Yếu tố chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng

4.3.4. Yếu tố chính sách

Yếu tố chính sách chính là hành lang để cho nghề NTTS phát triển nó không có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, NTTS nhưng lại có ảnh hưởng gián tiếp lớn đến kết quả nuôi: đó là những chính sách về quy hoạch vùng nuôi theo từng đối tượng, hình thức nuôi, chính sách vay vốn, cung cấp thông tin thị trường con giống, thức ăn, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao KHKT... giúp cho người dân trong quá trình nuôi được tốt nhất. Công tác quản lý việc dùng các loại hoá chất, kháng sinh trong quá trình nuôi, bảo quản và chế biến thuỷ sản cũng như đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng đang là những thách thức lớn đối với các ngư hộ nói riêng và thị xã Quảng Yên nói chung.

Sau khi Nghị Quyết số 13-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 1714/QĐ-UBND ngày 11/8/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ủy ban nhân dân thị xã đã xây dựng Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 06/10/2014 về việc thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU

ngày 06/5/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày

09/02/2015 về Phát triển kinh tế ngành thuỷ sản trên địa bàn thị xã Quảng Yên đến năm 2020; Kế hoạch Phát triển kinh tế thuỷ sản trên địa bàn thị xã Quảng

Yên giai đoạn 2016 – 2020. Công tác chỉ đạo được triển khai cụ thể tới các

phòng, ban chuyên môn liên quan; các xã, phường. Qua đó yêu cầu các xã, phường xây dựng kế hoạch thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Công tác tuyên truyền được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức; như in sao các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT gửi các cơ quan có liên quan, các xã, phường, thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình thị xã; các hội nghị, các lớp tập huấn,... Đến nay cơ bản các đơn vị, xã, phường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện theo đúng yêu cầu.

Nhìn chung, công tác nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã đã được sự quan tâm chỉ đạo và điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp. Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất được thực hiện một cách chủ động, tích cực trong suốt vụ

nuôi; công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh dịch và xử lý các ổ dịch được Thị xã đặc biệt quan tâm chỉ đạo và khuyến cáo; do đó dịch bệnh không bùng phát, lây lan ra diện rộng, hạn chế thiệt hại trong sản xuất.

Hạ tầng vùng nuôi và dịch vụ đầu vào và đầu racho sản xuất dần đáp ứng để phục vụ sản xuất có hiệu quả: con giống phục vụ nuôi đã phần nào được chủ động và nâng dần tỷ lệ con giống có chất lượng; vật tư, hóa chất, chế phẩm phục vụ nuôi được đáp ứng đầy đủ; khâu đầu ra được thuận lợi và có giá cả hợp lý,

người nuôi chấp nhận được, không có hiện tượng tư thương ép giá; Công tác

quản lý chất lượng thủy sản được các cơ quan quan tâm kiểm tra, giám sát.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền và ban hành các quy định về phát triển nuôi NTTS nước mặn, lợ còn một số hạn chế đó là: quá trình triển khai tại cấp thị xã vẫn dựa vào hướng dẫn của tỉnh, một số chưa ra văn bản cụ thể, kịp thời trong

định hướng phát triển NTTS nước mặn, lợ trên địa bàn. Dẫn đến:

Các dự án quy hoạch nuôi trồng thủy sản chưa được điều chỉnhcòn chồng

chéo, khó khăn trong công tác quản lý; hiện nay trên địa bàn thị xã có một số dự án công nghiệp, dịch vụ cảng biển... đang thực hiện nghiên cứu đầu tư trên phần diện tích nuôi trồng thủy sản đã giao cho các hộ dân. Dự án trong thời gian nghiên cứu, chưa biết đến khi nào mới triển khai thực hiện. Từ những lí do đó, các hộ dân NTTS không thực hiện đầu tư đồng bộ các công trình phục vụ sản xuất NTTS, dẫn đến năng xuất không đạt theo kế hoạch đề ra;

Hạ tầng các vùng nuôi còn chưa được đầu tư đồng bộ và còn có sự bất hợp lý; kênh cấp và tiêu còn sử dụng chung chưa riêng biệt;

Con giống phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm giống, cua giống chưa đáp ứng đủ để phục vụ sản xuất và khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng.

Tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng đến tình hình nuôi trồng thủy sản, trong đó có những yếu tố bất lợi làm cho thủy sản nuôi bị sốc và phá hủy các công trình nuôi...

Việc hiểu biết và làm chủ được quy trình công nghệ của một số cơ sở nuôi thâm canh và hộ nuôi quảng canh cải tiến chưa được chắc, dẫn tới chưa thành công trong sản xuất.

Từ những bất cập về hạ tầng; quản lý, kiểm soát chất lượng giống chưa được triệt để và tình hình thời tiết, khí hậu; khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa tốt dẫn tới trong sản xuất còn gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh và thiên tai.

Hiểu biết về chính sách, pháp luật và ứng dụng khoa học kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế, đã dẫn đến thiệt thòi trong hưởng thụ chính sách của Nhà nước.

Hộp 4.8. “Rào cản” trong mở rộng diện tích nuôi

“Trước đây phường có chủ trương chuyển đổi diện tích 156ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, gia đình tôi đã mạnh dạn đứng ra nhận thầu gần 6ha đất để cải tạo thành đầm nuôi tôm. Ban đầu, tôi nuôi quảng canh, rồi chuyển sang nuôi thâm canh. Nhận thấy mô hình nuôi thâm canh có nhiều rủi ro, cuối năm 2017, gia đình tôi đã tìm hiểu và đưa vào sản xuất thử nghiệm mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên diện tích 1ha. Ưu điểm mô hình này là kiểm soát tốt dịch bệnh, sản phẩm tôm nuôi tạo ra cho chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi sản lượng cao gấp 3 lần so với nuôi thâm canh. Dù thành công nhưng gia đình tôi chưa dám mở rộng sản xuất vì hiện nay vùng sản xuất của gia đình tôi đang nằm trong vùng nghiên cứu dự án Khu phức hợp Hạ Long xanh của Tập đoàn Vingroup thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa có lộ trình thực hiện...”

Nguồn: Ông Lê Văn Khoa, khu 8, phường Hà An, TX Quảng Yên

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do nguồn lực phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn nhất là ngành thuỷ sản của thị xã còn rất hạn hẹp. Phương thức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát; công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu;

nhân lực được đào tạo có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp, cán bộ công tác còn kiêm nhiệm hạn chế trong công tác khuyến ngư: phương pháp tổ chức tuyên tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chưa thực tế mới chỉ dựa trên lý thuyết ít thực hành đầu bờ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo, công tác tham mưu của ngành nông nghiệp - thuỷ sản về cơ chế, chính sách cho nông nghiệp -

nuôi trồng thủy sản nói chung và NTTS nước mặn, lợ nói riêng chưa đồng bộ.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN NƯỚC MẶN, LỢ THỊ XÃ QUẢNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)