P.KHTC; P.QTĐS, Ban QLDA; đơn vị tư vấn giám sát; đơn vị thi công;

các Tổ tư vấn

Ký hợp đồng

và thực hiện Các đơn vị lập Hồ sơ thanh toán được bộ phận kỹ thuật giám sát; bộ phận kế toán kiểm tra trình lãnh đạo trường phê duyệt.

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính (2016)

Trên đây, là hai bảng ví dụ mô tả quy trình của hai trong số các mức tài sản được bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm của trường ĐHHV. Như vậy, ở trường Đại học Hùng Vương, quy trình mua sắm tài sản được quy định rõ ràng, phân cấp nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể theo từng giai đoạn. Các mức mua sắm cũng được nhà trường quy định trong các văn bản do Hiệu trưởng ban hành. Điều này, thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tài sản công tại trường.

4.1.7. Quản lý công tác theo dõi, kiểm kê tài sản

4.1.7.1. Công tác quản lý theo dõi tài sản tại trường Đại học Hùng Vương

Tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập không tạo ra lợi nhuận, phục vụ trực tiếp cho đơn vị, vì vậy việc đánh giá hiệu quả khai thác tài sản chính là mức độ hoàn thành công việc và định mức sử dụng hợp lý trong công việc. Mỗi tài sản có đặc điểm khác nhau nên công tác đánh giá hiệu quả là rất khó. Chính vì vậy đối với tài sản thuộc quản lý của trường phải thực hiện quản lý; việc sử dụng phải theo công năng, mục đích nhất định. Những tài sản cần thiết và có điều kiện

quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng thì phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng và thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng; đồng thời, tất cả các tài sản phải có chế độ quản lý, sử dụng; trong đó, chú ý đến việc đăng ký sử dụng tài sản, xây dựng quy chế quản lý từng loại tài sản. Đặt ra định mức sử dụng là nghiệp vụ hết sức khoa học và phức tạp quyết định hiệu quả cho quản lý, khai thác. Định mức cũng là một trong những cơ sở khởi nguồn cho công tác xây mới, mua sắm hay thuê mua. Công tác quản lý tài sản tại phòng Quản trị và phòng Kế hoạch tài chính cụ thể như sau: Việc quản lý tài sản do phòng Quản trị và phòng Kế hoạch tài chính đảm nhiệm (phòng Quản trị quản lý về số lượng và phòng phòng Kế hoạch tài chính quản lý về mặt giá trị).

* Nguyên tắc quản lý sử dụng tài sản tại trường Đại học Hùng Vương

Phòng Quản trị có trách nhiệm mở sổ theo dõi và quản lý toàn bộ tài sản của trường Đại học Hùng Vương.

Thứ nhất, tất cả các TSCĐ, CCDC ở mọi nguồn vốn (ngân sách nhà

nước, viện trợ, chương trình hợp tác, dự án, quà biếu, tặng …) đều phải đăng ký vào sổ sách kịp thời.

Thứ hai, việc điều chuyển TSCĐ, CCDC giữa các đơn vị sử dụng phải

có biên bản bàn giao TSCĐ, CCDC do phòng Quản trị lập và được lưu tại phòng Quản trị, phòng Kế hoạch tài chính và tại các đơn vị quản lý sử dụng có TSCĐ, CCDC điều chuyển đi và điều chuyển đến, là cơ sở để phòng Kế hoạch tài chính, Phòng Quản trị ghi tăng, ghi giảm TSCĐ tương ứng.

Thứ ba, việc ghi tăng, ghi giảm TSCĐ, CCDC phải có chứng từ theo quy

định hiện hành. Phòng Quản trị, phòng Kế hoạch tài chính và tại các đơn vị quản lý sử dụng có TSCĐ, CCDC có trách nhiệm phối hợp hoàn thành các chứng từ ghi tăng, ghi giảm TSCĐ theo quy định.

* Hồ sơ quản lý tài sản tại trường Đại học Hùng Vương gồm

- Quyết định giao nhận tài sản cho đơn vị sử dụng; - Hóa đơn tài chính + hợp đồng

- Biên bản giao nhận tài sản cố định, công cụ dụng cụ; - Các hồ sơ khác liên quan như: Hồ sơ tăng, giảm tài sản; - Sổ theo dõi tài sản;

STT Chỉ tiêu ĐVT, số lượng

Theo sổ sách kế toán Theo thực tế kiểm kê Số lượng

(thừa, thiếu)

Nguyên giá (tăng,

giảm) Số lượng Nguyên giá Số lượng

Nguyên giá (tỷ đồng)

Tổng số NS cấp thu SN Nguồn Nguồn khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Tổng giá trị Tỷ đồng 1.531,5 (100%) 2.137 (100%) 605,5 2 I. Đất đai m2 66.600 745,55 (17,89%) 2.875.146 1.175,35 (55%) 640.005 429,8 3 II. TSCĐ không phải là

đất 785,95 961,65 (45%) 4 1. Nhà cửa m2 521.569 577,316 769.366 739,98 (34,63%) 712,24 6 21,257 6,477 247.797 162.66 4 5 2. Vật kiến trúc (Sân, bể, gara, hàng rào, cống,..) Cái 352 75,46 384 83,31 (3,89%) 77,98 5,19 0,14 323 7,85 6 3. Phuơng tiện vận chuyển, truyền dẫn (Đường bộ, khác) Chiếc 51 41,48 49 39,23 (1,83%) 35,57 2.21 1,45 -06 -2.25 7 4. Máy móc thiết bị (Đo đạc, văn phòng, thí

nghiệm, máy chiếu…)

Cái 1.670 59,144 1.738 (2,81%) 60,08 53,364 5,826 0,89 68 0,9355

8 5. TSCĐ khác 3.125 32,55 3.223 39,05

(1,83%) 31,12 6,04 1,89 98 6,5

Nguồn: Phòng Quản trị đời sống – Phòng Kế hoạch tài chính (2017)

* Hình thức kế toán áp dụng cho quản lý tài sản tại trường Đại học Hùng Vương:

Trường Đại học Hùng Vương đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Hình thức kế toán Nhật ký chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và vận dụng linh hoạt các mẫu sổ kế toán. Việc mở và ghi đầy đủ số liệu về tài sản trên sổ tài sản và sổ theo dõi tài sản tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng tài sản, từng loại tài sản, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm giảm tài sản, lý do giảm tài sản, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị.

* Nguyên giá TSCÐ và giá trị hao mòn tại trường Ðại học Hùng Vương

- Nguyên giá TSCĐ: Thực hiện theo quy định của nhà nước. - Nguyên giá TSCĐ được thay đổi trong các trường hợp sau:

+ Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn tài sản cố định. + Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.

Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, phòng Quản trị, Phòng Tài vụ lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định trên sổ kế toán và tiến hành hoạch toán theo các quy định hiện hành.

- Giá trị hao mòn: Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn đối với tài sản thực hiện theo quy định hiện hành. (Thông tư số 162/2017TT-BTC)

* Quản lý tăng TSCĐ, CCDC tại trường Đại học Hùng Vương

Tài sản khi mua sắm về phải làm thủ tục nhập, xuất kho và làm thủ tục bàn giao cho đơn vị sử dụng được thực hiện như sau:

- Hồ sơ quản lý tăng tài sản bao gồm:

• Quyết định giao tài sản cho đơn vị sử dụng; • Biên bản giao nhận TSCĐ, CCDC;

cho tặng, biên bản đánh giá lại giá trị tài sản.

Khi bàn giao tài sản cho đơn vị dử dụng phòng Quản trị có trách nhiệm lập biên bản giao nhận tài sản và ghi sổ tăng tài sản.

* Quản lý giảm TSCĐ, CCDC tại trường Đại học Hùng Vương

- Hồ sơ quản lý giảm tài sản bao gồm:

• Tài sản giảm do thanh lý: Bảng tổng hợp tài sản xin thanh lý, quyết định và danh mục tài sản thanh lý được lãnh đạo duyệt.

• Tài sản giảm do mất, thiếu trong kiểm kê; • Các tài sản giảm do điều chuyển, cho tặng.

Phòng Quản trị và phòng Kế hoạch tài chính phối hợp với đơn vị sử dụng lập biên bản xác nhận tăng giảm tài sản trình lãnh đạo.

4.1.7.2. Công tác kiểm kê tài sản tại trường Đại học Hùng Vương

Định kỳ hàng năm Phòng Quản trị, Kế hoạch Tài chính tiến hành kiểm kê, ít nhất là một lần vào cuối năm để xác định rõ số lượng tài sản, trang thiết bị thuộc phạm vi quản lý. Phương pháp kiểm kê là thống kê đo đếm, căn cứ dựa trên kết quả kiểm kê của năm trước đã đối chiếu với sổ sách kế toán và so sánh với kết quả kiểm kê thực tế ở từng bộ phận, cá nhân đang sử dụng và sơ bộ đánh giá tình trạng chất lượng tài sản.

Công tác kiểm kê diễn ra như sau:

Cuối năm vào ngày 31/12 hàng năm tiến hành kiểm kê tài sản.

Đồng thời phòng Kế hoạch tài chính tiến hành lập văn bản hướng dẫn kiểm kê theo mẫu quy định của Trường Đại Học Hùng Vương.

Công tác kiểm kê tài sản thực hiện theo qui định hiện hành. Để công tác kiểm kê được tiến hành khoa học, chính xác, Hội đồng kiểm kê trưng tập một số cán bộ, chuyên viên là những đồng chí nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện công tác kiểm kê. Các thành viên trong Hội đồng kiểm kê phải tới từng phòng làm việc của các đơn vị sử dụng kiểm kê thực tế. Trường Đại học Hùng Vương sẽ tập hợp báo cáo kiểm kê của các đơn vị trực thuộc và lập Báo cáo kiểm kê tổng hợp và gửi lãnh đạo. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị gửi lên, lãnh đạo sẽ có văn bản hướng dẫn giải quyết cụ thể. Nếu có sự chênh lệch giữa thực tế kiểm kê và sổ sách ghi chép thì một cuộc điều tra nguyên nhân sẽ được tiến hành ngay sau đó.

Trong những năm qua trường Đại học Hùng Vương luôn tiến hành kiểm kê tài sản một cách thường xuyên vào cuối mỗi niên độ kế toán và giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê luôn có sự trùng khớp. Tuy nhiên thực tế do đặc thù tài sản nằm phân tán và đa dạng về chủng loại nên công tác kiểm kê gặp rất nhiều khó khăn. Hội đồng kiểm kê hầu như chỉ căn cứ vào báo cáo của các cán bộ trực tiếp kiểm kê và bộ phận phụ trách quản lý tài sản.

Sau khi kiểm kê xong tài sản sẽ được dán nhãn để quản lý dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với cách thực hiện như hiện nay rất mất thời gian và số lượng tài sản lớn, nhiều loại tài sản lại đặt ở hai cơ sở khác nhau khiến công tác kiểm kê và dán nhãn gặp nhiều khó khăn. Nhiều tài sản của trường hiện nay chưa được dán nhãn. Các tài sản mới mua hoặc mua sắm đột xuất cũng chưa có nhãn tài sản. Nguồn nhân lực để làm công việc này trực thuộc Phòng Quản trị đời sống là chủ yếu mà hiện nay, nguồn nhân lực đều kiêm nhiệm nhiều công việc, khối lương công việc kiểm kê lớn nên công tác kiểm kê tài sản chưa đạt hiệu quả cao.

4.1.7.3. Quản lý thanh lý tài sản

Căn cứ trên các quy định của pháp luật tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước 2008 trường Đại học Hùng Vương ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại trường Đại học Hùng Vương trong đó có nội dung về điều chuyển, thu hồi và thanh lý tài sản. Theo Điều 15 của Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Trường ĐHHV năm 2013 thì:

“4. Tài sản dư thừa, hết hạn sử dụng, không có nhu cầu sử dụng nhưng không thể điều chuyển cho đơn vị khác sử dụng, tài sản đã hư hỏng không thể sử dụng được hoặc chi phí sửa chữa không bảo đảm hiệu quả. Phòng QTĐS làm đầu mối tổng hợp, phối hợp với Phòng KHTC làm thủ tục thanh lý tài sản trình Hiệu trưởng xem xét quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Tiền thu từ thanh lý tài sản sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc thanh lý tài sản (nếu có), được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của trường”.

Như vậy, theo quy định này những tài sản đã hư hỏng, không thể sử dụng được hoặc chi phí sửa chữa không đảm bảo hiệu quả thì Phòng QTĐS tổng hợp phối hợp với Phòng KHTC để trình Hiệu trưởng xem xét thanh lý.

Bảng 4.13. Đánh giá và thanh lý tài sản năm 2016

STT sản (*) Mã tài Tên tài sản (*) Số lượng (*) Đơn vị tính Nguyên giá (*) Giá trị còn lại Năm sử dụng Định giá bán

1 TS0760 Bàn, bục, kệ, giá, tủ để thiết bị và tài liệu 1 hệ thống 15,500,000 12,400,000 2006 100,000 2 TS0741 Bàn, bục, kệ, giá, tủ thiết bị và tài liệu 1 hệ thống 15,500,000 12,400,000 2006 100,000

3 TS0600 Bàn, kệ, giá, tủ thiết bị và tài liệu 1 chiếc 15,500,000 11,625,000 2006 100,000

4 TS0717 Bàn, kệ, giá, tủ thiết bị và tài liệu 1 chiếc 15,500,000 12,400,000 2006 100,000

6 TS1132 Máy quét ảnh, máy tính, máy in 1 chiếc 42,635,000 0 2008 300,000

7 TS0273 Máy tính xách tay HP CQ45 1 Chiếc 16,900,000 0 2009 100,000

8 TS0281 Máy tính xách tay HP H540 1 Chiếc 15,535,000 0 2009 100,000

9 TS0277 Máy tính xách tay HP H540 1 Chiếc 15,535,000 0 2009 100,000

10 TS0174 Máy tính xách tay Lenovo 1 Chiếc 14,154,000 0 2008 70,000

11 TS1085 Máy tính xách tay Y 410 5 chiếc 99,750,000 0 2007 500,000

12 TS0738 Micro cài ve áo 1 chiếc 7,950,000 4,770,000 2006 50,000

13 TS0737 Micro không dây Toa 1 chiếc 6,675,000 4,005,000 2006 50,000

14 TS0590 Micro không dây Toa 4810+4220 1 chiếc 6,675,000 4,005,000 2006 50,000

15 TS1041 Micrro cài ve áo MW 4310 2 chiếc 11,941,000 0 2006 100,000

16 TS1260 Bộ máy tính, máy in, lưu điện 1 bộ 27,380,000 2011 100,000

17 TS14521 Máy tính xách tay Sony Vaio SVF 1532ACYW 1 chiếc 28,866,200 2015 900,000

18 TS1268 Ipad Wifi 16GB 1 chiếc 15,760,000 2012 500,000

Tổng giá bán 3,320,000

Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính (2016)

81

Bảng 4.14. Kết quả kiểm kê và thanh lý tài sản năm 2017

STT Tên tài sản, công cụ dụng cụ, vật tư Số lượng (*) Đơn vị tính Giá thanh Tổng cộng 1 Bàn bóng bàn 2 chiếc 100,000 200,000 2 Bàn chân sắt 21 chiếc 5,000 105,000 3 Bàn độc giả 6 chiếc 50,000 300,000 4 Bàn ghế học sinh gỗ 33 bộ 10,000 330,000 5 Bàn gỗ Unicef 1 chiếc 20,000 20,000 6 Bàn học sinh gỗ 14 chiếc 10,000 140,000 7 Bàn vi tính gỗ CN 21 chiếc 50,000 1,050,000 8 Bảng nỉ 3 chiếc 50,000 150,000 9 Bảng từ 7 chiếc 20,000 140,000 10 Bục phát biểu 1 chiếc 10,000 10,000 11 Cánh cửa nhôm kính 45 chiếc 20,000 900,000 12 Cây móc áo 3 chiếc 20,000 60,000 13 Ghế gấp 18 chiếc 10,000 180,000 14 Ghế gỗ bọc nỉ 2 chiếc 10,000 20,000 15 Ghế quay tựa bọc da 1 chiếc 50,000 50,000 16 Ghế xoay bọc nỉ 8 chiếc 30,000 240,000 17 Giá sách đơn 5 tầng 3 chiếc 100,000 300,000 18 Giá sách gỗ CN 1 chiếc 20,000 20,000 19 Giá sách sắt 7 tầng 15 chiếc 100,000 1,500,000 20 Giường sắt đơn 7 chiếc 100,000 700,000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản tại trường đại học hùng vương (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)