Thực trạng công tác quy hoạch vùng nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy nước

4.2.1. Thực trạng công tác quy hoạch vùng nuôi

Quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế thủy sản của Đảng và

Nhà nước về Chiến lược Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển thủy sản Việt

Nam đến năm 2020, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết

định số 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể ngành Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2010-2015 đã đạt được những kết quả nhất định: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản đã tăng liên tục, các sản phẩm thủy sản phong phú cung cấp

cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; nhiều sản phẩm là đặc sản đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước. Đến năm 2015, tổng sản

lượng thủy sản đạt 103.407 tấn, trong đó sản lượng NTTS đạt 46.287 tấn, sản

lượng khai thác thủy sản đạt 57.120 tấn; tổng giá trị sản xuất thủy sản (theo

giá so sánh 2010) đạt 3.471 tỷ đồng, đóng góp gần 50% GRDP trong khối

nông, lâm, ngư nghiệp; tạo việc làm và thu nhập cho khoảng trên 59.000 lao

động, tốc độ tăng trưởng giải quyết việc làm của lao động thủy sản hiện nay

đạt khoảng 4,4%/năm.

Quảng Yên là địa phương có diện tích đất bãi triều ven biển tương đối lớn, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản do là vùng cửa sông, có nguồn thức

ăn tựnhiên phong phú, độ mặn rất thích hợp cho các đối tượng nuôi nước lợnhư:

tôm sú, cua biển, cá biển (vược, tráp, đối mục, bống bớp, hồng đỏ, hồng mỹ, sủ đất…), hầu sông, hà sú, ngao sò phát triển ở các tiểu vùng; cho ra sản phẩm thủy sản có chất lượng ngon so với các vùng nuôi trong tỉnh, người dân có nhiều kinh nghiệm và được tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật thông qua tập huấn kỹ thuật và các mô hình.

Hiện nay, thị xã Quảng Yênđã quy hoạch xong 4 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung gồm Đông Yên Hưng, Hà An, Sông Khoai và Nam Hoà. Quy mô diện tích của 4 vùng trên rộng 2.600ha, trong đó đã đưa vào sử dụng hơn 1.000ha.

Thị xã có 4 dự án nuôi trồng thuỷ sản đã và đang mạng lại những kết quả

tích cực. Vùng chuyển đổi đất canh tác xấu sang nuôi trồng thuỷ sản ở xã Sông Khoai, xã Nam Hoà, Hà An, dự án có quy mô lớn nhất huyện là ĐôngYên Hưng,

nằm trên địa bàn 3 xã Minh Thành, Hoàng Tân, Tân An có diện tích 2.200 ha,

trước mắt được đầu tư 10 tỷđồng. Đây là vùng cao triều nên diện tích “nhô bãi” cao, dự án này được sự quan tâm đặc biệt của Ban xây dựng nông thôn mới của tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷđồng đang phát huy tác dụng tích cực, tạo cho thị xã Quảng Yên một vùng nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

Tuy nhiên, đến năm 2014 có 3 dự án tại các xã Sông Khoai, Nam Hòa,

phường Hà An đã hết hiệu lực, hiện TX Quảng Yên đang bàn phương án

tháo gỡ những khó khăn này để người nuôi trồng thủy sản yên tâm phát triển sản xuất theo vùng nuôi tập trung để có sản lượng hàng hóa lớn, thuận lợi cho tiêu thụ. Từ đó, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đóng góp vào sự phát triển chung.

Hộp 4.1. Cần sớm tháo gỡ những khó khăn đểngười nuôi trồng thủy sản yên tâm phát triển SX

“Trước đây, TX có 3 vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản tập trung nhưng quy hoạch

trước đây đã hết hiệu lực và trùng vào vùng nghiên cứu triển khai dự án lớn của các tập

đoàn Vingroup, Xi măng Hạnh Phúc. Do đó, những nơi này không còn là vùng quy

hoạch nuôi trồng thủy sản mà chỉ là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và thực hiện theo kế hoạch phát triển sản xuất hàng năm.

Nguồn:Ông Đỗ Hồng Hưng, Phó Phòng Kinh tế, TX Quảng Yên

Bảng 4.3. Thực trạng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tại xã, phường điều tranăm 2016

STT Tên xã, phường Diện tích NTTS (ha)

Diện tích trong vùng quy hoạch nuôi tập trung (ha)

1 Xã Hoàng Tân 967,7 967,7 2 Phường Hà An 307 141,4 3 Phường Tân An 545,9 324,2 4 Phường Yên Hải 461,1 72,4 5 Xã Liên Vị 1999 513,9 6 Phường Phong Hải 260 9,3 Tổng 4.540,7 2.028,9

Nguồn: Phòng kinh tế thị xã Quảng Yên (2016)

Tại các vùng này hiện người dân vẫn tiến hành sản xuất khá hiệu quả

nhưng họ không dám đầu tư. Bởi nếu đầu tư các đầm nuôi trồng thủy sản theo

hướng công nghiệp tốn rất nhiều kinh phí, trong khi đó không biết khi nào dự án mới lấy vào. Nhưng nếu giữ nguyên như hiện nay thì không đảm bảo yêu cầu

SX, và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho nuôi trồng thủy sản.

Việc quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm thâm canh cũng như một số vùng đất nông nghiệp của địa phương đang gặp những thách thức liên quan đến

quá trình đô thị hóa. Một phần diện tích nuôi trồng thủy sản sắp tới sẽ phục vụ

4.2.2. Thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ người sản xuất tiếp cận các yếu tốđầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)