Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ vùngven biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 31)

* Các hình thức nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

Căn cứ vào tính chất nuôi thủy sản nước mặn, lợ có thể phân thành các hình thức nuôi sau:

- Nuôi quảng canh hay còn gọi là nuôi truyền thống: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển. Nuôi thuỷ sản theo hình thức này năng suất rất thấp và hoàn toàn phụ thuộc với

điều kiện tự nhiên, nó chỉ thích hợp với những người sản xuất ít vốn. Đây là hình

thức khá phổ biến của ngư dân nghèo vùng đầm phá ven biển.

- Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ sung thêm giống và thức ăn. Với hình thức

nuôi này người nuôi có thểthay nước theo thuỷ triều và có thể trang bị thêm máy

bơm để chủđộng trong việc điều chỉnh mức nước.

- Nuôi bán thâm canh: Là hình thức có áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống, sản xuất thức ăn như quản lý và

chăm sóc hàng ngày. Nuôi bán thâm canh đòi hỏi đầu tư vốn lớn, người nuôi phải am hiểu về kỷ thuật nuôi và có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý đối tượng nuôi trồng. Đây là hình thức nuôi được sử dụng rộng hiện nay vì nó phù hợp với khảnăng đầu tư cũng như kiến thức nuôi trồng của ngư dân.

- Nuôi thâm canh: Là hình thức nuôi đòi hỏi phải cung cấp hoàn toàn về

giống thuỷ sản nhân tạo và thức ăn công nghiệp, mật độ con giống cao, các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường nước gần như đảm bảo tuyệt đối, tối ưu theo yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy, người nuôi trồng thuỷ sản phải có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, nếu nuôi theo hình thức này có thểgây nên suy thoái môi trường, tài nguyên và có nhiều rủi ro.

- Nuôi công nghiệp (nuôi siêu thâm canh): là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt các mục tiêu năng xuất và lợi nhuận cao.

* Một số đối tượng nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ

Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài giáp xác: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển; nhuyễn thể: Hầu, hà và một sốloài cá như: cá vược (chẽm), cá song (cá mú), Cá giò (cá bớp biển), cá chim vây vàng, cá Sủđất …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 31)