Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS nước mặn, lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 40)

2.1.5.1. Nhóm yếu tố thuộc bản thân hộ nuôi thủy sản

* Quy mô sản xuất

Quy mô nuôi trồng thủy sản của hộ lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ, bao gồm diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, bãi triều ven biển... kể cả hồ, đập thuỷ lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích của các công trình phụ trợ như bờ bao, kênh dẫn nước cấp và thoát, các ao lắngtận dụng nước triều ra, vào...

Quy mô nuôi trồng nên áp dụng quy mô nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho từng vùng, từng địa phương. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ là một chỉ tiêu phản ánh quy mô, phản ánh tình hình nuôi trồng thuỷ sản. Tính

quy mô của hộ nuôi cũng là yếu tố quan trọng trong công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồngnướcmặn, lợ, chế biến, tiêu thụ thuỷ sản của hộ cũng như các cấp, các ngành, là thông tin đầu vào phục vụ việc tính sản lượng, năng suất nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ; tính giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thuỷ sản và các chỉ tiêu liên quan khác.

* Nguồn lực phục vụ sản xuất của hộ

Lao động là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTTS vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản. Lực lượng lao động trong NTTS dồi dào bao gồm cả phụ nữ, người già và thiếu niên. Do đặc điểm của NTTS nước mặn, lợ chủ yếu là đơn vị kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân nên lao động trong NTTS rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Lao động nông thôn các vùng ven biển với kinh nghiệm và

kiến thức nuôi thủy sản của mình đang là yếu tố thuận lợi để phát triển nuôi thủy sản.

Đất đai, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các loài động vật thuỷ sản. Hơn thế nữa diện tích mặt nước còn quyết định tới quy mô phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Điều đó được thể hiện ở chỗ nếu diện tích có khả năng nuôi trồng lớn thì quy mô để phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn.

Vốn đầu tư được biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật NTTS (không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. NTTS là ngành sản xuất yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi chủ hộ mở rộng quy mô sản xuất. Năng suất, chất lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức quản lý sản xuất nuôi theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi người nuôi đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật NTTS đồng bộ và có chất lượng tốt. Vì vậy, để duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh tế trong các ngành sản xuất NTTS nói chung và ngành NTTS nước nước mặn, lợ

nói riêng thì yếu tố vốn không thể thiếu được trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Vốn đầu tư cho chương trình nuôi thủy sản được huy động từ các nguồn: Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn vay và vốn viện trợ chính thức của Chính phủ các nước, tài trợ của các tổ chức Quốc tế), vốn tín dụng, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

* Trình độ kỹ thuật của hộ

Trình độ kỹ thuật của hộ có ảnh hưởng đến việc tiếp thu các thông tin thị trường, chính sách...và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

tiên tiến trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Vai trò của

trình độ kỹ thuật của hộ còn thể hiện trên phương diện nhận thức tổ chức, quản lý sản xuất và trình độ ra quyết định sản xuất của hộ nuôi trồng thủy sản.

* Điều kiện kinh tế của hộ

Mức sống và tích luỹ của hộ có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm nuôi thủy sản và mức độ đầu tư ban đầu cho sản xuất nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Đây là yếu tố cần được nghiên cứu khi xây dựng các kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sảntheo quy mô hay hình thức nuôi...của địa phương.

2.1.5.2. Yếu tố tiến bộ khoa học - kỹ thuật

Do xu hướng nuôi thâm canh trong thủy sản ngày càng phát triển là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường tăng cao và dịch bệnh bùng phát phức tạp và thường xuyên hơn. Từ đó, nhiều nghiên cứu được thực hiện và các quy trình công nghệ nuôi trồng thủy sản ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ra đời như: Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), hệ thống nuôi thủy sản Raceway, công nghệ Biofloc, công nghệ Aquaponics, công nghệ nano… Các công nghệ này ngày càng phổ biến và ứng dụng rộng rãi nhằm tăng sản lượng, nâng cao tính an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Phát triển nghề nuôi thủy sản ngày một bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo có những sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Con giống là yếu tố luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, công nghệ sinh học di truyền là chìa khóa cho đổi mới trong nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu chính tăng hiệu quả sinh sản và cải thiện di truyền ở vật nuôi. Cải thiện giống vật nuôi nội địa là một chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững ở các nước đang phát triển. Công nghệ sinh học sinh sản ở

thủy sản tạo cơ hội tăng tỷ lệ nuôi trồng và tăng cường quản lý các loài thủy sản nuôi trồng và hạn chế tiềm năng sinh sản của các loài thủy sản biến đổi gen. Trong đó, chủ yếu gồm các công nghệ: Chọn giống, lai giống, chuyển đổi giới tính, kỹ thuật biến đổi gen, biến đổi bộ nhiễm sắc thể.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Nhờ ứng dụng các công nghệ này đã tác động một cách tích cực lên ngành thủy sản, tạo ra những giá trị về năng suất, chất lượng sản phẩm. Điều đó càng có ý nghĩa hơn khi nước ta hội nhập thị trường quốc tế, sự cạnh tranh giữa các mặt hàng xuất khẩu trở nên khốc liệt hơn.

2.1.5.3. Yếu tố thị trường

Khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất. Việc mở rộng quy mô sản xuất hay không phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Nếu công tác tiêu thụ được thực hiện bài bản khoa học, có sự liên kết bền vững thì sẽ tạo ra giá trị sản phẩm, uy tín, thương hiệu cho người sản xuất, các HTX, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, tạo cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển thị trường.

Trong nuôi trồng thủy sản, thị trường tiêu thụ có vai trò quyết định cho

hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường. Thông qua thị trường mà người nuôi quyết định được

quy mô nuôi, đối tượng nuôi, số lượng mà thị trường đang cần để có được lợi nhuận cao.

2.1.5.4. Năng lực của cán bộ

Đối với địa phương có lợi thế và tiềm năng phát triển về nuôi trồng thủy hải sản như TX Quảng Yên thì năng lực của cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn đóng trên địa bàn cũng chiếm vai trò không nhỏ trong việc tham mưu, tư vấn và định hướng cho người dân trong việc phát triển sản xuất.

Ngoài điều kiện sản xuất, khả năng tiếp thu của người nuôi thì năng lực cán bộ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thủy sản.

Năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý: là người đứng đầu ở địa phương nên phải có tầm nhìn trong chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, trong kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Khả năng,

tầm nhìn của cán bộ lãnh đạo giúp cho việc quy hoạch bố trí các khu, vùng nuôi một cách logic hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, quản lý...ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nuôi trồng thủy sảnvà phát triển kinh tế địa phương.

Để giúp hộ nuôi mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và năng suất thì nhất thiết phải chú trọng đến việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Người cán bộ kỹ thuật phải bám sát địa bàn, vùng nuôi để hỗ trợ và giúp đỡ hộ nuôi về kỹ thuật nuôi thả, giám sát dịch bệnh và quản lý môi trường nuôi. Họ còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như giải đáp các thắc mắc của người nuôi trong nuôi trồng thủy sản,là người tham mưu xây dựng chính sách và đưa chính sách đến với chủthể nuôi trồng thủy sản.

2.1.5.5. Cơ chế, chính sách

Cơ chế chính sách là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả, hiệu quả sản xuất, nhưng cơ chế chính sách đúng sẽ tạo ra môi trường kinh tế, kinh tế - xã hội thuận lợi, là điểm tựa quan trọng trong quá trình phát triển sản xuấtkinh doanh nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng.

Tất cả các hoạt động sản xuất đều dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Đối với phát triển nuôi trồng thủy hải sản thì hệ thống chính sách và công tác quản lý là nhân tố hết sức quan trọng. Phát triển nuôi trồng thủy hải sản phụ thuộc lớn vào nhiều chính sách của Nhà nước và cơ chế của từng địa phương cụ thể. Chủ trương, chính sách đúng đắn sẽ tạo sự tin tưởng cho hộ nuôi yên tâm

đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả ngày càng cao và ổn định.Đồng thời, phải hình thành chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm, chính sách về tiêu thụ sản phẩm và nhiều chính sách khác. Vì vậy, đòi hỏi đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là yêu cầu cấp bách đối với các ngành kinh tế

nói chung và đối với phát triển nuôi trồng thủy hải sản nói riêng.

Công tác tuyên truyền là một bộ phận không thể tách rời trong thực thi các chính sách nói chung và phát triển NTTS nói riêng. Tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi nhận thức, hành vi của hộ nuôi NTTS và đánh giá mức độ đúng đắn của

các chính sách đã ban hành.

2.1.5.6. Yếu tố tự nhiên

*Điều kiện khí hậu

Khí hậu cũng có những tác động xấu đến nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là hiện

suy giảm sốlượng thuỷ sản nuôi trồng, dẫn đến giảm năng suất bị giảm sút.

Bên cạnh, những yếu tố thuận lợi giúp cho sự phát triển của ngành NTTS nướcmặn, lợ thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành như: lũ lụt, hạn hán, bão, thủy triều dâng, hiện tượng xâm lấn ngập mặn…gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTTS nước mặn, lợ, từ đó làm cho ngành thuỷ sản có tính bấp bênh, không ổn định. Nhiệt độ đóng một vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật nói chung và các loài thuỷ sản nói riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra cho các loài nuôi.

Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khoẻ của các loài nuôi, môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây hại.

Đối với nghề NTTS nước mặn, lợ thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi xảy ra mưa lớn độ mặn trong các ao nuôi giảm đi đột ngột vượt rakhỏi khả năng chịu đựng làm cho tôm, cá bị sốc, sặc bùn chết hoặc chậm lớn.

- Về thủy văn: Độ phì nhiêu kinh tế của các loại hình thủy vực ở các vùng ven biển là khá cao, có thể phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ. Độ phì nhiêu

kinh tế bao gồm độ phì tự nhiên do đất phong hóa lâu đời mà có và độ phì nhiêu nhân tạo do con người tạo ra khi cải tạo vùng nước làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, các thức ăn tự nhiên cho nuôi thủysản.

Bên cạnh đó, hiện tượng biến đổi khí hậu cũng đang gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hoạt động sản xuất vùng ven biển.

* Chất lượng nước

Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của

NTTS. Vì nước được xem như môi trường sống của các loài thủy sản, nên cũng như con người, khi môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, chúng sẽ không thể phát triển hoặc chết.

Đối với nguồn nước phục vụ NTTS nước mặn, lợ yêu cầu khá khắt khe nghiêm ngặt về chất lượng: nước không bị ô nhiễmvề mặt sinh học và vật lý học,

độ mặn thích hợp, hàm lượng các chất độc trong nước dưới ngưỡng cho phép

hoặc không có..

Để sử dụng nguồn nước mặt cho NTTS nước mặn, lợ đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững phải đặc biệt chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải

pháp công nghệ…làm cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)