Tổ chức thực hiện và chấp hành kế hoạch thu chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 62 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.3.Tổ chức thực hiện và chấp hành kế hoạch thu chi

4.1. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư

4.1.3.Tổ chức thực hiện và chấp hành kế hoạch thu chi

4.1.3.1. Tổ chức thực hiện và chấp hành kế hoạch thu

Bảng 4.7. Kinh phí NSNN cấp cho Ban quản lý các dự án Nguồn thu Nguồn thu 2014 2015 2016 So sánh (%) Kinh phí (Trđ) Cơ cấu(%) Kinh phí (Trđ) Cơ cấu(%) Kinh phí (Trđ) Cơ cấu(%) 15/14 16/15 BQC

1. Kinh phí hoạt động thường xuyên 540 72,97 1.120 76,19 1.350 81,82 207,41 120,54 163,97

2. Kinh phí hoạt động không thường xuyên 200 27,03 350 23,81 300 18,18 175,00 85,71 130,36

Tổng thu từ NSNN 740 100 1.470 100 1.650 100 198,65 12,24 155,45

Thực trạng thu từ NSNN của Ban quản lý các dự án được thể hiện qua bảng 4.7, mức tăng bình quân 55,4% trong tổng thu từ nguồn này.

Về mặt tuyệt đối, năm 2014 tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 0,7 tỷ đồng, năm 2015 đạt trên 1,4 tỷ đồng và năm 2016 tăng lên mức trên 1,6 tỷ đồng.

Trong tổng kinh phí thu được từ NSNN ta có thể thấy nguồn kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất đạt mức trên dưới 80% trong tổng thu từ NSNN qua các năm nghiên cứu. Trong khi đó, nguồn kinh phí dành cho các hoạt động không thường xuyên chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 20% trong tổng thu từ NSNN của Ban quản lý các dự án.

b, Tổ chức thực hiện khoản thu từ hoạt động sự nghiệp

Thông tin trong bảng 4.8 cho thấy năm 2014 tổng thu từ hoạt động sự nghiệp thực tế của Ban quản lý các dự án là trên 2,6 tỷ đồng, năm 2015 là trên 3,4 tỷ đồng, năm 2016 là gần 4,3 tỷ đồng, thể hiện mức tăng bình quân qua 3 năm trên 27 %.

Trong cơ cấu các nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu từ kinh phí giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng cao nhất, được Ban quản lý các dự án coi là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất, thể hiện tỷ trọng ở mức trên 87% trong tổng số thu qua các năm nghiên cứu. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.

Bảng 4.8. Các nguồn thu sự nghiệp của Ban quản lý các dự án

Nguồn thu 2014 2015 2016 So sánh (%)

Trđ (%) Trđ (%) Trđ (%) 15/14 16/15 BQ

Thu từ nguồn thu sự nghiệp 2.688 100 3.468 100 4.344 100 129,02 125,26 127,14

1. Thu từ kinh phí quản lý dự án (2%) 2.480 92,26 3.050 87,95 3.860 88,86 122,98 126,56 124,77

2. Thu từ hoạt động vệ sinh môi trường các tuyến đường

208 7,74 418 12,05 484 11,14 200,96 115,79 158,37

c, Tổng hợp các khoản thu thực hiện qua 3 năm tại Ban quản lý các dự án Các khoản thu thực tế của Ban quản lý các dự án được tổng hợp trong bảng 4.9 cho thấy về tổng quát tất cả các nguồn thu đang đều có xu hướng tăng theo thời gian. Bình quân các nguồn này tăng trên 32%.

Xét về mặt cơ cấu nguồn thu thực tế của Ban quản lý các dự án thì thu từ sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn thu trọng yếu của Ban quản lý các dự án qua các năm nghiên cứu. Số thu thực tế từ sự nghiệp năm 2015 đạt trên 3,4 tỷ đồng, chiếm trên 70% tổng thu của Ban quản lý các dự án, ở năm 2016 là trên 4,3 tỷ đồng, chiếm trên 72%. Bình quân chung qua 3 năm thu thực tế từ sự nghiệp tăng trên 27%.

Thu từ ngân sách cấp chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 25% tổng thu, năm 2014 đạt 0,7 tỷ đồng, chiếm 21.59% trong tổng thu; năm 2015 tăng lên 1,4 tỷ đồng, chiếm 29.77%; năm 2016 đạt trên 1,6 tỷ đồng chiếm 27.53%. Bình quân qua 3 năm nghiên cứu, số thu từ ngân sách của Ban quản lý các dự án tăng 55%.

Từ phân tích trên có thể thấy ở tất cả các nguồn thu của Ban quản lý các dự án đang có xu hướng tăng dần qua các năm về số tuyệt đối. Tuy nhiên, nguồn thu được coi là quan trọng nhất là thu từ sự nghiệp.

Bảng 4.9. Số lượng và cơ cấu các nguồn thu thực tế của Ban quản lý các dự án

Nguồn thu

2014 2015 2016 So sánh

Trđ % Trđ % Trđ % 15/14 16/15 BQ

1. Ngân sách cấp 740 21,59 1.470 29,77 1.650 27,53 198,65 112,24 155,45

- KP hoạt động thường xuyên 540 15,75 1.120 22,68 1.350 22,52 207,41 120,54 163,98

- KP hoạt động không thường xuyên 200 5,84 350 7,09 300 5,01 175,00 85,71 130,36

2. Thu từ sự nghiệp 2.688 78,41 3.468 70,23 4.344 72,47 129,02 125,26 127,14

- Thu từ kinh phí quản lý dự án 2% 2.480 72,34 3.050 61,76 3.860 64,39 122,98 126,56 124,77

- Thu từ hoạt động vệ sinh môi trường các tuyến đường

208 6,07 418 8,47 484 8,08 200,96 115,79 158,38

Tổng thu 3.428 100 4.938 100 5.994 100 144,05 121,39 132,72

4.1.3.2. Tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán chi

Tình hình thực hiện các khoản chi tại Ban quản lý dự án được tổng hợp trong bảng 4.10, thể hiện mức tăng tương đối của tất cả các nhóm chi thực tế qua 3 năm nghiên cứu. Tính bình quân, tổng số chi thực hiện tăng trên 36%, từ mức trên 2,9 tỷ đồng năm 2012 lên trên 5,5 tỷ đồng năm 2014.

Trong cơ cấu tổng chi thực hiện thì chi cho con người và chi nghiệp vụ chuyên môn là hai khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng thực hiện chi của ban qua 3 năm. Trong đó, chi cho con người chiếm tỷ trọng cao hơn, với mức chi năm 2014 là trên 1,8 tỷ đồng, chiếm trên 61% tổng chi, năm 2015 là trên 2,3 tỷ đồng, chiếm trên 53% và năm 2016 là trên 2,9 tỷ đồng chiếm trên 53% tổng chi. Tỷ trọng chi thực tế của nhóm chi cho con người không khác nhiều so với tỷ trọng trong dự toán.

Nhóm chi thực tế cho nghiệp vụ chuyên môn qua 3 năm thể hiện ở năm 2014, chi thực tế cho nhóm này đạt trên 0,5 tỷ đồng, chiếm trên19% trong tổng chi thực tế , năm 2015 mức chi này là trên 0,9 tỷ đồng, chiếm trên 21% tổng chi thực tế, đến năm 2016 chi cho hoạt động chuyên môn ở mức trên 1,5 tỷ đồng, chiếm trên 28% trong tổng chi thực tế.

Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định giữ tỷ trọng thấp nhất và tương đối sát theo dự toán đặt ra, tức là từ khoảng trên dưới 3% trong tổng chi. Điều này cho thấy ban hạn chế mua sắm sửa chữa tài sản cố định, tiết kiệm để chi phí cho con người, cho quản lý.

Bảng 4.10. Tổng hợp các khoản chi đã thực hiện trong 3 năm tại Ban quản lý các dự án

Nội dung 2014 2015 2016 So sánh (%)

(Tr.đ) % (Tr.đ) % (Tr.đ) % 15/14 16/15 BQ

1.Chi cho con người (Nhóm I) 1.829 61,49 2.344 53,68 2.919 53,07 128,16 124,53 126,35

2.Chi quản lý (Nhóm II) 458 15,40 905 20,72 890 16,18 197,59 98,34 147,97

3.Chi nghiệp vụ chuyên môn (Nhóm III) 584 19,64 953 21,82 1.548 28,15 163,18 162,43 162,81

4.Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên (Nhóm IV)

103 3,47 165 3,78 143 2,60 160,19 86,67 123,43

Tổng Cộng 2.974 100 4.367 100 5.500 100 146,84 125,94 136,39

Bảng 4.11. Ý kiến trả lời của cán bộ nhân viên về thực hiện thu chi của Ban quản lý quản lý

Nội dung

Có Không Không biết

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

1. Việc chi của đơn vị có theo quy

chế không? 18 62 11 38 0 0

2. Hàng năm, công tác thu, chi có được báo cáo công khai trước hội nghị cán bộ viên chức không?

17 59 9 31 3 10

3. Xin cho biết đánh giá về tình hình thực hiện thu tài chính trong những năm qua có tốt không?

20 69 6 21 3 10

4. Xin cho biết đánh giá về tình hình thực hiện chi tài chính trong những năm qua có tốt không?

18 62 8 28 3 10

Nguồn: Tác giả thực hiện khảo sát

Kết quả Bảng 11 cho thấy số người cho rằng việc quyết toán thu chi của Ban thực hiện đúng quy chế 62%, trong khi ý kiến về không đúng quy chế là 38%. Về công khai trong quản lý tài chính tại Ban, 59% đánh giá có và có tới 31% số người cho rằng không và 10% không có ý kiến. Về tình hình thu, 69% đánh giá tốt hơn qua các năm, 21% cho rằng chưa tốt hơn. Về tính hình chi, 62% đồng ý mức chi tốt lên nhưng 28% không đồng ý. Trong các câu hỏi trên, 03 người không có ý kiến là: 01 bảo vệ, 01 nấu bếp, 01 tạp vụ. Các kết quả này còn trái chiều, điều này chứng tỏ công tác quản lý tài chính thông qua lập dự toán và công khai tài chính của Ban chỉ mới tập trung ở đối tượng quan tâm mà chưa phổ biến khắp đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 62 - 70)