Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 28 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài

2.1.4.Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4.Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu

2.1.4.1. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính phủ các đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ triển khai

thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan chủ quản, Kho bạc…) giám sát hoạt động tài chính của đơn vị theo tinh thần tự chủ tài chính do nhà nước chủ trương.

a. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Quy chế chi tiêu nội bộ có các mục đích như sau:

- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị; Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; Thực hiện kiểm soát của Kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định; Sử dụng tài sản đúng mục đích, hiệu quả; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, thu hút và giữ được những người có năng lực trong đơn vị.

b. Nguyên tắc, nội dung và phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

- Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi giám sát thực hiện; gửi Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Trường hợp có các quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp; đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.

- Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.

- Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:

tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi các đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; Chế độ công tác phí nước ngoài; Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chế độ chính sách thực hiện tinh giảm biên chế; Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ tài chính - Bộ khoa học và công nghệ.

Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện nước, công tác phí, kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

c. Cơ sở pháp lý xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phải dựa trên các cơ sở pháp lý dưới đây:

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập.

Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.

Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 và Thông tư số 113/2007/TT- BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ Tài chính hướng chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế về tài chính.

2.1.4.2. Lập dự toán thu chi

Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi tài chính hằng năm của đơn vị một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Các đơn vị sự nghiệp có thu khi lập dự toán thu chi tài chính của đơn vị mình cần căn cứ vào định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ vào nhiệm vụ được giao của đơn vị năm kế hoạch. Việc lập dự toán có thể được thực hiện theo một trong hai phương pháp: phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở quá khứ, dựa vào kết quả hoạt động thực tế của năm trước liền kề, có điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến và phương pháp lập dự toán dựa trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, dự toán chi có thể được xác định dựa trên cơ sở phân chia các nhóm mục chi (chi cho con người hay chi thanh toán cho cá nhân; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản; và các khoản chi khác) và tiến hành tính toán số chi thường xuyên cho từng nhóm mục chi cụ thể.

Mục đích của việc lập dự toán phải đảm bảo: Cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống; thực hiện các mục tiêu đã đề ra; là căn cứ đánh giá thực hiện; dự báo khi có tiềm ẩn; liên kết toàn bộ các hoạt động của đơn vị; tạo động lực khuyến khích nhân viên.

- Căn cứ lập dự toán thu, chi hàng năm:

+ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; + Những nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị sự nghiệp có thu;

+ Chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, thông tư hướng dẫn của nhà nước, quy định nội bộ của đơn vị sự nghiệp có thu;

+ Tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm trước;

- Thời hạn lập dự toán: Căn cứ chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về thời hạn lập dự toán thu, chi và thông báo số kiểm tra về dự toán thu, chi;

Việc lập dự toán được thực hiện căn cứ vào các quy định tại Điều 37 của Luật NSNN Việt Nam và Điều 30 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Lập dự toán thu, chi thường xuyên:

+ Dự toán thu: Đơn vị căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập dự toán các khoản thu phí, lệ phí; căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng đơn vị đã ký kết để lập dự toán thu đối với các khoản thu sự nghiệp.

+ Dự toán chi: Đơn vị thực hiện lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ theo quy định như: chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác hoạt động sự nghiệp và chi hoạt động dịch vụ.

- Lập dự toán các khoản chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán theo từng nhiệm vụ chi theo quy định.

Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp gửi cơ quan chủ quản theo quy định của pháp luật.

- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: căn cứ vào quy định của nhà nước để lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Trong đó: kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động thường xuyên theo mức kinh phí NSNN đảm bảo hoạt động năm trước liền kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

- Đối với dự toán chi không thường xuyên: lập dự toán theo từng nhiệm vụ được giao và theo quy định hiện hành.

2.1.4.3. Tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán thu chi tài chính

- Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đây là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán của đơn vị thành hiện thực. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị, việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách (từ 01/01 đến 31/12 hàng năm).

Các đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao; đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Sau khi được cơ quan chủ quản giao dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên và dự toán các khoản chi không thường xuyên, các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của đơn vị mình.

Đối với các khoản chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình; đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán.

Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước: Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị. Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

- Các căn cứ tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán thu chi tài chính: Một là, dựa vào định mức chi được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Đây là căn cứ mang tính quyết định nhất trong quá trình tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước, bởi vì hầu hết các nhu cầu chi đã có định mức, tiêu chuẩn và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và thông qua.

Hai là, dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi ngân sách nhà nước trong mỗi kỳ báo cáo. Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước luôn bị giới hạn bởi khả năng huy động của các nguồn thu. Mặc dù các khoản chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán nhưng khi số thu không đảm bảo vẫn phải cắt giảm một phần nhu cầu chi tiêu. Đây là một trong những giải pháp thiết lập lại sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán.

Ba là, dựa vào các chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện và chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước, bởi vì tính hợp lý của các khoản chi sẽ được xem xét dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ của Nhà nước đang có hiệu lực thi hành. Để làm được điều đó các chính sách, chế độ phải phù hợp với thực tiễn.

2.1.4.4. Kiểm tra, kiểm soát thu chi tài chính

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến. Do vậy đòi hỏi phải có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp. Việc kiểm tra giúp đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Cùng với việc kiểm tra, kiểm soát công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì không đạt hiệu quả gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh nghiệm quản lý.

- Sau mỗi quý, năm ngân sách, đơn vị sự nghiệp lập báo cáo quyết toán quý, quyết toán năm gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Quyết toán thu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 28 - 36)