Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam

2.2.2.1. Ban quản lý dự án tỉnh Thái Bình

Qua khảo sát kinh nghiệm trong quản lý tài chính như sau: Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Ban quản lý dự án tỉnh Thái Bình đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế thu, chi trên cơ sở đã được thảo luận dân chủ, công khai trong cán bộ viên chức toàn đơn vị, có ý kiến tham gia của Công đoàn xây dựng được các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị, chủ động quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định cho phù hợp với đặc thù và hoạt động chuyên môn, trong đó có một số nội dung và định mức khoán như: văn phòng phẩm, công tác phí, tiền điện sinh hoạt, làm việc tại văn phòng,...hiệu quả, tiết kiệm, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ

viên chức trong toàn đơn vị. từ nguồn Theo Quyết định số 2396, ngày 7- 9-2016.

2.2.2.2. Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Ninh

Qua khảo sát kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính cho thấy: Việc quản lý tài chính của Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Ninh là ban hành quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, việc thực hiện thu chi đã được Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Ninh xây dựng trong quy chế tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, từ đó làm cơ sở kiểm soát chi chặt hơn. Để đảm bảo triển khai việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Ban quản lý dự án tỉnh Bắc Ninh ban hành các quy định quản lý tài chính cụ thể về mục tiêu, cách thức, biện pháp thực hiện, quy định rõ, minh bạch về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu về tài chính và việc sử dụng các nguồn lực tài chính làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nguồn từ quyết định số 169/UB ngày 30/6/1996 của UBND tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý tài chính đối với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội

Từ kinh nghiệm quản lý tài chính của một số quốc gia trên thế giới và một số Ban quản lý dự án tại Việt Nam, bài học rút ra cho Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội như sau:

- Trong quá trình quản lý tài chính cần kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi tiêu, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

- Xây dựng cơ chế chi tiêu phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng nguồn kinh phí của đơn vị.

- Công tác lập dự toán phải bám sát nhu cầu thực tế, có dự báo trước những khoản phát sinh trong kế hoạch nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý chi theo đúng dự toán giao.

- Phối hợp chặt chẽ các phòng, các bộ phận trong quá trình quản lý, điều hành thực hiện dự toán, quyết toán; công tác hoạch toán và quyết toán phải kịp thời, đúng nội dung kinh tế.

- Thực hiện phân công, phân cấp nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn; tăng cường tính chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra nội bộ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu: Lập dự toán, thực hiện, chấp hành dự toán và quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)