Xu hướng của thế giới, nuôi hải sản ven biển đang là xu hướng phát triển chung trên thế giới. So với chăn nuôi động vật trên cạn, nuôi thủy sản nói chung được đánh giá cao hơn nhiều về hiệu quả kinh tế, môi trường… Về kinh
tế, nuôi thủy sản có năng suất cao hơn so với nuôi gia súc, gia cầm, nhờ hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp hơn. Về môi trường, nuôi thủy sản không gây tác hại nhiều tới môi trường như gia súc, gia cầm…Hiện nay, nguồn nước ngọt và đất đai canh tác đang có xu hướng thu hẹp lại. Do đó, nuôi hải sản trên biển đang được nhiều quốc gia đẩy mạnh. Việc phát triển nuôi hải sản trên biển còn góp phần quan trọng làm giảm tình trạng khai thác quá mức nhiều loài hải sản trong tự nhiên.
Ở châu Âu, tỷ lệ sản xuất từ vùng nước lợ và biển tăng từ 55,6% năm 1990 lên 81,5% trong năm 2010, do nuôi biển cá hồi Đại Tây Dương và các loài khác. Trong năm 2010, các loài cá có vây chiếm ba phần tư của tất cả các động vật thân mềm. Sản lượng của hai mảnh vỏ trong tổng sản lượng liên tục giảm từ 61% năm 1980 xuống 26,2% trong năm 2010 (FAO, 2012).
2.2.1.1. Nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ ở Thái Lan
Thái Lan luôn là nước xuất khẩu thuỷ sản số 1 thế giới, hàng năm xuất khẩu từ 4- 6 tỷUSD. Năm 1994, Thái Lan là nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cá và nhuyễn thể. Nói chung, sản lượng tăng theo hàng năm với các đối
tượng nuôi đa dạng.
Trên bờ biển phía đông Thái Lan, có các ao, hồ, kênh xen kẽ rừng ngập mặn dọc theo kênh dẫn từ sông Rayong; gần đó có 5 trang trại nuôi tôm của nhóm nông dân ở Neonpra. Đây là một trong hai nhóm nuôi tôm điển hình của Thái Lan tham gia thực hiện bộ quy tắc mới về nuôi tôm bền vững của Cục Thủy sản Thái Lan.
Nuôi tôm ở Thái Lan từng phát triển rất ồạt, bừa bãi, nhất là trong những
năm đầu phát triển ngành công nghiệp này. Tập quán canh tác trước đây được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, bởi nó cho năng suất cao, nhưng người ta nhận thấy mức độsuy thoái môi trường mà nó gây ra.
Trước tình hình đó, Cục Thủy sản Thái Lan đã phát triển bộ quy tắc ứng xử mới, kết hợp với một số biện pháp khác, nhằm đảm bảo cho nghề nuôi tôm bền vững mà không ảnh hưởng đến năng suất. Tuy nhiên, bộ quy tắc mới có thành công hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Năm 1999, những nơi này đã trở thành các trang trại thí điểm và kết quả được ghi chép tỉ mỉ.Qua những khóa học này, họ đã học và áp dụng nguyên lý cơ
bản “khi sở hữu trang trại, cần nghĩ vềmôi trường” để phát triển trang trại của mình. Các trang trại ở Neonpra nằm trong đất liền, cách các vùng ngập mặn của dòng sông Rayong (con sông cung cấp nguồn nước cho nuôi tôm). Thiết kế trang trại bao gồm các ao, hồđể trữnước và loại bỏ tạp chất, có ao nuôi thương phẩm và ao lắng nước thải trước khi xảra môi trường.
Dự án rừng ngập mặn do các chủ trang trại khởi xướng cách đây vài năm.
Lợi ích của rừng ngập mặn chính là hệ thống lọc tự nhiên, chống bão và quản lý hệ sinh thái đa dạng. Nước sau khi lọc thì trực tiếp trở lại sông và điều quan trọng là giữ cho chất lượng nước của sông luôn được sạch để người dân địa
phương có thể tiếp tục nuôi trồng thủy sản.
Khi việc nuôi tôm áp dụng theo bộ quy tắc mới thì tôm thu hoạch được dán “tem chất lượng”. Việc dán “tem chất lượng” đảm bảo tôm ở các trang trại
này được sản xuất theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi bộ quy tắc là sản phẩm có chất lượng an toàn, thân thiện môi trường và được bán với giá cao hơn (Hải Băng, 2013).
2.2.1.2. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Trung Quốc
Trung Quốc có một lịch sử lâu dài về nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, sản xuất quy mô lớn chỉ bắt đầu sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Gần đây, sau khi Trung Quốc mở cửa cho thế giới bên ngoài vào những năm 1980, ngành này đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất các ngành công nghiệp nông nghiệp ở Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc đã đăng ký tổng cộng 30,28 triệu tấn cá nuôi, chiếm 64,34% sản lượng thủy sản quốc gia. Nguồn cung sản phẩm thủy sản nước mặn, lợ bình quân đầu người đạt 36,2 kg. Xuất khẩu tôm nuôi, cua và rong biển cũng là xương sống cho xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc, chiếm khoảng 50% lượng xuất khẩu thủy sản cả nước về giá trị. Sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ ở Trung Quốc đã
không chỉ góp phần nâng cao cung cấp lương thực mà còn tạo ra việc làm và thu nhập cho người dân Trung Quốc. Khoảng 4,3 triệu lao động nông thôn được trực tiếp làm việc trong nuôi trồng thủy sản với thu nhập ròng hàng năm là 8 667 nhân dân tệ.
Trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Trung Quốc đã coi trọng
chiến lược phát triển vùng ven biển trong toàn bộ chiến lược cải cách kinh tế. Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu. Trung Quốc cũng là nước duy nhất trên thế giới có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản vượt quá khả năng khai thác. Năm 2004, tổng sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đạt 49 triệu tấn, trong đó 64% là thuỷ sản nuôi trồng. Thuỷsản mặn lợ chiếm 56% tổng thuỷ sản nuôi trồng. Dự
báo, tiêu thụ thuỷ sản bình quân trong nước của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, từ 25kg/người năm 2004 lên 36 kg/người vào năm 2020 (Nguyễn
Xuân Thiên, 2009).
Nuôi trồng thuỷ sản thâm canh của Trung Quốc phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước, sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp, các chất kích thích và các loại thuốc phòng trừ dịch bệnh khác, công nghệ nuôi trồng thuỷ sản thâm canh của Trung Quốc đã được nhiều nước học tập như hệ thống tưới tiêu riêng biệt khi lấy nước phải qua ao lắng nước được xử lý trước khi được lấy vào
các ao nuôi.