Định mức chi tiền điện thoại tại các phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 54 - 59)

TT Nội Dung Số tiền (nghìn

đồng/tháng)

1 Giám đốc, Phó giám đốc 300 2 Phòng Kế toán - Hành chính 200 3 Phòng Kế hoạch đầu tư 200 4 Phòng Quản lý giám sát 200

Phòng ban sử dụng vượt quá mức quy định sẽ phải nộp tiền vào quỹ của Ban, Phòng kế toán hành chính có trách nhiệm theo dõi thực hiện. Ban hành quy định này sẽ hạn chế lãng phí tiết kiệm chi phí cho Ban nâng cao ý thức sử dụng cá nhân. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp nâng cao ý thức việc sử dụng có hiệu quả đến từng cán bộ công nhân viên, cần phải theo dõi chặt chẽ để nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, hiệu quả công việc.

Đối với cước điện thoại cá nhân, Ban vận dụng Quyết định số 78/2011/QĐ -TTg ngày 16 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Mức hỗ trợ cước điện thoại cá nhân cho Ban giám đốc, cụ thể: Giám đốc 300.000 đồng/tháng; Phó giám đốc 150.000 đồng/tháng.

Mức khoán hỗ trợ tiền điện thoại này được Ban chi trả theo tháng bằng tiền mặt. Phòng kế toán hành chính làm đầu mối tập hợp danh sách và đề nghị thanh toán.

+ Chi văn phòng phẩm:

Văn phòng phẩm phục vụ công tác chuyên môn, cấp phát theo thực tế, từng bộ phận khi có nhu cầu sử dụng phải có Giấy đề xuất gửi Phòng kế toán hành chính xem xét, trình Giám đốc duyệt thì mới được mua và cấp phát sử dụng. Phòng kế toán hành chính lập Phiếu giao nhận cho từng bộ phận theo giấy đề xuất. Tất cả các bộ phận, cá nhân căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Trường hợp đặc biệt khi phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, đặc thù thì bộ phận sử dụng lập giấy đề nghị mua văn phòng phẩm gửi về Phòng kế toán hành chính để tổng hợp báo cáo Thủ trưởng cơ quan xem xét quyết định bổ sung.

Văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng phục vụ theo nguồn kinh phí của từng chương trình. Vật tư văn phòng khác (Hoa, phông, biển chữ, bano, áp phích và các loại nước tẩy rửa, lau kính, lau sàn, nước rửa tay, xà phòng, giấy vệ sinh, các loại chổi, khăn lau vv…) phục vụ hội nghị của khách hàng: thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng và đơn giá thanh toán theo thị trường tại thời điểm phát sinh.

Như vậy, việc khoán văn phòng phẩm cho các phòng, ban làm việc hành chính trong Ban như Phòng kế toán hành chính … việc thanh toán như hiện nay là trên cơ sở dự trù của phòng được duyệt hoặc hết lập dự trù đề nghị mua sắm

sẽ không tránh được phần nào lãng phí nếu cán bộ sử dụng không có ý thức tiết kiệm. Vì vậy, Ban nên xây dựng mức khoán văn phòng phẩm cho các phòng, ban này.

+Chi nước uống trong giờ làm việc:

Nước uống trong giờ làm việc của Ban giám đốc, phòng họp… chi theo thực tế. Phòng kế toán hành chính lập dự toán trình Giám đốc phê duyệt; sau đó tổ chức mua cấp phát trực tiếp, mở sổ theo dõi. Việc chi tiêu phải tiết kiệm có hiệu quả.

Nước uống trong giờ làm việc của cán bộ, viên chức khoán cho các phòng là 200.000 đồng/tháng. Tiền khoán nước uống được thanh toán bằng tiền mặt vào đầu mỗi tháng, Phòng kế toán hành chính làm đầu mối tập hợp và làm đề nghị thanh toán.

+ Thanh toán dịch vụ công:

Chi tiền điện: Thực hiện Thông tư liên tịch số 111/2009/BTC-BCT ngày 01/06/2009 hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan Nhà nước, ban tăng cường biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm sử dụng điện. Phòng kế toán hành chính thanh toán tiền điện làm việc hàng tháng theo hóa đơn thực tế sử dụng. Mọi hành vi lãng phí sử dụng điện được xử lý theo quy chế xếp loại lao động hàng tháng.

Việc Ban thực hiện chi trả tiền điện hàng tháng như trên sẽ không tránh khỏi việc lãng phí. Thay vào đó Ban nên quy định mức khoán tiền điện cho các bộ phận, có biện pháp nhắc nhở tuyên truyền ý thức thực hành tiết kiệm điện đến cá nhân cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

Thanh toán tiền nước: Phòng kế toán hành chính thanh toán tiền nước hàng tháng theo hóa đơn thực tế sử dụng.

Ban tăng cường các biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm điện, nước các phòng chức năng theo dõi quản lý việc thực hiện các quy định sử dụng điện, nước của Ban, theo dõi báo cáo chi phí điện, nước hàng tháng

Chi tiếp khách: Khách đến làm việc với Ban phải căn cứ vào chương trình làm việc, mức độ và tính chất công việc, các phòng ban chức năng trình Giám đốc chỉ đạo trực tiếp tiếp khách. Thanh toán tiền tiếp khách phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, đúng tiêu chuẩn, đối tượng được Giám đốc duyệt.

- Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn:

Nội dung chi bao gồm: Chi mua hàng hóa, vật tư phục vụ chuyên môn, chi bảo hộ lao động, đồng phục, chi mua ấn chỉ, hồ sơ, in photo, sách tài liệu chuyên môn vv...

Định mức chi nghiệp vụ chuyên môn: Các khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn được các bộ phận xây dựng theo yêu cầu sử dụng và thanh toán theo thực tế phát sinh sau khi đã được Giám đốc phê duyệt. Công tác quản lý các nguyên vật liệu, thực phẩm, hàng hóa chuyên môn đảm bảo tiết kiệm tránh lãng phí.

Chi hỗ trợ cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ: Đối tượng áp dụng bao gồm: cán bộ, công nhân làm việc tại Ban đã hết thời gian tập sự; có quyết định của Giám đốc cử đi học tập nâng cao trình độ nhằm phục vụ công tác chuyên môn, kết thúc khóa học có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp; trong thời gian đi học cán bộ công nhân viên phải hoàn thành công tác chuyên môn và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Mức chi được thực hiện như sau:

Đào tạo Thạc sỹ được hỗ trợ 10.000.000 đồng sau khi bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ.

Tập huấn bồi dưỡng ngắn hạn do Ban cử đi học: Được hỗ trợ 100% kinh phí học tập và tiền mua tài liệu.

Chi mua sách tài liệu chuyên môn bao gồm: Chi sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, phục vụ cho chuyên môn. Bộ phận tài chính kế toán - Phòng Kế toán hành chính lập dự trù trên cơ sở tập hợp nhu cầu của các phòng. Việc mua các loại tài liệu phải căn cứ vào thực tế học tập, nghiên cứu do các bộ phận chuyên môn đề nghị được Giám đốc phê duyệt.

* Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Việc xây dựng quy chế quản lý tài sản của Ban dựa trên các căn cứ chủ yếu gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ban hành ngày 03/6/2008; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước; Căn cứ quyết định số 202/QĐ–TTg của Chính phủ ngày 31/8/2006 và thông tư số 112/2006/TT-BTC ngày 27/12/2006 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý

tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập và căn cứ điều kiện thực tế của Ban quản lý dự án.

Nhìn chung, Ban đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng hướng dẫn của các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành. Quy chế xây dựng trên cơ sở thống nhất, dân chủ và công khai trong đơn vị. Do đó, các quy định phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế. Quy chế chi tiêu nội bộ được giao cho Công đoàn và Phòng kế toán hành chính kiểm tra theo dõi giám sát thực hiện.

4.1.2. Lập dự toán thu chi

4.1.2.1. Lập dự toán thu

Dự toán thu của Ban quản lý các dự ánđược thể hiện ở bảng 4.4, qua đó ta có thể thấy nguồn thu của Ban quản lý các dự án được dự toán từ hai nguồn chính là ngân sách nhà nước và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.

Nhìn chung, có thể thấy dự toán thu của Ban quản lý các dự ántăng dần qua các năm ở tất cả các khoản thu, bình quân tăng trên 38%/năm, từ mức 2,9 tỷ đồng năm 2014 lên 5,5 tỷ đồng năm 2016. Trong đó dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp tăng bình quân trên 33%/năm, từ mức 2.1 tỷ đồng năm 2014 lên 3.8 tỷ đồng năm 2016, nguồn thu ngân sách tăng trên 55% bình quân qua 3 năm.

Như vậy, từ số liệu bảng trên ta thấy trong tổng dự toán, thu từ hoạt động sự nghiệp luôn được Ban quản lý các dự án coi là nguồn thu quan trọng nhất, thể hiện ở tỷ trọng trên dưới 70% tổng dự toán thu qua các năm nghiên cứu. Trong khi đó, thu từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng trên dưới 30% trong tổng dự toán thu của Ban quản lý các dự án. Điều đó cho thấy Ban quản lý các dự án vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và chỉ phụ thuộc một phần vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường thành phố hà nội (Trang 54 - 59)