Khái quát tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Khái quát tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của thị

NƯỚC MẶN, LỢ CỦA THỊ XÃ QUẢNG YÊN TRONG NHỮNG NĂM

2014 -2016

Thị xã Quảng xã Quảng Yên là một trong 05 địa phương (Móng Cái, Hải Hà, Quảng Yên, Vân Đồn) có ngành thủy sản rất phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Ngành thuỷ sản của thị xã Quảng Yên được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 43% trong giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp, với gần 12 nghìn

lao động tham gia, đặc biệt là NTTS nước mặn, lợ.

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã phải đối mặt với những

khó khăn, thách thức như thời tiết không ổn định, nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ

chênh lệch giữa ngày và đêm cao; chất lượng môi trường nước để đáp ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản bị suy giảm theo thời gian; tình hình bệnh dịch vẫn tiềm

ẩn và có nguy cơ xuất hiện cao; giá thành nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao… đã làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, do qui hoạch bị phá vỡ, sản xuất nhỏnên năng suất còn thấp.

Đến nay quy hoạch ngành thuỷ sản giai đoạn 2001 - 2010 của thị xã đã hết thời kỳ, các quy hoạch các ngành của thị xã đã được xây dựng, tỉnh Quảng Ninh đã có

quy hoạch ngành thuỷ sản đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Do vậy cần thiết phải xây dựng kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản của thị xã giai đoạn 2001-

2015, định hướng đến năm 2020.

4.1.1. Tình hình lao động tham gia ngành thủy sản của thị xã Quảng Yên

Lao động phục vụ ngành thủy sản thị xã Quảng Yên bao gồm lao động

khai thác, lao động nuôi trồng. Trong đó NTTS chiếm một sốlao động lớn trong tổng sốlao động.

Nguồn lao động phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản của TX Quảng Yên giai đoạn 2014-2016 phong phú, đáp ứng được nhu cầu về sốlượng cho phát triển NTTS của Thị xã.

Bảng 4.1. Lao động phục vụ cho ngành thủy sản tại thị xãQuảng YênLao động Lao động Năm So sánh (%) 2014 (Người) (Người)2015 2016 (Người) 2015/2014 2016/2015 BQ 1. Lao động khai thác 7.831 7.999 6.563 102,1 82 91,50 2. Lao động NTTS 3.294 3.227 5.211 98,0 161,5 125,81 Nuôi nước lợ, mặn 1.664 1.670 3.820 100,4 228,7 151,53 Nuôi nước ngọt 1.630 1.557 1.391 95,5 89,3 92,35 3. Lao động chế biến, dịch vụ thủy sản 400 483 512 120,8 106,0 113,16 Tổng 11.525 11.709 122.86 101,6 104,9 103,24

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên (2016)

Qua bảng cho thấy, lao động phục vụ ngành thuỷ sản tại TX Quảng Yên liên tục tăng lên qua các năm bình quân 3,2%, có thể thấy rằng ngành thuỷ sản luôn có nhu cầu cao vềlao động. Trong đó, lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản là lớn nhất vì nguồn lao động này không cần qua đào tạo, nó bắt nguồn từ nhu cầu mưu sinh của cuộc sống phần lớn là các hộ ngư dân sinh sống

ở vùng biển và có trình độvăn hoá thấp chủ yếu được truyền nghềdưới hình thức cha truyền con nối. Cuộc sống mưu sinh phụ thuộc hầu hết vào những ngày đi

biển đánh bắt để nuôi sống gia đình.

Năm 2014, lao động khai thác thủy sản chiếm 67,9% trong tổng số lao

động phục vụ cho ngành thủy sản; lao động NTTS chiếm 28,6% (trong đó: NTTS

nước mặn, lợ chiếm 50,5% sốlao động NTTS); lao động chế biến, dịch vụ thủy sản chiếm 3,8%. Năm 2015, lao động khai thác chiếm 68,3% tăng 2,1%; lao

động nuôi trồng chiếm 27,5% (trong đó: NTTS nước mặn, lợ chiếm 51,8% số lao

động NTTS); lao động chế biến, dịch vụ thủy sản chiếm 4,2%. Đến năm 2016,

lao động khai thác chiếm 53,4%; lao động NTTS chiếm 42,4% (trong đó: NTTS nước mặn, lợ chiếm 73,3% sốlao động NTTS và chiếm 31,1% sốlao động ngành thủy sản); lao động chế biến và dịch vụ thủy sản 4,5%.

Như vậy, qua số liệu trên cho thấy lao động khai thác thủy sản giảm năm 2014 là 7.831 người 67,9%, năm 2016 là: 6.563 người chỉ chiếm 53,4%. Lao

lao động ngành thủy sản đến năm 2016 là 3.820 người chiếm 31,1%, NTTS nước ngọt là 1.391 người chiếm 11,3%. Lao động NTTS nước mặn, lợ không ngừng

tăng lên bình quân các năm 51,5%, đây là một xu thế phát triển tất yếu khi mà tiềm năng về NTTS nước mặn, lợ là rất lớn.

Bảng 4.2. Số hộ NTTS mặn, lợ tại các xã, phường điều tra qua 3 năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu 2014 (hộ) 2015 (hộ) 2016 (hộ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ I. Tổng số hộ NTTS nước mặn, lợ 683 730 763 106,9 104,5 105,7 1.Xã Hoàng Tân 302 350 352 115,9 100,6 107,96 2. Phường Tân An 180 157 160 87,2 101,9 94,28 3. Phường Hà An 87 90 105 103,4 116,7 109,86

4. Phường Phong Hải 21 26 26 123,8 100 111,27

5. Phường Yên Hải 18 20 28 111,1 140 124,72

6. Xã Liên Vị 75 87 92 116 105,7 110,75

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên (2016)

Qua bảng 4.2 có thể thấy, số hộ NTTS thuộc 6 xã phường điều tra tăng bình quân qua các năm là 5,7%. Số hộNTTS nước mặn, lợ tập trung nhiều tại xã Hoàng Tân.

4.1.2. Diện tích, sản lượng nuôi

Năm 2014, Thị xã có tổng diện tích NTTS là 7236,6 ha trong đó nuôi nước mặn, lợ 6541,5 ha. Sản lượng nuôi đạt 4.755,2 tấn, trong đó tôm 1.493,7 tấn, cá biển: 822,6 tấn và hải sản khác 2.438,9 tấn. Một số xã, phường có diện

tích NTTS nước mặn, lợ lớn như: Phường Yên Hải (448,6 ha), xã Liên Vị (1.999 ha), xã Hoàng Tân (941,3 ha)…

Đối tượng và hình thức nuôi ngày một đa dạng, phong phú. Các hình thức nuôi phổ biến hiện nay là quảng canh cải tiến đối với tôm sú, cua biển; nuôi bán

rô phi đơn tính và các đối tượng nước ngọt truyền thống, hình thức nuôi bán thâm

canh và thâm canh đã được nâng lên. Cá biển chủ yếu nuôi bằng thức bè (ở

Hoàng Tân và Tân An); nhuyễn thể nuôi ở bãi triều và giàn treo gồm các đối

tượng: Hà sú, hầu cửa sông, ngao, sò.

Thị xã Quảng Yên trong những năm qua, NTTS trên địa bàn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như thời tiết không ổn định, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao; chất lượng môi trường nước để đáp ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản bị suy giảm theo thời gian; tình hình bệnh dịch vẫn tiềm ẩn và có nguy cơ xuất hiện cao; giá thành nguyên liệu

đầu vào cho sản xuất tăng cao… đã làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, mới đáp ứng phần nhỏ cho sản xuất NTTS và chưa đồng bộ.

Giao thông, điện, nước còn nhiều khó khăn. Hàng năm, trên địa bàn huyện nhu cầu giống tôm, cua, cá biển rất lớn, hiện trạng sản xuất giống không đáp ứng đủ, phần lớn lượng giống vẫn phải nhập từ các tỉnh về, không chủ động về lượng, khó quản lý về chất lượng và dịch bệnh.

Chủ động trước tình hình đó, thị xã chỉ đạo hướng dẫn các xã, phường, các tổ chức và hộ nuôi trồng thủy sản có những biện pháp ứng phó kịp thời, tích cực tham gia kiểm tra, giám sát, đôn đốc các xã, phường và người dân xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thực tiễn và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất.

4.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY NƯỚC MẶN, LỢ CỦA THỊ XÃ QUẢNG YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)