Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 52)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Quảng Yên được đổi tên từ 11/2011 (trước đây là huyện Yên Hưng), tỉnh Quảng Ninh là thị xã đồng bằng trung du ven biển được bao bọc bởi gần 80

km đê sông ven biển, nằm ở phía tây nam của tỉnh, có vị trí địa lý: 200 45!06’’ - 210 02’09” vĩ độ bắc 106045’30”-106057’ kinh độĐông.

Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huện Hoành Bồ, Đông giáp thành phố

Hạ Long, Nam giáp huyện Cát Hải - Hải Phòng, Tây giáp huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng

Thị xã Quảng Yên có 19 đơn vị hành chính gồm có 11 phường và 8 xã với dân số trên 14 vạn người, mật độ dân số trung bình 418 người/km2. Quảng Yên có tổng diện tích 31.191 ha, chiếm 5,3% diện tích toàn tỉnh đây là nguồn tài nguyên quan trọng, tiền đềcơ bản để phát triển kinh tế xã hội của thị xã.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn

* Thời tiết, khí hậu

Quảng Yên là vùng có khí hậu ven biển miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt

đới gió mùa, có mùa đông lạnh. nhiệt độ trung bình hàng năm: 23-24 0C, biên độ

nhiệt độ theo mùa trung bình 6-7 0C. Biên độ nhiệt ngày đêm khá lớn, trung bình 9-110C, số giờ nắng 1700-1800h/năm (tập trung vào tháng 5-12 ), lượng mưa trung bình hàng năm là 2000mm (tập trung vào tháng 5-10 = 88% lượng mưa cả năm ) thời tiết Quảng Yên theo 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa

đông lạnh và khô. Mùa hè từ tháng 5-10, thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao nhất trung bình 28-290C, cao nhất có thể lên tới 380C, gió Đông Nam thổi mạnh tốc

độ trung bình 2-4m/s gây mưa nhiều độẩm lớn.

* Thủy văn

Vùng chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều. Hầu hết số ngày trong tháng (23-25 ngày) mỗi ngày có lần nước lên và một lần nước xuống. Mỗi tháng có một lần triều cường và một lần triều kém. Một năm có 176 ngày triều cường, mực nước trên 3m.

Nhìn chung thủy triều tại vùng có độ chênh lớn, thời gian triều dâng, triều rút thuận tiện cho việc thay đổi nước trong các đầm nuôi, dễ dàng ít tốn kém.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Đất là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của các địa

phương, thị xã Quảng Yên có diện tích đất tựnhiên là 31.420 ha, được chia thành

05 nhóm đất sau:

- Nhóm đất cát: có 629,21 ha chiếm 2,21% diện tích đất tự nhiên, phân bố

chủ yếu ởcác phường, xã ven biển, ven sông.

- Nhóm đất mặn: với diện tích 6.956,48 ha bằng 22,19% diện tích đất tự nhiên, được hình thành từ phù sa sông, biển lắng đọng trong môi trường nước biển do trầm tích biển hoặc do ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc do mạch

nước ngầm ven biển cửa sông. Phần lớn đất đang được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hóa.

- Nhóm đất phèn: diện tích 4.908,65 ha (15,66% diện tích đất tự nhiên) - Nhóm đất phù sa: được hình thành từ sự bồi tụ của các con sông chảy qua

địa bàn. Diện tích nhóm đất này là 1.008,73 ha (chiếm 3,2% diện tích đất tự nhiên) được nhân dân trồng lúa 02 vụ và cây rau màu với năng suất khá cao.

- Nhóm đất đỏ vàng: hình thành trên địa hình đồi núi thấp do địa hình bị

chia cắt khá mạnh bởi các sông nhánh của sông Bạch Đằng nên gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. Đất đai phần lớn là bãi bồi và phù sa mới, nhiều nơi bị nhiễm mặn và thấp trũng do đó muốn phát triển sản xuất nông nghiệp phải đầu tư cho xây dựng đê, kè và các công trình thuỷ lợi khác.

Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có diện tích gần 12.300 ha chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Nhà Mạc, đầm Soài, Cái Tráp, Yên Giang.

Dựa vào hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất từnăm 2012 đến 2016 sẽ giúp Thị xã có phương hướng sử dụng đất trong tương lai hợp lý và đạt hiệu quảcao hơn.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 8,32% nhưng đất phi nông nghiệp lại

tăng lên, tăng 6,78%. Rõ ràng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã đã

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Quảng Yên năm 2016

STT Loại đất 2012 (ha) 2016 (ha) BQ (%) Tổng diện tích tự nhiên 31.419,99 31.419,99 - 1 Đất nông nghiệp 19.221,67 18.524,90 96,38

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.450,32 6.175,36 95,74

1.2 Đất lâm nghiệp 4.607,73 4.863,99 105,56

1.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản 8.148,37 7.470,20 91,68

1.4 Đất nông nghiệp khác 15,25 15,35 100,66

2 Đất phi nông nghiệp 11.431,02 12.205,59 106,78 3 Đất chưa sử dụng 767,30 689,50 89,86

Nguồn: Niên giám thống kê Thị xã Quảng Yên (2016)

Nhìn chung, việc giảm diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của TX Quảng Yên trong những năm gần đây đều phù hợp với xu thế chung của nước ta trong quá trình phát triển. Đặc điểm địa hình

và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven bển phần lớn quỹ đất được tạo thành bởi phù sa bồi nguồn gốc sông - biển và chịu ảnh hưởng của biển với mức độ khác nhau tạo cho TX Quảng Yên có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Dân số của thị xã đến tháng 10/2016 có 139.810,8 người, mật độ dân số

bình quân 418 người/km2 phân bố không đều (cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh, trung bình của tỉnh là 187người/ km2). Thị xã có tỷ lệtăng dân số tự nhiên khá thấp so với các đơn vị trong tỉnh Quảng Ninh, tốc độtăng bình quân khoảng 0,94%/năm trong giai đoạn 2014 - 2016.

Năm 2014, dân sốtrong độ tuổi lao động có 80.224 người, chiếm 33% dân số ở thị xã Quảng Yên. Lao động nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 59.959 người, chiếm 71%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 7.380,3 người, chiếm 9,2%; lao động trong các ngành dịch vụcó 15.884,7 người, chiếm 19,8%.

Bảng 3.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành tại thị xã Quảng Yên, giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Năm (Người) 2014 80.224,0 56.959 7.380,3 15.884,7 2015 81.116,5 60.592,7 7.862,4 12.661,3 2016 81.735,8 61.674,5 9.837,8 10.223,6 Cơ cấu (%) 2014 100,0 71,0 9,2 19,8 2015 100,0 74,7 9,7 15,6 2016 100,0 75,5 12,0 12,5 Nguồn: Phòng thống kê của thị xã (2016)

Tính đến năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động có 81.735,8 người, chiếm 58,45% dân số ở Thị xã Quảng Yên. Lao động nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 61.674,5 người, chiếm 75,5%; lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có

9837,8 người, chiếm 12%; lao động trong các ngành dịch vụ có 10.223,6 người, chiếm 12,5%.

Số lượng lao động được giải quyết việc làm mới khoảng 2.100 - 2.500

người. Lực lượng lao động phần lớn đã tốt nghiệp THCS và THPT nhưng chất

lượng chưa cao. Lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chất lượng cơ bản

đạt yêu cầu còn các lao động hoạt động tại các doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể phần lớn chưa qua đào tạo nghề.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ trong huyện có tổng chiều dài 267 km với

hơn 300 cầu cống, trong đó có 20 km đường quốc lộ gồm 5,5 km đường 18A và 14 km đường 10 cũ đoạn Phà Rừng - Biểu Nghi, đây là tuyến giao thông đối ngoại duy nhất của huyện, 70 km đường liên xã, 193 km đường liên thôn mật độ

trung bình 0,8 km/ km2. Đường giao thôn nông thôn khá tốt, 100% sốphường, xã

đã có đường ô tô đến trung tâm phường, xã, đường liên phường, xã hầu hết đã

được rải cấp phối hoặc láng nhựa.

- Mạng lưới thuỷ nội địa: Thị xã Quảng Yên có 3 mặt tiếp giáp với sông biển nên có 80,5 km đường thuỷ nội địa bao quanh. Đây là các tuyến đường thuỷ

quốc gia quan trọng, là tiền đề cho ngành vận tải đường thuỷ địa phương phát

triển mạnh.

- Các tuyến đường thuỷ nội đồng: có 100 km chủ yếu ở khu vực Hà

Nam, phường Hà An, xã Sông Khoai - chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

- Hệ thống bến bãi đường thuỷ nội địa: Có 01bến phà, 01bến tàu vận chuyển khách, 02 bến đò, 07 bến neo đậu tàu thuyền.

* Hệ thống thủy lợi, đê bao

Trên địa bàn TX Quảng Yên có 72 km đê biển có khảnăng chống bão cấp 9, cấp 10 lúc triều cường, gồm 33,6 km đê Hà nam đến nay đã có 25 km tường chắn

sóng, 30 km phía ngoài có mái kè và hơn 40 km đã được hiện đại hoá.

Hệ thống kênh mương thủy lợi của Thị xã bao gồm: Hệ thống kênh chính

dài 28,5 km đây là công trình đầu mối Hồ Yên Lập đang được hiện đại hoá. Kênh cấp I có 44 tuyến dài 82,4 km, trong đó đã kiên cố hóa 81,9 km; còn lại 0,5 km là

kênh đất. Kênh cấp II có chiều dài 129,3 km đến nay mới kiên cố hoá được 92,6 km. Kênh cấp III có 127,05 km, đã kiên cố hóa 44,7 km với quy mô thiết kếtưới

cho trên 10.000 ha đất nông nghiệp, và cấp hàng trăm m3 nước cho sinh hoạt.

Đến nay, trên 80% diện tích gieo trồng đã được tưới tiêu chủđộng.

Hệ thống kênh tiêu (thực chất là sông lạch tựnhiên) có hơn 1.430km, ngày

càng bị bồi lắng, lấn chiếm thu hẹp dòng chảy. Hệ thống cống tiêu có 24 cống lớn nhỏ đã được xây dựng từ lâu, không đáp ứng được yêu cầu, tiêu chậm, gây úng và ô nhiễm cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,

* Hệ thống điện lưới

Hiện nay, trong toàn thịxã đều được cấp điện lưới quốc gia, với các trạm biến áp nguồn 35/10 KV có trạm Chợ Rộc và trạm Hà Nam với lưới 35KV chạy dọc thị xã dài 52 km có chất lượng tốt, lưới điện 10KV có gần 100 km được xây dựng từlâu đến nay đã xuống cấp khá nhiều, lưới hạ thế có gần 320 km do nhiều cấp và nhân dân

cùng xây dựng nên mang tính chắp vá. Hệ thống lưới điện hiện nay còn nhiều cấp gồm 35KV, 10KV, 6KV và 0,4KV nên gây tổn thất điện trên đường dây lớn. Gần

đây, công ty Điện lực Quảng Ninh đã thực hiện chuyển đổi thành công lưới 10KV lên 22kV khu vực Hà Nam, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Mạng lưới các điểm trạm bưu điện đã phủ kín ở tất cả các trung tâm xã,

phường, đường dây điện thoại đã được kéo tới nhiều thôn xóm, sốmáy điện thoại

đang sử dụng hiện có khá cao đạt bình quân 56 máy/nghìn dân.

Hệ thống phát thanh và chuyển tiếp sóng truyền hình được xây dựng khá tốt bước đầu đáp ứng nhu cầu văn hóa - thông tin cho nhân dân trong thị xã. Thông tin liên lạc qua mạng internet được phát triển mạnh cả ở các phường và nhiều trung tâm thị xã, đáp ứng một phần khá lớn và quan trọng nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc giữa trong và ngoài thị xã.

* Hệ thống y tế, giáo dục

Toàn thị xã có 1 bệnh viện đa khoa và 01 trung tâm y tế cùng 19 trạm y tế xã, thị 100% nhà bán kiên cố. Tất cả các xã trong thị xã đều đạt tiêu chuẩn y tếcơ sở.

Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp của thị xã Quảng Yên tương đối

đầy đủ các loại hình đào tạo như: Trường công lập và trường ngoài công lập,...

Cơ sở giáo dục hiện nay gồm: Mầm non: 21 trường (trong đó có 02 trường ngoài công lập); Tiểu học: 20 trường; Trung học cơ sở: 19 trường; Trung học phổ thông: 6 trường (trong đó có 3 trường ngoài công lập), Trung học chuyên nghiệp - dạy nghề: 4 trường (1 trường chính trị, 1 trường đoàn, 01 trường cao đẳng, 01

trung tâm hướng nghiệp dạy nghề).

Nhìn chung, công tác xã hội hóa giáo dục được phát triển: 100% các xã có trung tâm học tập cộng đồng, phong trào khuyến học ngày càng được phát triển và có hiệu quả.

3.1.2.4. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Quảng Yên

Qua bảng 3.3 ta thấy trong những năm qua, nền kinh tế của thị xã tăng trưởng tương đối nhanh, bình quân trên 66,00%, giá trị sản xuất của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất của năm 2015 tăng 11,35% so với năm

2014, trong đó ngành Nông, lâm, thủy sản tăng nhẹ 2,7%. Năm 2016 tổng giá trị

sản phẩm đạt 8.758,4 tỷđồng, tốc độtăng trưởng đạt 45,1%. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản là 1.844,4 tỷđồng, chiếm 21,1% tổng giá trị

chiếm 60,7%; ngành thương mại dịch vụđạt 1.601 tỷđồng, chiếm 18,3%. Tốc độ

phát triển bình quân trong 3 năm từnăm 2014 - 2016 tăng nhanh và mạnh, cụ thể

tốc độ phát triển của ngành công nghiệp tăng mạnh nhất với 91,7%, đứng thứ hai là ngành nông, lâm, thủy sản là 65,9 %.

Tốc độ phát triển về giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng mạnh từ 102,7 % lên thành 268,2 % là do thị xã đã chú trọng phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản với điều kiền tự nhiên và xây dựng hệ

thống kênh mương, tưới tiêu thuận lợi cho người dân tại một số xã trọng điểm, xây dựng mạng lưới phát triển tích cực cho các hộ dân chuyên canh tác ngành thủy sản đặc biệt quy hoạch vùng nuôi tập trung nước mặn, lợ. Phát triển ngành thủy sản trởthành ngành mũi nhọn của thị xã.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành kinh tế

thị xã Quảng Yênqua các năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Giá trị cấuCơ Giá trị cấuCơ Giá trị cấuCơ 2015/ 2016/

Bình Quân (tỷ đồng) (%) đồng)(tỷ (%) đồng)(tỷ (%) 2014 2015 Tổng giá trị SX 3.148,2 100 3.573,7 100,0 8.758,4 100,0 113.5 245,1 166,8 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 669,9 21,3 687,7 19,2 1.844,4 21,1 102,7 268,2 165,9 Công nghiệp - xây dựng 1.446,4 45,9 1.688 47,2 5.313 60,7 116,7 314,8 191,7 Dịch vụ 1.031,9 32,8 1.198 33,5 1.601 18,3 116,1 133,6 124,6

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch thị xã Quảng Yên (2016)

3.1.2.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản

Thị xã Quảng Yên có bờ biển chạy dài hơn 30 km với nhiều cửa sông và bãi triều, vùng biển nằm trong vịnh kín là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, tạo cho Thị xã có nguồn lợi thủy sản phong phú bao gồm thuỷ

sản nước mặn và thủy sản nước lợ. Khả năng khai thác thuỷ sản các loại có thể đạt hơn 10 nghìn tấn/năm, trong đó riêng vùng triều có thểkhai thác được 3.000 tấn. Ngoài ra, thị xã Quảng Yên còn có điều kiện vươn ra để khai thác ở các ngư

trường lớn thuộc vịnh Bắc Bộ như Cô Tô, Bạch Long Vĩ... với khả năng khai

thác từ 40.000 – 50.000 tấn/năm.

Diện tích bãi triều, đầm phá rộng gần 12.300 ha tập trung ở khu vực cửa sông Bạch Đằng như Đầm Nhà Mạc, Cái Tráp, Đảo Quả Xoài và các khu vực Hà An, Hoàng Tân... tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển các khu nuôi trồng thủy sản tập trung với năng suất cao. Tuy nhiên, hiện nay TX mới sử dụng

hơn 8.000 ha, chủ yếu ở dạng quảng canh nên năng suất thấp và không ổn định, trong khi tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp còn rất lớn. Diện tích bãi triều, đầm phá được chia thành 02 loại: trong đê và ngoài đê. Đất thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 52)