Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Ban quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 77 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Ban quản lý

4.1. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư

4.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của Ban quản lý

án Tài nguyên và Môi trường

4.1.6.1. Nhân tố bên trong

a. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Hiện nay theo biên chế được giao, Ban có 32 người. Xét về trình độ có 8 người có trình độ sau đại học, đại học là 19 người; cao đẳng là 5 người. Hầu hết các cán bộ viên chức có tuổi đời còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nhất là trong lĩnh quảm lý tài chính. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong quản lý tài chính của Ban. Tiếp đến là các phòng nghiệp vụ, trong đó, giúp việc trực tiếp cho Giám đốc về quản lý tài chính là Phòng Kế toán hành chính với chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban Giám đốc khi ra quyết định tài chính, hoặc quyết định hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị được giao.

Tuy nhiên, vấn đề tổ chức bộ máy tại Ban còn có sự tham gia của cả cơ quan quản lý là Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội, do đó quyền của Giám đốc bị hạn chế nhiều. Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) là các đơn vị tự chủ một phần hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thì việc tuyển dụng được quyết định bởi cơ quan quản lý trực tiếp. Do vậy, ngay từ khâu tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị phải theo các bước sau: Cơ quan quản lý giao chỉ tiêu biên chế cho ĐVSNCL và ĐVSNCL xây dựng kế hoạch tuyển dụng và Cơ quan quản lý duyệt kế hoạch tuyển dụng và ĐVSNCL thành lập hội đồng tuyển dụng, thông báo tuyển dụng, nhận hồ sơ, tổ chức tuyển dụng, chấm điểm, thông báo kết quả tuyển dụng, Cơ quản quản lý phê chuẩn kết quả tuyển dụng và Người đứng đầu ĐVSNCL ký hợp đồng làm việc với viên chức.

Bên cạnh tuyển dụng nguồn nhân lực, việc sử dụng, quản lý viên trong Ban hiện nay vẫn nặng về tính hành chính hơn là coi trọng các yếu tố liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ. Các quy định về tiền lương, nội dung quản lý đối với viên chức còn khá chặt chẽ, quỹ lương hạn chế gây ảnh hưởng lớn tới việc thu hút nhân lực, nhất là người có tài năng đến làm việc. Hơn nữa, việc xác định vị trí việc làm của viên chức còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và triển khai nên gây nhiều hạn chế cho hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát của người đứng đầu. Do vậy, không tránh khỏi có một bộ phận không nhỏ những người làm việc tại Ban đảm nhận vị trí chưa thực sự đúng với chuyên môn, năng lực của mình.

b. Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ

Ban quản lý dự án Tài nguyên và Môi trường là một đơn vị mới được thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn tại Ban thay đổi theo từng năm để phù hợp với tình hình thực tế.

Bảng 4.15. Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn tại Ban quăn lý dự án Tài nguyên và Môi trường qua 3 năm 2014, 2015, 2016

Trình độ chuyên môn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ Người Tỷ lệ

Sau đại học 6 23,1% 6 21,4% 8 25% Đại học 15 57,7% 17 60,7% 19 59,4% Cao đẳng 5 19,2% 5 17,9% 5 15,6%

Tổng 26 100% 28 100% 32 100%

Nguồn: Phòng kế toán hành chính Ban quản lý dự án

Qua bảng số liệu ở trên, ta thấy: số lượng cán bộ viên chức có trình độ sau đại học trung bình các năm tăng không nhiều. Năm 2014,2015 là 6 người, năm 2016 là 8 người; tỷ lệ này so với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính là chưa cao. Tỷ lệ đại học tăng hàng năm: Năm 2014 chiếm 57,7%, năm 2015 là 60,7%, năm 2016 là 59,4%. Bên cạnh đó số lao động có trình độ cao đẳng giữ nguyên tỷ lệ là 5 người qua 3 năm 2014, 2015, 2016. Qua bảng trên cho thấy Ban cần có chính sách trong công tác đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, viên chức đáp ứng được những thách thức trong công tác hỗ trợ tài chính các dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

Nhằm nầng cao năng lực quản lý tài chính và trình độ chuyên môn của cán bộ, công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực chưa được Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường quan tâm.

Phương pháp đào tạo: Hiện nay, Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường sử dụng khá nhiều phương pháp đào tạo như đào tạo tại chỗ, kèm cặp, cử đi học tại trung tâm đào tạo. Tuy nhiên những phương pháp đào tạo mà Ban đang sử dụng chủ yếu là những phương pháp đào tạo ngắn hạn, thời gian đào tạo dài nhất cho một khóa chỉ là 10 ngày để có thể đảm bảo công việc của Ban không bị ảnh hưởng. Do đó, rất khó để có thể đào tạo người lao động có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của Ban trong dài hạn.

Bảng 4.16. Tình hình đào tạo cán bộ, viên chức Ban quản lý dự án Tài nguyên và Môi trường

Năm Nội dung, lớp đào tạo

Thời gian đào tạo

Đối tượng đào tạo Kinh phí tổ chức Ghi chú 2014 Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư và phân tích tài chính 10 ngày Cán bộ, viên chức phòng Kế hoạch đầu tư 20.000.000 đ Lớp bồi dưỡng chuyên viên 2 tháng 4 chuyên viên/năm 6.000.000 đ Cập nhật chính sách

về hóa đơn chứng từ 10 ngày

Phòng Kế toán

hành chính 5.000.000 đ

2015

Thẩm định hiệu quả dự án đầu tư và phân tích tài chính 10 ngày Cán bộ, viên chức phòng Kế hoạch đầu tư 30.000.000 đ Lớp bồi dưỡng chuyên viên 2 tháng 4 chuyên viên/năm 6.000.000 đ 2016 Lớp quản lý công tác

giám sát đầu tư 5 ngày

Trưởng, phó các phòng ban và phòng Quản lý giám sát 8.000.000 đ Lớp bồi dưỡng chuyên viên 2 tháng 4 chuyên viên/năm 6.000.000 đ Lớp đào tạo Luật Đất

đai năm 2013 5 ngày

Cán bộ, viên chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phòng Thẩm định 30.000.000 đ

Nguồn: Phòng Kế toán hành chính Ban quản lý dự

Chi phí hàng năm dành cho đào tạo: Hiện nay kinh phí đào tạo của Ban vẫn chưa được thành lập một quỹ riêng mà vẫn được hạch toán vào chi không thường xuyên, nên nguồn kinh phí đào tạo hàng năm phải dựa vào tình hình thu chi tài chính của Ban thì mới xác định cụ thể được. Điều này làm cho kế hoạch đào tạo hàng năm của Ban chưa có sự ổn định mà phải dựa vào nguồn kinh phí đào tạo rồi mới xác định nhu cầu đào tạo cụ thể của Ban trên cơ sở các kế hoạch đào tạo mà các bộ phận cơ sở trình lên.

Đánh giá chương trình đào tạo còn chưa khoa học và chưa thực sự rõ ràng, chưa có kế hoạch đào tạo: Người làm công tác đào tạo chưa đánh giá hiệu quả của khóa học sau khi người lao động học xong và thực hiện công việc một thời gian, do

vậy việc đánh giá khóa học chưa hoàn toàn chính xác vì chưa có đủ thông tin để có thể đánh giá là khóa học có mang lại hiệu quả hay không, những kiến thức ấy có thực sự áp dụng tốt trong thực tiễn quản lý của Ban không. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo của Ban còn những bất cập cần giải quyết.

4.1.6.2. Nhân tố bên ngoài

a. Nhân tố môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường được thực hiện theo Quyết định số 3589/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội. Trong đó đã quy định rõ tổ chức hoạt động của Ban:

- Đầu tư trong lĩnh vực môi trường có chi phí rất lớn, thời gian hoàn vốn dài, hiệu quả kinh tế thấp, trong khi các chính sách tín dụng đối với dự án môi trường không khác biệt nhiều các loại hình dự án khác hơn nữa do vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội từ ngân sách Thành phố cấp, các dự án đầu tư phải quản lý chi phí theo quy định của nhà nước (phải có tài sản đảm bảo, tuân thủ các quy định về đầu tư xây dựng, đấu thầu, .…) gây khó khăn cho các chủ đầu tư tiếp cận vốn ưu đãi trong lĩnh vực môi trường.

- Quyết định số 4735/QĐ-UBND, ngày 15/9/2009, của UBND Thành phố Hà Nội) quy định về vốn Điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là 50 tỷ VNĐ và 100.000 USD. Với quy định như thế vốn điều lệ là rất nhỏ, không thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động BVMT. Quy định về đối tượng được hỗ trợ, tài trợ tài chính và các hình thức hỗ trợ tài chính; cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ vay vốn, bảo lãnh cho vay, tài trợ và đồng tài trợ,... (theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND, ngày 23/8/2010 của UBND Thành phố Hà Nội), Quy chế quản lý tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (theo quyết định số 910/QĐ-UBND, ngày 23/2/2011 của UBND Thành phố Hà Nội),... có những điểm cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế.

b. Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên

Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, phạm vi địa chính của Hà Nội rất rộng và đa dạng. Các cơ quan Ban ngành có trụ sở chủ yếu là ở trung tâm Thủ đô nên cơ hội việc làm khá hấp dẫn, làm cho tình trạng di dân từ nông thôn ra thành phố, vào các quận nội thành tăng lên nhanh chóng. Điều đó làm tăng nhu cầu về BVMT. Đồng thời, do mới sáp nhập thêm tỉnh Hà Tây và một số đơn vị của tỉnh Vĩnh Phúc, nhu cầu BVMT trên

địa bàn nông thôn cũng tăng lên. Tất cả điều đó làm gia tăng nhu cầu lập các dự án cho BVMT trên địa bàn để giải quyết những vấn đề nảy sinh về môi trường.

Những năm qua, hoạt động của Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường đã có nhiều cố gắng để giải quyết hợp lý nhu cầu trên, song do nguồn tài chính có hạn, các nguồn vốn tài trợ ODA còn chưa nhiều nên các dự án về BVMT còn hạn chế.

Theo số liệu thống kê tại Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường trong 3 năm 2014, 2015, 2016 thực hiện các dự án BVMT là 20 dự án, trong khi đó số dự án giải ngân là 11 dự án, đạt tỷ lệ 55%. Xem bảng 4.17

Bảng 4.17. Số dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường

2014 2015 2016 Tổng

Số dự án đầu tư xây dựng 3 7 10 20 Số dự án giải ngân 1 4 6 11

Tỷ lệ (%) 33 57 60 55

Nguồn: Ban quản lý dự án

c. Nhóm các nhân tố về kinh tế

Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các chủ đầu tư dự án trong lĩnh vực BVMT . Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường bên ngoài. Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh. Thông thường sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong ngành.

Nghị quyết về kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của Thành phố Hà Nội 05 năm (2011 – 2015) với mục tiêu “Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, hài hòa với phát triển văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao chất

lượng đời sống nhân dân. Phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới trên cơ sở quy hoạch đồng bộ, văn minh, hiện đại. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tạo nền tảng cơ bản để thực hiện hoàn thành trước từ 1- 2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, góp phần cùng cả nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Với vị thế là trái tim, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, Hà Nội đã và đang có sự ưu tiên tập trung đầu tư phát triển. Qua hơn 25 năm đổi mới kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng kinh tế liên tục đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế của cả nước.

Song song với bước phát triển thì chính là ô nhiêm môi trường do vậy thành phố Hà Nội cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường: Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong suốt thời gian qua đã gây ra những hiểm họa về môi trường sinh thái, môi trường trở thành nơi nơi tiếp nhận các chất thải của các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Môi trường của Hà Nội ngày càng bị ô nhiễm bởi những tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội như chất thải gây ô nhiễm chưa được kiểm soát, ô nhiễm làng nghề, khu cụm công nghiệp cũng như chưa có những biện pháp cần thiết để xử lý được tốt các vấn đề này. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổng lượng chất thải rắn thải ra trong môi trường mỗi ngày lên đến hàng nghìn tấn bao gồm chất thải sinh hoạt đô thị, chất khải công nghiệp, chất thải khu vực nông thôn, chất thải xây dựng...Cách xử lý chất thải hiện nay là một số chất thải rắn nguy hại được xử lý riêng bằng phương pháp thiêu đốt, một số ít được xử lý chế biến thành phân hữu cơ vi sinh, còn lại chủ yếu xử lý bằng hình thức đổ thải tại các bãi rác và chôn lấp, tuy nhiên có rất nhiều bãi rác không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường nước dùng sinh hoạt, môi trường không khí xung quanh... ảnh hưởng đến vệ sinh, chất lượng cuộc sống của những người dân xung quanh bãi thải. Đối với lượng nước công nghiệp, làng nghề, bệnh viện, sinh hoạt...liên tục gia tăng tuy nhiên đến nay mới chỉ chú trọng việc xử lý nước thải y tế còn nước thải sinh hoạt, dịch vụ... không được xử lý mà đổ trực tiếp xuống các hệ thống thoát nước sông, ao, hồ đã làm gây ô nhiễm môi trường, điển hình nhất phải kể đến là sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét...Vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng đang là thách thức đe dọa đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế của Hà Nội trong thời gian tới.

Chính vì vậy, Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường cần nhìn nhận rõ những chính sách của Thành phố để nâng cao vị thế của Ban trong công tác phát triển kinh tế Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Hệ thống thuế và mức thuế: Luật Thuế Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Luật thuế bảo vệ môi trường nhằm: Khắc phục hạn chế của phí xăng dầu trước đây và đưa thêm một số mặt hàng vào đối tượng chịu thuế; Tiếp tục cải cách, xây dựng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 77 - 83)