Thực trạng triển khai các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy nước

4.2.4. Thực trạng triển khai các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất

Liên kết trong sản xuất sản xuất giúp người nuôi chủ động hoàn toàn trong quy trình sản xuất cũng như đầu ra, tạo ra chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa đa dạng tại địa phương, cơ hội để phát triển nghề nuôi thủy sản sản nước mặn, lợ bền vững, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ uy tín cho thương hiệu thủy sản.

Tuy nhiên, qua điều tra hộ nuôi cho thấy vẫn có những doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa thiết lập được quan hệ hợp tác, liên kết mật thiết với người

nuôi, nên kênh phân phối sản phẩm này vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, phân tán;

cả người sản xuất và doanh nghiệp chế biến phải phụ thuộc vào đại lý trung gian thu mua nguyên liệu hoặc thương lái. Các đại lý, thương lái thu mua trung gian

vẫn đóng vai trò quan trọng trong chu trình đưa thủy sản từ người sản xuất tớithị trường. Những người nuôi thủy sản là người vất vả nhất để làm ra sản phẩm nhưng lại không làm chủ được thị trường, không quyết định giá cả.

Kết quảđiều tra cho thấy các hộđã có sự liên kết với nhau và đem lại hiệu quả nhất định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa hình thành được các mối liên kết giữa hộ nuôi và doanh nghiệp; mối liên kết giữa các hộ nuôi với nhau

cũng như hộ nuôi trong các tổ hợp tác, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau.

Do vậy các ngành chức năng thị xã, doanh nghiệp và người nuôi thuỷ sản cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác, liên kết.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản: Hiện nay, đa số các hộ NTTS nước mặn, lợở đâyđều tự hợpđồngvớithương lái đến thu mua nên thườngbị ép giá,

việc thu mua cá cũngdiễn ra thấtthường nên không tránh khỏinhiềuhộ nuôi đến thờikỳ thu hoạch. Giá cảcũng vì vậy mà không sát với thị trường mà tùy thuộc

vào các thương lái áp đặt.

Hộp 4.6. Người nuôi luôn bị ép giá

… Đầu ra thì cũng khá thuận lợi, nhưng chủ yếu là bán cho thương lái tại đầm, hay bị

ép giá, trả rẻ so với giá bán lẻ trên thịtrường khoảng 5- 7 giá...”

Nguồn: Anh Lê Đăng Vũ,

Bảng 4.11. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản nước mặn, lợ của hộ điều tra

ĐVT: hộ

Đối tượng nuôi Bán tại đầm Bán tại nhà tư thương Bán lẻ tại chợ

Tôm 72 10 4

Cá 10 6 4

Cua 40 10 8

Thủy sản khác: hà, hầu.. 1 2 1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo điều tra, tỷ lệ hộ bán tại đầm theo từng đối tượng chiếm tỷ lệ cao: tôm 70/86 hộ nuôi bán tại đầm (chiếm 84%), bán tại các đại lý là 10/86 hộ

(chiếm 11%), bán lẻ có 4/86 hộ (chiếm 5%). Cá bán tại đầm 10/20 hộ chiếm 50%, bán tại các đại lý: 6/20 hộ chiếm 30%. Cua cũng chủ yếu bán tại đầm: 40/58 hộ (chiếm 69%), bán cho tư thươn là: 10/58 hộ (chiếm 17,2%), không có hộ bán cho các nhà máy chế biến. Một số đối tượng nuôi như hầu, hà cũng chủ

yếu bán cho tư thương.

Trên địa bàn hiện nay, rất ít nhà máy chế biến, các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tươi theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, lý do các đơn vị chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh không mua được nguyên liệu chính là không cạnh tranh nổi về giá so với các tư thương, thương lái.

84% 11% 5%

Bán tại đầm

Bán tại nhà tư thương Bán lẻ tại chợ

50% 30%

20%

Bán tại đầm

Bán tại nhà tư thương Bán lẻ tại chợ

Biểu đồ 4.2. Thịtrường tiêu thụ của sản phẩm Cá

69% 17%

14%

Bán tại đầm

Bán tại nhà tư thương Bán lẻ tại chợ

Biểu đồ 4.3. Thịtrường tiêu thụ của sản phẩm Cua

Mặc dù, được tiêu thụ mạnh trên thị trường và giá trị cao nhưng cua biển Quảng Yên chưa có nhãn hiệu được công nhận nên thường xuyên bị lợi dụng,

khai thác. Để khẳng định thương hiệu cho con cua biển Quảng Yên, từ năm

2014, Bộ KH&CN đã triển khai dự án “Xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cua biển Quảng Yên” cho sản phẩm cua biển của TX Quảng Yên” theo đề

án: "Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm giai đoạn 2013-2016"

(Đề án OCOP). Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển rau hoa quả (Viện Nghiên cứu rau quả - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) làm chủ dự án để tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu “Cua biển Quảng Yên”. Dự án đang từng bước

được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm cua biển Quảng Yên, góp phần đảm bảo đời sống cho người nuôi trồng, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị đặc sản của sản phẩm, nâng cao vị thế cho sản phẩm thuỷ sản của địa

Theo báo cáo từ phòng kinh tế thị xã; hiện tại có khoảng 700 hộ dân trên

địa bàn thị xã đang nuôi cua biển, với sản lượng cua biển thương phẩm khoảng 200-300 tấn/năm. Giá cua biển ở Quảng Yên, dao động từ 350.000 - 400.000

đồng/kg, có thời điểm trên 500.000 đồng/kg. Cùng với đó, những năm gần đây

nhờ ứng dựng khoa học kỹ thuật hợp lý, thêm vào đó là con giống có chất lượng tốt, nên con cua biển Quảng Yên ngày càng phát triển mạnh hơn, đạt năng suất

cao. Năm 2015, toàn thị xã thu hoạch được gần 140 tấn cua biển.

Tuy nhiên, qua điều tra thì tỉ lệ tiêu thụ đầu ra của các hộ chủ yếu là bán tại đầm kênh tiêu thụ chính là thương lái. Trước những khó khăn của người nuôi: giá thì thấp, bấp bênh, không chủđộng được giá... chính quyền địa phương vẫn

chưa vào cuộc, chưa có hoạt động hỗ trợnào như những hoạt động như cung cấp thông tin về giá cả, nguyên liệu, giới thiệu quảng bá với các doanh nghiệp thông qua hội thảo hay tổ chức liên kết với doanh nghiệp thu mua chế biến thực phẩm.

Bảng 4.12. Đánh giá của hộ về tiêu thụ sản phẩm (N = 90)

Diễn giải Số lượng Tỷ lệ

(ý kiến) (%)

1. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm

Giá bấp bênh, không chủ động được giá 75 83,3

Phải cạnh tranh cao nên thu nhập thấp 40 44,4

Giá đầu vào cao, giá bán sản phẩm thấp 65 72,2

Không nắm bắt được thông tin trên thị trường 38 42,2

2. Hoạt động hỗ trợ của địa phương trong tiêu thụ sản phẩm

Chưa có hoạt động nào 90 100

Cung cấp thông tin về giá cả, nguyên liệu 0 0

Giới thiệu, quảng bá với DN thông qua hội thảo 0 0

Tổ chức liên kết với DN thu mua, chế biến thực phẩm 0 0

3. Mong muốn, kiến nghị với địa phương

Cập nhật, phổ biến thông tin về thị trường, giá cả 82 91,1

Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến DN 80 88,9

Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm 90 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

liên kết các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, 91,1% hộ mong muốn được cung cấp thông tin về thị trường, giá cả. Qua đây có thể thấy địa phương cũng chưa có hoạt động nào trong việc tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch cho người dân. Tóm lại, việc triển khai các giải pháp về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các hộ NTTS nước mặn, lợ của Thị xã chưa được chính quyền, ngành nông nghiệp quan tâm tháo gỡ.

4.2.5. Thực trạng triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường và dịch bệnh các vùng nuôi trong thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)