Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Khung phân tích

Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Ban Quản lý để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Ban. Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả tìm hiểu, phát hiện mối tương quan giữa thu và chi tác động đến chất lượng dịch vụ.

Quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và môi trường

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích quản lý tài chính tại Ban QLDA Tài nguyên và môi trường

Nguồn: Tác giả tự xây dựng 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài tập trung thu thập số liệu và nghiên cứu đánh giá về tình hình thực hiện quy chế quản lý tài chính trong những năm gần đây dựa trên hai nguồn thứ cấp và sơ cấp. Việc thu thập số liệu tổng thể nói chung và số liệu tài chính kế toán để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về tình hình thực hiện quy chế quản lý tài chính thông qua ban Giám đốc, các phòng ban.

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các báo cáo khoa học, mạng internet …các số liệu về tình hình của địa bàn nghiên cứu.

Xây dựng nguyên tắc chi tiêu Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ Lập kế hoạch tài chính Tổ chức chấp hành dự toán Kiểm tra giám sát Hoạch toán quyết toán

Sử dụng báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của Ban, cụ thể: - Báo cáo Quyết toán thu - chi tài chính các năm 2014, 2015 và 2016.

- Báo cáo tổng hợp Quyết toán, chi tiết, thuyết minh báo cáo tài chính Ban năm 2014, 2015 và 2016.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập bằng phương pháp điều tra gửi bảng hỏi đến toàn bộ các cán bộ lãnh đạo, quản lý tài chính tại Ban, cán bộ công nhân viên của Ban. Số phiếu điều tra phát ra và thu về đều là 32 phiếu.

Kết quả phiếu điều tra sẽ đảm bảo cho việc thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin được đầy đủ, ước lượng thống kê đảm bảo được tính không chệch, tính bền vững và hiệu quả.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê và phân tích xử lý bằng phần mềm Excel.

Phân tích, đánh giá số liệu, tài liệu thu thập, từ đó tổng hợp thực trạng công tác thu chi, tình hình quản lý tài chính tại Ban có đúng theo quy định hay không. 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích đánh giá tình hình thực hiện quy chế quản lý tài chính tại Ban, đánh giá mức độ thực hiện qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế vướng mắc trong thực hiện quy chế. Qua phân tích thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý trong cơ cấu nguồn thu, hiệu quả của việc khai thác và tận dụng các nguồn thu của Ban, cũng như việc phân bổ danh mục chi tiêu của Ban, việc quản lý chi có hợp lý hay không. Đây là cơ sở để đề xuất hệ thống các giải pháp, các kiến nghị để góp phần nâng cao hơn nữa tính tự chủ tài chính cho Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội.

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài vận dụng các phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn dịch, quy nạp... sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển và so sánh để phân tích thực tiễn công tác thực hiện quy chế quản lý tài chính tại Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường.

- Thống kê, tổng hợp các số liệu thứ cấp để phản ánh tình hình đặc điểm của địa bàn và thực trạng vấn đề nghiên cứu địa bàn.

- Thống kê, tổng hợp các số liệu thứ cấp để đánh giá ảnh hưởng của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đến đời sống nhân dân.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp tổng hợp, so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các năm: So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở, ví dụ, so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước; So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên mức độ tự chủ của Ban.

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích

- Giá trị và tỷ lệ mức tăng, giảm thu so với năm trước. - Giá trị và tỷ lệ ngân sách nhà nước cấp so với tổng thu.

- Giá trị và tỷ lệ thu phí dịch vụ trực tiếp so với tổng nguồn thu. - Giá trị và tỷ lệ tăng giảm thu phí dịch vụ so với các năm trước. - Giá trị phân bổ tỷ lệ các nguồn thu.

- Cơ cấu nguồn thu, nguồn chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 46 - 49)