3.1.1. Khái quát về trường Đại học Hùng Vương
Tên Trường: Trường Đại học Hùng Vương Tên tiếng anh: Hung Vuong University
Trụ sở chính: Phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cơ sở thị xã Phú Thọ: Phường Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Thực hiện Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 của Thủ Tướng Chính phủ, Trường Đại học Hùng Vương được thành lập trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ.
Là trường công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Với bề dày truyền thống gần 60 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 14 năm đào tạo đại học, Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, xứng đáng là một trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành đầu tiên trên quê hương đất Tổ (Đại học Hùng Vương, 2017).
3.1.2. Sứ mạng và mục tiêu của trường
Sứ mạng của nhà trường: “Trường ĐHHV là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.”
Mục tiêu:
Xây dựng Trường ĐHHV trở thành cơ sở đào tạo đại học định hướng ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.
Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ, GV đủ năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. Duy trì và phát triển quy mô đào tạo ổn định; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa quy trình đào tạo; mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.
Tranh thủ các nguồn lực để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của trường.
Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt, phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt trong chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ổn định và từng bước nâng cao đời sống cán bộ, viên chức (Đại học Hùng Vương, 2017).
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đơn vị có nhiệm vụ đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có năng lực hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đào tạo cán bộ có trình độ đại học, các trình độ thấp hơn và liên kết đào tạo Thạc sỹ đáp ứng nhu cầu nhân lực của tình Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
Nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Đại học Hùng Vương, 2017).
3.1.4. Tình hình lao động
Việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên được xác định là một nhiệm vụ chiến lược, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Trường Đại học Hùng Vương, vì vậy trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy được nâng lên nhanh chóng.
Trình độ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 2015/2014 2016/2015 Sau đại học - GS, PGS 12 3,7 17 4,3 25 5,9 142 147 - Tiến sĩ 52 16,1 63 16,1 70 15,3 121 111 - Thạc sĩ 202 62,7 232 59,3 260 56,9 115 112 Đại học - Cử nhân 23 7,1 54 13,8 69 15,1 245 128 Trình độ khác 21 10,4 25 6,5 33 6,8 119 132 Tổng số 322 100 391 100 457 100 122,6 119,4 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ (2016) 39
Qua bảng 3.1. trình độ của đội ngũ giảng viên có sự thay đổi khá nhiều từ năm 2014-2016. Quy mô cán bộ, giảng viên của trường cũng tăng lên từ năm 2014-2016. Nếu năm 2014 cả trường có 322 cán bộ, giảng viên thì đến năm 2016 cán bộ, giảng viên của trường tăng lên là 457 người. Trong đó, chủ yếu là giảng viên nên trình độ đội ngũ đều từ đại học trở lên, những người có trình độ khác chiếm tỷ trọng ít, đây là những nhân viên làm phục vụ và các nhiệm vụ khác ở trường.
Nhà trường có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng để đảm nhiệm công tác giảng dạy các chương trình đào tạo, cũng như để hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn luận văn, luận án. Tính đến 31/10/2017, đội ngũ giảng viên của Trường có 389 người, gồm 334 giảng viên cơ hữu, 55 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có: 05 GS, 27 PGS, 74 TS, 246 Thạc sĩ và 37 Đại học. Tỷ lệ giảng viên có trình độ TS của Trường là 20,96%, trình độ GV có trình độ thạc sĩ của trường là 69,16%, giảng viên trình độ đại học là 11,08%.
3.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Đại học Hùng Vương
Hiện nay, nhà trường có 33 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 09 phòng chức năng gồm: Phòng Đào tạo, phòng Khoa học công nghệ, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Thanh tra - Pháp chế, phòng Hành chính tổng hợp, phòng CTCT & HSSV, phòng Quản trị - Đời sống, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Kế hoạch tài chính. Nhà trường có 12 Khoa chuyên môn gồm: Khoa Toán-Tin, Khoa Kỹ thuật công nghệ, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Nông-Lâm-Ngư, Khoa Kinh tế & QTKD, khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, khoa Nghệ thuật, khoa Tâm lý giáo dục, khoa Lý luận chính trị, Khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Thể dục thể thao; 09 Trung tâm của Nhà trường bao gồm: Trung tâm ĐBCL, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện, Trung tâm Đào tạo theo Nhu cầu xã hội, Trung tâm GDQP và AN, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục, văn hóa và nghệ thuật, Trung tâm Bồi dưỡng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Trung tâm Phát triển Nhân lực quốc tế; 02 ban gồm Ban Quản lý dự án và Ban Quản lý KTX và 01 trạm Y tế (Đại học Hùng Vương, 2017).
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hùng Vương
Theo Đại học Hùng Vương (2017), trong Báo cáo tự đánh giá, trong giai đoạn 2012-2017, Trường ĐHHV xác định mục tiêu trong Quy hoạch Phát triển Nhà trường và mục tiêu phát triển đó được khẳng định một lần nữa trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Trường ĐHHV khóa XIX. Năm 2012, mục tiêu đặt ra là “phát triển quy mô đào tạo (hệ chính quy đại học và cao đẳng) đến 2020 khoảng 10-11 nghìn sinh viên” thì năm 2016, xác định quy mô đào tạo (hệ chính quy ĐH, SĐH, liên thông chính qui) đến năm 2020 là gần 6000 sinh viên. Về đội ngũ, năm 2012, mục tiêu cụ thể của Nhà trường xác định đến năm 2020 tổng số CB, GV là 926 người, trong đó, GV có trình độ tiến sỹ 25%, thạc sỹ 75%, đến năm 2016 Nhà trường xác định lại mục tiêu là năm 2020 “duy trì ổn định ở mức 383 cán bộ, viên chức” với “GV có trình độ tiến sỹ đạt trên 30%” và “100% GV đứng lớp đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên”.
Chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị chủ yếu trong trường:
- Hội đồng trường: Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan trực tiếp quản lý trường, cơ quan quản lý nhà nước về các điều kiện đảm bảo chất lượng, các kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường; Thông qua các quy định về: Số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên hợp đồng của nhà trường;
- Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy: Là người điều hành tổ chức, bộ máy của trường. Hiệu trưởng là người thay mặt cho trường quản lý tài sản công tại trường.
- Các đơn vị trực thuộc: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn mà đơn vị trực thuộc đó sẽ có những quyền hạn, nhiệm vụ phù hợp được quy định trong Điều lệ của trường.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các nguồn chính: các báo cáo của trường, các khoa các phòng, các trung tâm thuộc Trường Đại học Hùng Vương, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.
Bảng 3.2. Nội dung và phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài; các số liệu, thông tin về tình hình quản lý và sử dụng tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Sách, báo, luận văn, Internet có liên quan; các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước.
Thư viện trường và khoa Kinh tế Học viện Nông Nghiệp Hà Nội Internet
Số liệu về tình hình chung của địa bàn nghiên cứu Số liệu chung về tình hình quản lý, sử dụng tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Báo cáo tổng kết của Trường và các đơn vị trực thuộc Các chính sách về quản lý sử dụng tài sản công tại Trường Đại học Hùng Vương
Niên giám thống kê
Các Khoa, phòng ban chức năng, trung tâm trực thuộc trường
Về thông tin sơ cấp: Trường Đại học Hùng Vương là một trong nhiều cơ sở đào tạo công lập thuộc quản lý Nhà nước, tài sản của đơn vị thực hiện theo nguyên tắc quản lý công. Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Trường Đại học Hùng Vương từ hoạt động đầu tư đến hoạt động thanh lý tài sản trong trường, đồng thời cùng với xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý tài sản công tại trường.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Các thông tin thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm sau đó được tổng hợp, xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ như: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo chủng loại tài sản… Phần mềm chuyên dụng được sử dụng để xử lý các số liệu được thu thập chủ yếu là Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đối tượng gồm: đối tượng là chuyên viên, giảng viên;... Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường Đại học Hùng Vương phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường. Trong luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng tài sản trong các đơn vị của trường và
toàn trường theo những tiêu chí nhất định từ đó, mô tả những đặc điểm của từng loại tài sản cũng như phương thức sử dụng tài sản trong trường.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý tài sản công giữa những nhóm đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý tài sản công so với kế hoạch của trường trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý tài sản công đang diễn ra ở trường Đại học Hùng Vương. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại trường.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng các tài sản công
- Tổng số chủng loại tài sản công hiện có.
- Số lượng từng loại tài sản công đang còn sử dụng. - Số lượng từng tài sản công không có nhu cầu sử dụng
- Số lượng từng loại tài sản công hỏng không còn sử dụng được.
3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng tài sản công
- Tần suất sử dụng đối với mỗi loại tài sản công hiện có tại trường. - Trình độ sử dụng tài sản công.
- Tình hình duy tu, bảo dưỡng, mua sắm đầu tư tài sản công
3.2.4.3. Chỉ tiêu định tính phản ánh các ý kiến đề xuất của các khoa, phòng, trung tâm về quản lý tài sản công
- Về đầu tư tài sản:
+ Nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cán bộ sử dụng tài sản công . + Nguồn kinh phí, hình thức đầu tư.
- Về sử dụng:
+ Số lượng và tỷ lệ tài sản công hiệu quả sử dụng cao.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HỌC HÙNG VƯƠNG
4.1.1. Đặc điểm tài sản tại Trường Đại học Hùng Vương
Xuất phát từ đặc điểm đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, tài sản nhà nước của Trường Đại học Hùng Vương chủ yếu phục vụ các nhu cầu trên, bao gồm:
- Đất, nhà và công trình xây dựng; - Máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; - Công cụ, dụng cụ quản lý;
- Tài sản vô hình; - Các loại tài sản khác.
Tài sản Nhà nước tại Trường Đại học Hùng Vương là tài sản được hình thành do:
- Nhà nước giao tài sản cho Trường Đại học Hùng Vương quản lý và sử dụng. - Trường Đại học Hùng Vương mua sắm bằng tiền do ngân sách Nhà nước cấp, có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước và từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi của đơn vị và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Trường Đại học Hùng Vương tiếp nhận tài sản hình thành từ các nguồn: tài trợ, viện trợ, dự án kết thúc của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế khác; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, cho.
Trường Đại học công lập địa phương là trường đại học do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa), trường được đóng tại địa phương. Địa phương quản lý về mặt chính quyền và Bộ Giáo dục quản lý về mặt chuyên môn. Nhiệm vụ chính trị của trường đại học địa phương là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và