Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 46)

3.2.1. Khung phân tích

Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ban Quản lý để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Ban. Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả tìm hiểu, phát hiện mối tương quan giữa thu và chi tác động đến chất lượng dịch vụ.

Quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và môi trường

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích quản lý tài chính tại Ban QLDA Tài nguyên và môi trường

Nguồn: Tác giả tự xây dựng 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài tập trung thu thập số liệu và nghiên cứu đánh giá về tình hình thực hiện quy chế quản lý tài chính trong những năm gần đây dựa trên hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. Việc thu thập số liệu tổng thể nói chung và số liệu tài chính kế toán để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về tình hình thực hiện quy chế quản lý tài chính thông qua ban Giám đốc, các phòng ban.

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các báo cáo khoa học, mạng internet …các số liệu về tình hình của địa bàn nghiên cứu.

Xây dựng nguyên tắc chi tiêu Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Lập kế hoạch tài chính Tổ chức chấp hành dự toán Kiểm tra giám sát Hoạch toán quyết toán

Sử dụng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Ban, cụ thể: - Báo cáo Quyết toán thu - chi tài chính các năm 2014, 2015 và 2016.

- Báo cáo tổng hợp Quyết toán, chi tiết, thuyết minh báo cáo tài chính Ban năm 2014, 2015 và 2016.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra gửi bảng hỏi đến toàn bộ các cán bộ lãnh đạo, quản lý tài chính tại Ban, cán bộ công nhân viên của Ban. Số phiếu điều tra phát ra và thu về đều là 32 phiếu.

Kết quả phiếu điều tra sẽ đảm bảo cho việc thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin được đầy đủ, ước lượng thống kê đảm bảo được tính không chệch, tính bền vững và hiệu quả.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê và phân tích xử lý bằng phần mềm Excel.

Phân tích, đánh giá số liệu, tài liệu thu thập, từ đó tổng hợp thực trạng công tác thu chi, tình hình quản lý tài chính tại Ban có đúng theo quy định hay không. 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện quy chế quản lý tài chính tại Ban, đánh giá mức độ thực hiện qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế vướng mắc trong thực hiện quy chế. Qua phân tích thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý trong cơ cấu nguồn thu, hiệu quả của việc khai thác và tận dụng các nguồn thu của Ban, cũng như việc phân bổ danh mục chi tiêu của Ban, việc quản lý chi có hợp lý hay không. Đây là cơ sở để đề xuất hệ thống các giải pháp, các kiến nghị để góp phần nâng cao hơn nữa tính tự chủ tài chính cho Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội.

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài vận dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn dịch, quy nạp... sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển và so sánh để phân tích thực tiễn công tác thực hiện quy chế quản lý tài chính tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường.

- Thống kê, tổng hợp các số liệu thứ cấp để phản ánh tình hình đặc điểm của địa bàn và thực trạng vấn đề nghiên cứu địa bàn.

- Thống kê, tổng hợp các số liệu thứ cấp để đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp tổng hợp, so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các năm: So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở, ví dụ, so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước; So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên mức độ tự chủ của Ban.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích

- Giá trị và tỷ lệ mức tăng, giảm thu so với năm trước. - Giá trị và tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp so với tổng thu.

- Giá trị và tỷ lệ thu phí dịch vụ trực tiếp so với tổng nguồn thu. - Giá trị và tỷ lệ tăng giảm thu phí dịch vụ so với các năm trước. - Giá trị phân bổ tỷ lệ các nguồn thu.

- Cơ cấu nguồn thu, nguồn chi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

4.1.1. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

4.1.1.1. Nguyên tắc xây dựng quy chế

Để chủ động trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên tiết kiệm và có hiệu quả, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi. Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính “Hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Hàng năm, Ban đều thực hiện rà soát và bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban được tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc công khai, minh bạch: Khi ban hành Quy chế, cán bộ, nhân viên của Ban được thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi, với sự tham gia của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong Ban nhằm khai thác, huy động các khả năng tăng nguồn thu trên cơ sở phát triển hoạt động sự nghiệp, triệt để thực hành tiết kiệm, đảm bảo thu đủ bù đắp chi phí, từng bước có tích luỹ, phấn đấu không ngừng cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ viên chức và người lao động.

- Nguyên tắc thống nhất: Quy chế chi tiêu nội bộ sẽ được ban hành khi có sự thống nhất ý kiến của cán bộ, nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong Ban. Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính bình đẳng trong cán bộ, nhân viên đồng thời hạn chế những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản thu, chi.

- Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc này thể hiện sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra.

Tuân thủ nguyên tắc này là khi tiến hành quản lý tài chính, Ban cần quan tâm cả hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh tế, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý tài chính trên cơ sở lợi ích của toàn thể cộng đồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phải đạt được trong từng giai đoạn nhất định với định mức chi hợp lý.

Đánh giá về nguyên tắc áp dụng khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban:

Với hơn 4 năm hoạt động, Ban đã Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên các nguyên tắc cơ bản là công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất. Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị. Trước khi ban hành chính thức, Dự thảo Quy chế được gửi đến toàn thể cán bộ, nhân viên của Ban để lấy ý kiến bằng văn bản đồng thời thông qua buổi họp cán bộ nhân viên, Ban tổ chức lấy ý kiến và biểu quyết công khai. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành sau khi đã chỉnh sửa và thống nhất ý kiến trong toàn đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, theo ý kiến của 29 đối tượng khảo sát, kết quả thể hiện trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Ý kiến trả lời của cán bộ nhân viên về thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính của Ban quản lý

Nội dung

Có Không Không biết

Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %

1. Có được tham gia xây dựng

quy chế chi tiêu nội bộ không? 15 52 14 48 0 0 2. Công tác quản lý tài chính có

đảm bảo tính công bằng không? 19 65 7 24 3 11 Nguồn: Tác giả thực hiện khảo sát

Kết quả Bảng 4.1 cho thấy khá nhiều ý kiến đánh giá chưa tích cực về việc xây dựng quy chế chi tiêu của Ban, cụ thể: Số người được tham gia xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ là 15, chiếm tỷ lệ 52%. Đánh giá về tính công bằng của công tác quản lý tài chính, 19 người (chiếm tỷ lệ 65%) đồng ý, 7 người không đồng ý (24%) và 3 người không có ý kiến (11%).

4.1.1.2. Nội dung của Quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ chủ yếu tập trung vào các nội dung: Quy định về các khoản thu và các khoản chi, cụ thể như sau:

a. Quy định về các khoản thu

Nguồn thu gồm kinh phí từ thực hiện quản lý các dự án (kinh phí 2%) từ các dự án được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt. Ngoài ra, nguồn kinh phí khác thu được từ hoạt động vệ sinh môi trường các tuyến đường của 18 huyện ngoại thành.

b. Quy định về các khoản chi

Các khoản chi thực tế của Ban được thực hiện dựa trên dự toán đã được lập và quy chế chi tiêu nội bộ và thực tiễn phát sinh, bao gồm định mức chi cho con người, chi mua sắm, sửa chữa tài sản.

* Định mức chicho con người:

Nhóm chi cho con người gồm có: khoản thanh toán cho cá nhân, các khoản chi hành chính và chi chuyên môn.

- Các khoản thanh toán cho cá nhân: Bao gồm lương, các khoản phụ cấp, đóng góp theo lương, khen thưởng và phúc lợi.

+Các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương

Cán bộ viên chức trong biên chế và hợp đồng dài hạn được trả căn cứ theo ngạch, cấp bậc, hệ số lương, phụ cấp và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định của từng cán bộ viên chức và hợp đồng dài hạn để xác định mức lương tháng cho từng người, Ban đảm bảo chi hàng tháng gồm lương cơ bản theo hệ số ngạch bậc và các khoản phụ cấp.

Các khoản phụ cấp chức vụ thực hiện theo thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, Ban quy định thanh toán phụ cấp chức vụ hưởng theo chức danh Giám đốc hệ số 0,3; Phó giám đốc hệ số 0,2.

Đối với các khoản phụ cấp khác như phụ cấp làm thêm giờ được xây dựng theo định mức do Nhà nước quy định hoặc dựa trên định mức của Nhà nước để xây dựng định mức làm thêm và được chi trả cùng với lương hàng tháng.

Các trường hợp làm thêm giờ, theo yêu cầu công việc, cán bộ viên chức phải làm thêm ngoài giờ hành chính. Trưởng các bộ phận chủ động bố trí và tạo

điều kiện cho cán bộ viên chức nghỉ bù vào các ngày nghỉ tiếp theo.

Trong trường hợp không thể bố trí nghỉ bù được, trưởng các bộ phận làm đề nghị trình Giám đốc phê duyệt trước khi thực hiện. Mức thanh toán thực hiện theo thông tư liên tịch 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 25/1/2005 về phụ cấp làm thêm giờ như sau:

Tiền lương thêm giờ = Tiền lương giờ x 150% hoặc 200% x Số giờ thực tế làm thêm

Trong đó, mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần. + Chi các khoản đóng góp theo lương:

Chi đóng góp và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, công đoàn phí của cán bộ, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

+ Các khoản chi lương tăng thêm:

Theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Thông tư hướng dẫn số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính. Nguồn kinh phí sau khi đã đảm bảo chi phí các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hợp lý trên tinh thần tiết kiệm và trích lập các quỹ theo quy định thì thu nhập tăng thêm được tính để chi trả cho cán bộ viên chức và lao động hợp đồng được tính theo quý hoặc 6 tháng. Thu nhập lương tăng thêm hàng tháng của CBVC được tính theo công thức sau:

Tiền lương tăng thêm cá nhân = Lương tối thiểu người/ tháng do nhà nước quy định x Hệ số tăng thêm của cá nhân x Hệ số lương cơ bản ( gồm cả phụ cấp thâm niên vượt khung + phụ cấp chức vụ) Tiền lương tăng thêm của cá nhân trong công thức trên được nhân với tỉ lệ % cân đối quỹ lương tăng thêm. Tỉ lệ hệ số thu nhập tăng thêm do Giám đốc Ban quyết định trên cơ sở kết quả hoạt động và doanh thu thực tế. Hệ số thu nhập tăng thêm của cá nhân không vượt quá 1 lần theo quy định. Căn cứ vào quỹ

lương hàng năm và kết quả hoạt động, nguồn thu thực tế hệ số thu nhập có thể thay đổi cùng tỉ lệ tương ứng để chi trả. Chi hỗ trợ lương thu nhập tăng thêm hàng quý hoặc 6 tháng đối với cán bộ công chức, viên chức và cán bộ hợp đồng đang công tác tại Ban quản lý dự án:

Phương án trả thu nhập tăng thêm được chia thành 3 loại:

Loại A: Hoàn thành tốt nhiệm vụ hưởng hệ số thu nhập tăng thêm cao nhất là 100%.

Loại B: Hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực bằng 60%. Loại C: Hoàn thành nhiệm vụ bằng 20%.

+ Chi khen thưởng:

Mức chi khen thưởng cho cán bộ, viên chức được căn cứ vào Luật thi đua, khen thưởng. Căn cứ vào chênh lệch thu lớn hơn chi, Giám đốc sẽ quyết định mức chi trả thu nhập tăng thêm và mức chi khen thưởng sao cho phù hợp.

+ Chi phúc lợi:

Chi phúc lợi là một khoản chi không thể thiếu tại Ban. Hàng năm vào các dịp lễ tết, trợ cấp khó khăn; chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ các đối tượng trong cơ quan và các đối tượng có quan hệ công tác với Ban. Mức chi phúc lợi căn cứ dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 46)