Tháo gỡ khó khăn trong thủ tục vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 83)

… Trong quá trình tổng hợp ý kiến, khó khăn vướng mắc lớn nhất của ngư dân là thiếu

đểđầu tư tái sản xuất, hầu hết các hộdân điều kiện kinh tếkhó khăn, không có tài sản thế chấp. Thị xã đề nghị tỉnh tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn bằng hình thức tín chấp...”

Nguồn: Ông Đỗ Hồng Hưng – Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên)

4.2.2.4. Khuyến nông - Khuyến ngư

Những năm qua, Trung tâm kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp thị xã Quảng Yên đã thực sự trở thành cầu nối trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật

(KHKT), hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như đối

tượng nuôi hải sản nhằm phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản cho người dân.

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệpthị xã tổ chức hội nghị đầu bờ về kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo VietGAP cho 50 nông ngư dân nuôi

tôm của địa phương. Năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh kết hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản mở lớp đào tạo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho 140 hộ tại các xã Hoàng Tân, Phường Tân An và Hà An.

Qua đó, bà con đã có thêm kênh thông tin, cơ hội trao đổi để nắm vững được kỹ thuật nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi như: điều kiện để xây dựng ao nuôi tôm, kỹ thuật tuyển chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc quản lý môi trường ao nuôi…

Chương trình tập huấn cho các hộ nuôi NTTS tập trung chủ yếu là các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, công nghệ sản xuất mới theo tiêu chuẩn VietGAP, các lớp về đối tượng nuôi mới, nhằm góp phần nâng cao chất lượng NTTS và sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu thị trường. Năm 2014 Thị xã đã tổ chức được 3 lớp (chiếm 42,9% số lớp), năm 2016 tổ chức được 5 lớp chiếm 50% số lớp. Các lớp tập huấn về quản lý môi trường tổ chức được 2 lớpnăm 2014 và 3 lớp năm 2016, lớp về đối tượng nuôi mỗi năm tổ chức 2 lớp. Qua đây ta thấy được, cho đến nay,

TX Quảng Yên đã chú trọng đến vấn đề nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi đặc biệt kỹ thuật nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP và quan tâm đến việc quản lý môi

trường vùng nuôi, giúp các hộ nâng cao được trình độ trong quản lý hoạt động NTTS nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Các lớp tập huấn đã thu hút được sự quan tâm của các hộ dân muốn phát triển nuối NTTS, số lượng người tham gia tập huấn ngày càng tăng lên, bình quân qua 3 năm là 18,4%.

Bảng 4.7. Thực trạng tập huấnvà chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Diễn giải Đơn vị tính 2014 2015 2016

So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ 1. Nội dungtập huấn NTTS 7 8 10 114,3 125 119,53 - Kỹ thuật NTTS, Công nghệ sản xuất mới theo quy chuẩn VietGAP Lớp 3 4 5 133,3 125 129,08 - Quản lý môi trường nuôi Lớp 2 2 3 100 150 122,47 - Về các đối tượng nuôi mới Lớp 2 2 2 100 100 100,00 2. Số lượt người

tham gia tập huấn Người 360 400 505 111,1 126,3 118,46 3. Số lần tổ chức

tham quan về các mô hình nuôi tiên

tiến

Lần 2 1 2 50 200 100,00

Nguồn: Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã Quảng Yên (2017)

Cùng với sự chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn, TX còn

tổ chức cho các hộ NTTS đi tham quan mô hình điểm về NTTS nước mặn, lợ để học hỏi kinh nghiệm, năm 2014 tổ chức được 02 buổi tham quan mô hình: “Nuôi thương phẩm tôm chân trắng theo VietGAP”. Mô hình được thực hiện tại Trạm thực hành chuyển giao kỹ thuật khuyến ngư công nghệ cao tại phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, trên diện tích 5.000 m2. Năm 2016, tổ chức được 01

buổi tham quan mô hình: “nuôi tôm thâm canh trong nhà kính” tại Đầm Hà cũng đã cho năng suất trên 20 tấn/ha/vụ, và 01 buổi tham quan mô hình: “nuôi cua

biển thương phẩm trong đầm nuôi có rừng ngập mặn”tại 3 hộ thuộc vùng dự án thủy sản Đông Yên Hưng. Qua đó, đã nâng cao nhận thức, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển nuôi NTTS nước mặn, lợđược nhân rộng.

Các lớp đào tạo, tập huấn đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào trong thực tế sản xuất, góp phần thay đổi những hình thức sản xuất lạc hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác đào tạo, tập huấn cũng còn những khó khăn hạn chế nhất định, chưa phát huy hết hiệu quả. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân cơ bản: một số hộ còn chưa thực sự quan tâm đến công tác tập huấn kỹ thuật, chưa chủ động năm bắt nhu cầu của bà con nên khi triển khai chưa đúng nguyện vọng của người dân; Phương pháp tổ chức tập huấn chưa hợp lý, chưa thúc đẩy được sự tích cực của học viên tham gia để trao đổi, lắng nghe ý kiến phản hồi thảo luận của người dân;

Bảng 4.8. Nguồn tiếp cận KHKT của hộ NTTS (N = 90)

Nội dung Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Ti vi, đài, internet 87 96,7

Tờ rơi, sách báo 12 13,3

Tập huấn, Hội thảo 50 55,6

Kinh nghiệm 90 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2017)

Kết quảđiều tra cho thấy, người nuôi tiếp cận với nguồn thông tin từ các

phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, internet) là chủ yếu (chiếm 96,7% số

hộ khảo sát), chỉ có 50/90 hộ (chiếm 55,6%) được tham gia các buổi tập huấn về

kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước lợ. Các hộ nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi và truyền thống nuôi được truyền từ thế hệtrước.

Như vậy, trình độ kỹ thuật của các hộ hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong vùng nuôi với mỗi đối tượng nuôi. Ít các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nuôi mới được triển khai, áp dụng vào sản xuất của hộ nuôi, tham gia tích cực và có các hoạt động tham quan học hỏi kinh

nghiệm nuôi chủ yếu tập trung vào một số hộ có quy mô nuôi lớn và được đầu

tư bài bản.

Cũng do quy hoạch chưa đồng bộ, một số dự án quy hoạch hết hạn và

đang trong thời gian hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tập trung nên việc đầu tư và

áp dụng tiến bộ khoa học còn của hộ còn e ngại.

Bảng 4.9. Đánh giá mức độ áp dụng KHKT của hộ NTTS

Nội dung Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Đánh giá về kỹ thuật NTTS được giới thiệu

Thiết thực 80 88,9

Bình thường 4 4,4

Không thiết thực 6 6,7

2.Mức độ áp dụng của các kỹ thuật được phổ biến

Dễ áp dụng 70 77,8

Khó áp dụng 18 20,0

Không áp dụng được 3 3,3

3. Kiến nghị

Hỗ trợ giá công nghệ mới, giống mới 90 100,0

Thường xuyên phổ biến kỹ thuật mới 90 100,0

Hỗ trợ kỹ thật thâm canh, cải thiện chất

lượng giống cho năng suất cao 76 84,4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Vì vậy, mong muốn của hầu hết các hộ nuôi là được thường xuyên tập huấn KHKT mới, thiết thực phù hợp với điều kiện địa phương hơn nữa và được

nhà nước, địa phương hỗ trợ giá trong việc triển khai các công nghệ mới, các giải

4.2.3. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của thị xã mặn, lợ của thị xã

Theo quy hoạch chung của tỉnh, thị xã Quảng Yên đã và đang xây dựng quy hoạch chi tiết, tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật sản xuất (điện, đường, hệ thống

kênh mương, xửlý nước thải...). Qua đó, giúp nhiều hộ dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sản xuất và nuôi trồng.

Hiện tại, hệ thống thủy lợi đáp ứng được 90% diện tích vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên một số hệ thống kênh mương đã xuống cấp, cần tu bổ nâng cấp, xây dựng và kiên cố hóa,

Hệ thống kênh tiêu có hơn 1.430 km, ngày càng bị bồi lắng, lấn chiếm thu hẹp dòng chảy. Hệ thống cống tiêu có 24 cống lớn nhỏđã được xây dựng từ lâu,

không đáp ứng được yêu cầu, tiêu chậm, gây úng và ô nhiễm cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mặc dù, hệ thống cấp thoát nước đã được đầu tư nhưng

vẫn còn chưa được rộng rãi, mới chỉ tập trung ở những vùng nuôi theo hình thức công nghiệp, vùng nuôi tập trung như Phường Tân An, xã Hoàng Tân.

Nhìn chung, thị xã Quảng Yên có mạng lưới đường giao thông đường bộ

khá lớn, giao thông thuận lợi từ thị xã đến các xã. Tuy nhiên, do mạng lưới

đường được xây dựng từ lâu hiện nay nhiều tuyến đã bị xuống cấp cần được quy hoạch lại.

Hiện tại, hệ thống điện hầu như chưa được đầu tư do đa số các vùng nuôi

đều tập trung ở xa khu dân cư, do vậy việc đưa nguồn điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn, các vùng nuôi tôm, cá hầu như đều do người dân tự cung tự cấp về nguồn điện.

Hệ thống thủy lợi chủ yếu ở các vùng nuôi trong đê cống đều đã có hệ

thống đê bao, tuy nhiên. Hệ thống kênh cấp và kênh thoát tại một số vùng nuôi

chưa được đầu tư, chưa có kênh cấp và kênh thoát riêng biệt.

Theo kết quả điều tra, mặc dù đường giao thông trong vùng nuôi trồng thủy sản đã thuận tiện nhưng mức độ đảm bảo cho vận chuyển từ các đầm nuôi hạn chế, về mong muốn nâng cấp đường giao thông 100% số người được hỏi thấy cần thiết phải nâng cấp giao thông và thể hiện mong muốn chính quyền xây dựng đường đạt tiêu chuẩn cao hơn để xe ô tô 0,5 - 2,5 tấn có thể ra tận khu nuôi khi thu hoạch sản phẩm.

Bảng 4.10. Đánh giá của hộđiều tra vềcơ sở hạ tầng (N=90)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (ý kiến) (%)

1. Giao thông

- Số hộ có đường GT thuận tiện đến tận vùng nuôi 90 100,0

- Đường giao thôngđảm bảo cho vận chuyển 80 88,9

- Sự cần thiết của việc nâng cấp giao thông 90 100,0

2. Điện 0,0

- Số hộ được cung cấp điện đầy đủ 90 100,0

- Chất lượng cung cấp Ổn định 40 44,4

Bình thường 50 55,6

3. Nước sạch

- Số hộ được cung cấp nước sạch 15 16,7

- Số hộ có nhu cầu lắp đặt nước sạch 75 83,3

4. Bưu chính viễn thông, liên lạc

- Số hộ lắp đặt intenet 0 0,0

- Số hộ sử dụng điện thoại di động 90 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Các hộnuôi 100% có điện nhưng hệ thống điện chỉ được đầu tư ở những khu vực nuôi tập trung lớn như khu vực nuôi, khu vực nuôi phường Hà An, vùng nuôi nội đồng Đông Yên Hưng, thị xã Quảng Yên. Năm 2015, thị xã đã đầu tư

xây dựng và lắp đặt trạm biến áp 180KVA-22/0,4KV và đường dây 22KV để

cung cấp điện phục vụ khu vực thủy sản tập trung tại phường Hà An.

Còn lại, các khu vực nuôi chỉ là điện do người dân tự dẫn từđiện lưới khu

dân cư. Do dùng chung vào lưới điện sinh hoạt nên vào giờ cao điểm, vào chính vụ sản xuất, công suất điện không đảm bảo. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống điện, có trạm biến áp cho các vùng nuôi theo hình thức công nghiệp và vùng sản xuất tập trung riêng.

Hầu hết, các hộ chưa có nước sạch để sinh hoạt hàng ngày nguồn nước ngọt sửdùng chính là nước mưa. Nên nhu cầu lắp đặt hệ thống nước sạch của hộ

4.2.4. Thực trạng triển khai các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Liên kết trong sản xuất sản xuất giúp người nuôi chủ động hoàn toàn trong quy trình sản xuất cũng như đầu ra, tạo ra chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa đa dạng tại địa phương, cơ hội để phát triển nghề nuôi thủy sản sản nước mặn, lợ bền vững, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ uy tín cho thương hiệu thủy sản.

Tuy nhiên, qua điều tra hộ nuôi cho thấy vẫn có những doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa thiết lập được quan hệ hợp tác, liên kết mật thiết với người

nuôi, nên kênh phân phối sản phẩm này vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, phân tán;

cả người sản xuất và doanh nghiệp chế biến phải phụ thuộc vào đại lý trung gian thu mua nguyên liệu hoặc thương lái. Các đại lý, thương lái thu mua trung gian

vẫn đóng vai trò quan trọng trong chu trình đưa thủy sản từ người sản xuất tớithị trường. Những người nuôi thủy sản là người vất vả nhất để làm ra sản phẩm nhưng lại không làm chủ được thị trường, không quyết định giá cả.

Kết quảđiều tra cho thấy các hộđã có sự liên kết với nhau và đem lại hiệu quả nhất định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa hình thành được các mối liên kết giữa hộ nuôi và doanh nghiệp; mối liên kết giữa các hộ nuôi với nhau

cũng như hộ nuôi trong các tổ hợp tác, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau.

Do vậy các ngành chức năng thị xã, doanh nghiệp và người nuôi thuỷ sản cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác, liên kết.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản: Hiện nay, đa số các hộ NTTS nước mặn, lợở đâyđều tự hợpđồngvớithương lái đến thu mua nên thườngbị ép giá,

việc thu mua cá cũngdiễn ra thấtthường nên không tránh khỏinhiềuhộ nuôi đến thờikỳ thu hoạch. Giá cảcũng vì vậy mà không sát với thị trường mà tùy thuộc

vào các thương lái áp đặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)