Hiện nay, trong quá trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch Quảng Yên đang phải đương đầu với một loạt vấn
đềmôi trường như: sựgia tăng dân số làm ô nhiễm môi trường vềlượng rác thải, sự suy giảm nhanh chóng.
Nguồn nước mặt tại các sông, hồ có dấu hiệu bị ô nhiễm và đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở những khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung gần các sông, các chất thải đổ xuống không qua xử lý đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhất là vùng nuôi trồng thuỷ sản khu Đầm Nhà Mạc.
Bảng 4.13. Đánh giá của hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ về ảnh hưởng của môi trường (N = 90)
Diễn giải Số lượng Tỷ lệ (hộ) (%)
1. Vềnguồn nước xung quanh khu NTTS
Không bị ảnh hưởng 30 33,3
Ảnh hưởng tích cực - -
Ảnh hưởng tiêu cực 60 66,7
2. Tỷ lệ xuất hiện dịch bệnh đối với NTTS
Cao 56 62,2
Trung bình 30 33,3
Thấp 4 4,4
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Cơ sở hạ tầng không đảm bảo, kênh tiêu, ao xử lý kém làm cho nguồn nước thải nhiễm bệnh ra ngoài môi trường ảnh hưởng lớn đến vùng nuôi xung quanh.
Đánh giá về tác động của môi trường nước qua điều tra có đến 66,6% ý kiến cho rằng nguồn nước xung quanh ảnh hưởng tiêu cực đến NTTS. Tỉ lệ dịch bệnh xuất hiện cao đối với NTTS.
Bên cạnh đó, nguyên nhân làm cho môi trường nước ô nhiễm là do ý thức của người nuôi còn hạn chế, quy mô nhỏ do vốn đầu tư vẫn thấp, bên cạnh đó là
việc nuôi chủ yếu bằng kinh nghiệm tự học hỏi cho nên hiệu quả kinh tế chưa
cao: vẫn để thức ăn dư thừa, không xử lý nước tốt trước khi thải ra ngoài môi
trường, chưa thường xuyên bổ sung các chế phẩm sinh học để cân bằng hệ si sinh vật trong nước, lạm dụng thuốc hóa chất ...
Động vật thuỷ sản trong nói chung (trong đó các đối tượng hải sản) và môi
trường sống là một thể thống nhất. Khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi động vật thuỷ sản bị bệnh là kết quả tác
động qua lại của ba nhân tố: môi trường sống, tác nhân gây bệnh và vật chủ(đối
tượng nuôi: tôm, cá, cua...).
Như vậy, khi môi trường nuôi bị ô nhiễm đối với vật nuôi hay nói cách khác các yếu tố môi trường nằm ngoài khoảng chịu đựng của vật nuôi sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh sẽ được nhân lên về sốlượng và tăng vềđộc lực dẫn đến vật nuôi dễ mắc bệnh.
Một số bệnh thường gặp ởcác đối tương nuôi nước mặn, lợ:
Tôm nuôi nước lợ thường mắc các bệnh Virus nguy hiểm như: bệnh tôm còi; bệnh virus đốm trắng; bệnh ở gan; bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử. Các bệnh do do vi khuẩn Vibrio gây ra như: bệnh phát sáng, đỏ dọc thân, ăn
mòn vỏ kitin… khi tôm mắc bệnh không phát hiện kịp thời thường gây chết hàng loạt rất nhanh gây thiệt hại lớn cho người nuôi
Bệnh ở cá: bệnh do ký sinh trùng: Bệnh trùng bánh xe, Trùng quảdưa, rận cá. Cua nuôi thương phẩm thường gặp một số bệnh như: bệnh cua sữa, bệnh đen
mang, bệnh vỏ; bệnh giáp xác chân tơ, bệnh mềm vỏ...
Những năm qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi gặp khó khăn. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến đời sống của người dân. Để giảm thiểu tổn thất do dịch bệnh gây ra, tỉnh Quảng Ninh cùng chính quyền thị xã đang chủ động, tích cực trong công tác phòng chống, kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh.
Hộp 4.7. Khi phát hiện nhiễm bệnh cần phải khoanh vùng tránh lây lan...
“ Năm 2016, ngay sau khi phát hiện ra tôm bị vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tuỵ cấp tính, gia đình tôi đã khẩn trương khoanh vùng tôm bị dịch bệnh; bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.Nhằm tránh lây lan dịch bệnh, gia đình không xả nước từ ao nọ sang ao kia, đồng thời xử lý triệt để môi trường các ao nuôi bị nhiễm bệnh.
Năm nay, thời tiết cũng khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, khiến độ mặn tăng cao, nhưn gia đình chủ động được việc cấp nước cho ao đầm, thường xuyên theo dõi độ mặn của nước để điều chỉnh cho phù hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm...”
Nguồn: Bác Vũ Khắc Nhận, Chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng phường Hà An (TX Quảng Yên)
Nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh bùng phát trong quá trình nuôi là do diễn biến thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xen lẫn mưa lớn gây bất lợi cho quá trình nuôi, việc chăm sóc và quản lý ao nuôi không hợp lý, chất lượng giống
không đảm bảo, môi trường nuôi không đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến nhiều loại thủy hải sản chết hàng loạt. Bên cạnh đó một hộ nuôi còn tùy tiện nuôi, thả
giống chưa qua kiểm dịch.
Những năm gần đây, thị xã đã phối hợp với Trung tâm Khoa học Kỹ
thuật và Sản xuất Giống thủy sản Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu NTTS I thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh dịch ở các vùng nuôi trọng điểm và các cửa cống, cửa sông chính phục vụ các vùng nuôi; phục vụ dự tính, dự báo vềmôi trường, bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản từ đó kịp thời có biện pháp phòng ngừa, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.