Đánh giá công tác quản lý tài chính của ban quản lý dự án tài nguyên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 83 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.Đánh giá công tác quản lý tài chính của ban quản lý dự án tài nguyên và

chức những buổi tuyên truyền BVMT đến các lứa tuổi trên địa bàn Thành phố từ học sinh tiểu học đến sinh viên các trường đại học và đến các nhà văn hóa của các tổ dân phố. Đồng thời, tổ chức đạp xe để tuyên truyền văn hóa bảo vệ môi trường cho người dân Thủ đô.

Bảng 4.18. Bảng tổng hợp các buổi tuyên truyền bảo vệ môi trường của Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường

ĐVT 2014 2015 2016

Lượt người đến nghe tuyên truyền Người 4,500 7,500 8,000

Kinh phí Tr.đồng 135 225 240

Nguồn: Ban quản lý dự án

Kinh phí chi ra không nhỏ còn lớn hơn kinh phí Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường dành cho đào tạo hàng năm nhưng thật sự chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong vấn đề nhận thức BVMT. Ban quản lý dự án Tài nguyên và môi trường cần xây dựng những bài tuyên truyên cho từng lứa tuổi cũng có thể phân ra là cá nhân, tập thể nên là gì trong công tác BVMT.

4.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

4.2.1. Kết quả đạt được

Từ thực trạng quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án Tài nguyên và Môi trường có thể đánh giá tổng quát: Quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án trong 3 năm qua đã có nhiều đổi mới tích cực, cụ thể trên các khía cạnh sau:

Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Ban đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên các nguyên tắc cơ bản là công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất. Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành sau khi đã chỉnh sửa và thống nhất ý kiến trong toàn đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Về công tác lập dự toán thu chi,Ban đã thực hiện công tác lập dự toán đều đặn vào đầu năm tài chính. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở có ưu điểm là rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động. Công tác lập dự toán các khoản thu, chi của đơn vị đã được tiến hành một cách nghiêm túc, tuân thủ theo quy trình lập dự toán chặt chẽ, đúng trình tự, thời gian quy định. Đặc biệt, dự toán được lập trên cơ sở bám sát nhu cầu thực tế của từng nhiệm vụ, từng đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự toán luôn được quan tâm. Các khoản thu, chi bám sát dự toán giao đầu năm, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, công khai minh bạch và đúng quy trình của Luật NSNN.

Về tổ chức thực hiện và chấp hành thu chi, phân tích thực trang thấy ở tất cả các nguồn thu của Ban quản lý các dự án đang có xu hướng tăng dần qua các năm về số tuyệt đối. Nguồn thu được coi là quan trọng nhất là thu từ sự nghiệp. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định giữ tỷ trọng thấp nhất và phù hợp với dự toán, chiếm khoảng 3% trong tổng chi. Điều này cho thấy Ban hạn chế mua sắm sửa chữa tài sản cố định, tiết kiệm để chi phí cho con người.

Về kiểm tra, kiểm soát thu chi, công tác kiểm tra, kiểm soát tại Ban quản lý dự án được thực hiện cả ở hai cấp độ là thường xuyên và đột xuất. Các khoản thu chi thường xuyên hoặc không thường xuyên đều được kiểm soát, đối chiếu với dự toán được giao, đối chiếu với quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn, chế độ chính sách thực hiện thanh toán cho đơn vị theo trình tự, thủ tục quy định. Việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có thể quản lý chi tiêu theo một trật tự nhất định.

Về hạch toán kế toán và quyết toán thu chi, sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ kế toán đến hết ngày 31/12, kiểm tra số liệu, Ban lập báo cáo quyết toán. Quyết toán chi từ nguồn NSNN cấp và chi từ nguồn thu sự nghiệp cho Ban được

tổng hợp theo đúng trình tự, đúng nội dung theo mục lục NSNN và mẫu biểu của Bộ Tài chính quy định. Số liệu quyết toán được tổng hợp chi tiết đến từng khoản chi, nhiệm vụ chi và mục chi theo hệ thống mục lục NSNN quy định.

4.2.2. Tồn tại và nguyên nhân

4.2.2.1. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong quản lý tài chính, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động, nhưng công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý các dự án cũng còn một số hạn chế cần khắc phục:

Về xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, đánh giá về tính công bằng của công tác quản lý tài chính còn chưa được sự ủng hộ của toàn bộ cán bộ, nhân viên. Chế độ chính sách tài chính có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn mang tính bình quân nên chưa thực sự khuyến khích được những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Ban, tạo ra tư tưởng bao cấp cho một bộ phận cán bộ công nhân viên và người lao động. Theo ý kiến của cán bộ nhân viên về tính đảm bảo công bằng trong quản lý tài chính tại Ban, 24% ý kiến cho rằng không công bằng và 11% số người cho rằng họ chẳng biết công tác quản lý ấy có đảm bảo công bằng hay không.

Về công tác lập dự toán thu chi, do phương pháp lập dự toán thường thích hợp với những hoạt động mang tính ổn định nên nó không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch. Do đó, để thực hiện đổi mới quản lý tài chính theo yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán mới, dựa trên các nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Trong thời gian qua, quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án còn một số hạn chế, chưa chủ động trong việc triển khai lập dự toán, việc lập dự toán của các đơn vị chưa bám sát nhu cầu thực tế, không có tính dự báo trước các khoản phát sinh trong kế hoạch; việc phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn để theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí của đơn vị còn chưa chặt chẽ; trình độ của đội ngũ cán bộ làm quản lý tài chính còn hạn chế. Vì vậy, có những khoản chi chưa hợp lý nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng lãng phí.

Về tổ chức thực hiện và chấp hành thu chi, nguồn kinh phí hoạt động của Ban quản lý các dự án chủ yếu vẫn là nguồn thu sự nghiệp, nguồn NSNN cấp tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu chi của Ban, NSNN cấp chủ yếu chi cho thanh toán cá nhân, còn các khoản chi hành chính khác đều phụ thuộc vào nguồn thu hoạt động sự nghiệp. Qua kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ, công nhân viên

chức về công tác quản lý tài chính tại Ban quản lý các dự cho thấy có khá nhiều ý kiến đánh giá chưa tích cực về thực trạng quản lý tài chính của Ban. 59% số ý kiến được hỏi cho rằng không được tham gia vào công tác lập dự toán chi tiêu của Ban, trong khi số ý kiến cho rằng mình đã không được tham gia xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cũng chiếm đến 48% câu trả lời. Số người cho rằng việc quyết toán thu chi của Ban chưa được công khai lên tới 38%.

Về kiểm tra, kiểm soát thu chi, mặc dù đây là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có quyết định phù hợp của Ban giám đốc, tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát với việc sử dụng kinh phí ở đơn vị còn thiếu chặt chẽ, chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục mà chủ yếu tập chung vào lúc quyết toán nên chưa đánh giá được hiệu quả tình hình quản lí và sử dụng kinh phí ở đơn vị .

Về hạch toán kế toán và quyết toán thu chi, mặc dù đã thực hiện đúng theo quy định nhưng đội ngũ kế toán về cơ bản chỉ cung cấp thông tin bắt buộc theo quy định mà chưa đưa các thông tin phân tích, mang tính tư vấn của kế toán quản trị, giúp Ban giám đốc có thông tin phục vụ việc ra quyết định, tăng hiệu quả sử dụng nguồn thu, chi tại đơn vị.

4.2.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân, luôn tồn tại sự không tương đồng giữa mục tiêu của tổ chức với cá nhân. Để đạt 100% sự đồng thuận là lý tưởng và khó có thể xảy ra trong bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, điều này còn có thể do thông tin chưa đến kịp và đầy đủ tới toàn bộ người lao động tại đơn vị.

- Công tác quản lý của các cấp chưa thống nhất, các định mức cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chưa được thống nhất. Do đó, đơn vị gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý tài chính.

- Do trình độ quản lý tài chính của thủ trưởng đơn vị còn hạn chế, trình độ chuyên môn của bộ máy giúp việc về tài chính không đồng đều, nên chưa đề xuất, tham mưu đầy đủ và kịp thời cho thủ trưởng đơn vị về những chính sách tài chính để thúc đẩy hoạt động có hiệu quả hơn trong đơn vị.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị chưa thực sự hiểu biết về lĩnh vực quản lý lao động, cơ sở vật chất và tài chính khi được giao quyền tự chủ. Do đó, gặp phải khó khăn trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sự phát triển của đơn vị.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 83 - 87)