Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 83 - 85)

Từ thực trạng quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án Tài nguyên và Môi trường có thể đánh giá tổng quát: Quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án trong 3 năm qua đã có nhiều đổi mới tích cực, cụ thể trên các khía cạnh sau:

Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Ban đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ dựa trên các nguyên tắc cơ bản là công khai, minh bạch, hiệu quả và thống nhất. Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành sau khi đã chỉnh sửa và thống nhất ý kiến trong toàn đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

Về công tác lập dự toán thu chi,Ban đã thực hiện công tác lập dự toán đều đặn vào đầu năm tài chính. Phương pháp lập dự toán trên cơ sở có ưu điểm là rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động. Công tác lập dự toán các khoản thu, chi của đơn vị đã được tiến hành một cách nghiêm túc, tuân thủ theo quy trình lập dự toán chặt chẽ, đúng trình tự, thời gian quy định. Đặc biệt, dự toán được lập trên cơ sở bám sát nhu cầu thực tế của từng nhiệm vụ, từng đơn vị. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự toán luôn được quan tâm. Các khoản thu, chi bám sát dự toán giao đầu năm, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả, công khai minh bạch và đúng quy trình của Luật NSNN.

Về tổ chức thực hiện và chấp hành thu chi, phân tích thực trang thấy ở tất cả các nguồn thu của Ban quản lý các dự án đang có xu hướng tăng dần qua các năm về số tuyệt đối. Nguồn thu được coi là quan trọng nhất là thu từ sự nghiệp. Các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định giữ tỷ trọng thấp nhất và phù hợp với dự toán, chiếm khoảng 3% trong tổng chi. Điều này cho thấy Ban hạn chế mua sắm sửa chữa tài sản cố định, tiết kiệm để chi phí cho con người.

Về kiểm tra, kiểm soát thu chi, công tác kiểm tra, kiểm soát tại Ban quản lý dự án được thực hiện cả ở hai cấp độ là thường xuyên và đột xuất. Các khoản thu chi thường xuyên hoặc không thường xuyên đều được kiểm soát, đối chiếu với dự toán được giao, đối chiếu với quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn, chế độ chính sách thực hiện thanh toán cho đơn vị theo trình tự, thủ tục quy định. Việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện là một trong những biện pháp ngăn ngừa việc chi tiêu bất hợp pháp, sử dụng sai mục đích các khoản chi, để có thể quản lý chi tiêu theo một trật tự nhất định.

Về hạch toán kế toán và quyết toán thu chi, sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ kế toán đến hết ngày 31/12, kiểm tra số liệu, Ban lập báo cáo quyết toán. Quyết toán chi từ nguồn NSNN cấp và chi từ nguồn thu sự nghiệp cho Ban được

tổng hợp theo đúng trình tự, đúng nội dung theo mục lục NSNN và mẫu biểu của Bộ Tài chính quy định. Số liệu quyết toán được tổng hợp chi tiết đến từng khoản chi, nhiệm vụ chi và mục chi theo hệ thống mục lục NSNN quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 83 - 85)