Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển NTTS nước mặn, lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

2.1.4.1. Giải pháp quy hoạch vùng nuôi

Quy hoạch vùng nuôi: Xây dựng quy hoạch vùng nuôi là yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả và sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Việc đánh giá quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cho việc xác định

được hiện trạng phát triển các khu vực nuôi trồng thủy sản đã đáp ứng được mức

độ nào về các yêu cầu kỹ thuật, môi trường ởđịa bàn nghiên cứu.

Cơ sởđể xây dựng một quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn là phải nghiên cứu đánh giá về tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của người nuôi trồng thủy sản ở địa phương. Quy hoạch này vừa tận dụng lợi thế về đất đai, diện tích mặt

nước, thổ nhưỡng, lao động, những điều kiện có sẵn như hệ thống giao thông,

kênh mương thủy lợi, hồđầm... như chuyển đổi đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả

sang nuôi trồng thủy sản, vừa góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản nuôi trồng và bảo vệ môi trường vùng nuôi. Nội dung quan trọng nhất là quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước cho vùng nuôi.

2.1.4.2. Giải pháp về triển khai các chính sách phát triển NTTS

Đánh giá thực trạng ban hành các quy định của tỉnh, thị xã và xã trong vận dụng các chính sách về phát triển nuôi trồng thủy sản của Đảng, Nhà nước ở địa phương nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ hiệu quả.

Chính sách về tiếp cận các yếu tố đầu vào cho sản xuất: giống, thức ăn,

vốn, hỗ trợ kỹ thuật như xây dựng hệ thống thú y thủy sản, dịch vụ kỹ thuật tới cấp xã đủ mạnh để hỗ trợ nông dân phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ hiệu quả. Các yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất - sản lượng – chất lượng sản phẩm thủy sản. Trên cơ sở đó tìm ra các điểm yếu, khó khăn

nhằm để xuất giải pháp thúc đẩy các hoạt động này nhằm giúp các hộ nuôi nâng

cao trình độ kỹ thuật và giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, tạo ra những sản phẩm thương phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.

Vốn là yếu tốđầu vào rất quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản để có thể

phát triển được hay không thì còn phụ thuộc vào lượng vốn. Nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng tiếp cận với việc vay vốn của hộ nuôi về nhu cầu vốn; nguồn vay; các tổ chức cho vay; những khó khăn chủ yếu khi vay và mong muốn của hộ nuôi về thực hiện chính sách vay vốn.

đối tượng nuôi phù hợp, con giống thuỷ sản tốt. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá thực trạng sử dụng giống thủy sản của hộ nuôi về các mặt như nguồn gốc, xuất xứ; khả năng tự ươm nuôi các loại giống chủ lực; chất lượng giống; giá cả.

Cùng với giống thì thức ăn đóng góp quan trọng trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt, đối với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí, có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả của nghề nuôi thủy sản. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về việc sử dụng thức ăn của các hộ nuôi (nguồn thức ăn tự nhiên, thức ăn công nghiệp); việc kiểm soát chất lượng thức ăn của cơ quan quản lý nhà nước trong huyện; các dịch vụ thức ăn, hóa chất, chế phẩm trong nuôi trồng mà các hộ đang sử dụng; kỹ năng giám sát thức ăn, về giá thức ăn…

Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi của người nuôi có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, tập trung đánh giá hiệu quả việc triển khai tập huấn KHKT của ngành chức năng trong thị xã cho người nuôi, công tác khuyến nông, khuyến ngư; mong muốn của người dân về tiếp cận KHKT nâng cao kỹ thuật nuôi trồng. Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi: xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống điện, đường giao thông, thông tin liên lạc ở vùng nuôi thủy sản nhằm giúp cho các hộ nuôi có điều kiện phát triển, giảm thiểu chi phí và tiếp cận tốt với các thị trường đầu ra là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển NTTS nước mặn, lợ vùng ven biển.

2.1.4.3. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi theo quy hoạch đã phê duyệt; tập trung chủ yếu vào các hạng mục chính như đường

giao thông trong vùng đã đáp ứng yêu cầu cho vận chuyển cá, thức ăn ra ao, đầm nuôi; hệ thống kênh chính, kênh nhánh đã đáp ứng lấy nước, tiêu nước cho ao nuôi của hộ, có hệ thống kênh riêng cho vùng nuôi hay đang tận dụng kênh thủy lợi của nông nghiệp. Qua đó, thay đổi từng bước tư duy phát triển sản xuất nhỏ lẻ của

người dân, sang nuôi tập trung theo vùng, theo đối tượng, hình thức nuôi để có thể

dễ dàng tiếp cận với những chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động sản xuất. Từđó, xác định những khó khăn thuận lợi trong quá trình triển khai giải pháp, làm căn cứđề xuất giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.

2.1.4.4. Giải pháp về tăng cường liên kết sản xuất

như Tổ hợp tác, Hợp tác xã; thực hiện cả liên kết ngang giữa hộ nuôi trong các

vùng sản xuất và liên kết dọc trong chuỗi sản xuất nhằm quản lý tốt hơn về chất lượng, giá cả và truy xuất nguồn gốc để phát triển bền vững.

Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nuôi trồng thủy sản nông hộ được duy trì, phát triển mạnh theo hướng giảm NTTS nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi theo hình thức trang trại đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Chất lượng sản phẩm thủy sản được kiểm soát chặt chẽ thông qua các chương trình giám sát quốc gia về đảm bảo ATTP. Việc liên kết sản xuất, khắc phục được tình trạng ép giá, cung ứng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, góp phần thực hiện tốt các quy trình sản xuất tiên tiến, nâng cao được chất lượng, giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Qua đó, các doanh nghiệp cũng mua được sản phẩm thủy sản có chất lượng, nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để chế biến và tiêu thụ.

Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng cách thức tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết sản xuất triển khai chủ trương liên kết “4 nhà”; các giải pháp, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ sản phẩm như liên kết, thu hút các doanh nghiệp vào khâu tiêu thụ, xúc tiến thương mại...Qua đó, giúp cho

người nuôi định hướng được thị trường tiêu thụ, từ đó xác định được đối tượng nuôi, quy mô nuôi, sốlượng mà thịtrường đang cần.

2.1.4.5. Giải pháp về đảm bảo môi trường NTTS

Môi trường là yếu tố quan trọng trong hoạt động NTTS, quản lý tốt môi trường nuôi sẽ nâng cao sức khỏe của động vật nuôi, giúp động vật nuôi nhanh

lớn, giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, giúp ngườinuôi quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Nếu không chú ý tới quản lý môi trường vùng nuôi, để môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ dẫn tới việc đối tượng nuôi bị nhiễm bệnh, lây lan và chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, do đó nguồn nước thải ra môi trường phải đượckiểm soát nghiêm ngặt và được xử lý.

Ngoài ra, khí hậu có tác động rất lớn đến môi trường, biến đổi khí hậu là “sự thay đổi trong khí hậu do tác động của con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra làm thay đổicấu tạo của khí quyển toàn cầu và là một trong các nhân tố gây ra những biến động khí hậu tự nhiên trong các giai đoạn nhất định” (Điều 1, Công

Biến đổi khí hậu (BĐKH) hay “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh

hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tựnhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu).

Ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết bất thường cũng gây ra tác động bất lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền và người dân là phải quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, để hạn chế các tác động bất lợi đối với thủy sản nuôi. Trong xu hướng phát triển nuôi thâm canh, đặc biệt là nuôi công nghiệp thì cần nâng cao vai trò quản lý môi trường.

2.1.4.6. Kết quả, hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Đánh giá kết quả phát triển NTTS nước mặn, lợ: Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ đó là đánh giá diện tích, sản lượng và năng suất bình quân; hiệu quả sản xuất.

Trong phần này sẽ tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở Quảng Yênđể làm cơ sở đề xuất hoàn thiện các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển NTTS của các hộ dân một cách hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)