Kết quả thực hiện các giải pháp phát triển NTTS nước mặn, lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy nước

4.2.6. Kết quả thực hiện các giải pháp phát triển NTTS nước mặn, lợ

- Biến động diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ giai đoạn 2014 – 2016 của thị xã Quảng Yên

Qua bảng thống kê 4.14 cho thấy, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ của Thị xã có chiều hướng tăng từnăm 2014 là 6.541,5 ha lên 6.674,3 ha năm

2016 và trong đó diện tích nuôi tôm tăng mạnh từnăm 2015 là 600 ha đến năm

2016 là 5.819 ha. Diện tích nuôi tăng lên do diện tích trồng nông nghiệp xấu chuyển đổi sang NTTS nước lợ và vùng nuôi thủy sản tập trung. Diện tích tăng bình quân qua các năm là 1,4%.

Bảng 4.14. Diện tích, sản lượng NTTS mặn, lợtheo đối tượng thị xã Quảng Yên giai đoạn 2014 – 2016

Các chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ 1. Diện tích nuôi ha 6.541,5 6.674,3 6.731,0 102,0 100,8 101,4 Tôm ha 168,7 600 5.819 355,7 969,8 587,3 Nhuyễn thể ha - 250 300 100,0 120,0 173,2 Cá biển ha 24,4 63 76 258,2 120,6 176,5 Hải sản khác ha 6.348,4 5.761,3 536 90,8 9,3 29,1 2. Sản lượng tấn 4.755,2 7.773.3 8.710,0 163,5 112,1 135,3 Tôm tấn 1.493,7 2.400 2.150 160,7 89,6 120,0 Nhuyễn thể tấn - 3.359,8 5.000 100,0 148,8 122,0 Cá biển tấn 822,6 1463,8 1.000 177,9 68,3 110,3 Hải sản khác tấn 2.438,9 549,7 560 22,5 101,9 47,9

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên (2016)

Sản lượng nuôi trồng qua 3 năm từ năm 2014 đến 2016 bình quân là 35,5% . Trong đó, sản lượng nuôi nhuyễn thể là tăng bình quân 22%, cá biển là 10,3%, nhiều hộ dân ở đây đã chuyển đổi diện tích từ nuôi trồng các loại thủy hải sảnkhác sang nuôi tôm, nuôi cá, nuôi kết hợp các đối tượng kết hợp với việc áp dụng những phương thức nuôi hiệu quả và năng suất hơn như quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh.

Đối tượng nuôi cũng phong phú hơn, ngoài tôm sú, cá biển, cua cuối năm

2014 UBND thị xã đã đưa thêm đối tượng Hầu cửa sông vào nuôi, nhân rộng từ mô hình nuôi của công ty cổ phẩn thủy sản Tân An. Hàu cửa sông là loại nhuyễn thể sinh sống khá phổ biến ở nhiều cửa sông trên địa bàn, sống bám ở dây, giàn leo. Hầu cửa sông không mang lại hiệu quả kinh tế mà còn làm sạch môi trường.

Nhìn chung, NTTS nước mặn, lợ của thị xã Quảng Yên trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế chung và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn TX nói riêng.

Trong những năm tới, TX sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển NTTS mặn, lợ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lạinguồn thuđáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo của địa phương.

- Hiệu quả kinh tế

Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản của thị xã Quảng Yên đạt 25.480 tấn,

trong đó khai thác là 14.943 tấn, nuôi trồng là 10.537 tấn; giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 810 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 43% trong giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp với gần 12 nghìn lao động tham gia. Sản lượng NTTS nước mặn, lợ đạt trên 9103,0 tấn chiếm 86,3% tổng sản lượng NTTS của thị xã Quảng Yên; Nuôi thủy sản nước mặn,lợ đã và đang góp phần quan trọng đối với đời sống xã hội, đem lại nguồn thu nhập khá cho các ngư hộ NTTS nướcmặn,lợ tại các vùng ven biểnthị xã.

Bảng 4.15 cho thấy, trong 3 hình thức NTTS nước lợ thì hình thức nuôi quảng canh cải tiến đối với tất cả các loại thủy hải sản có tổng chi phí thấp nhất so vớí 2 hình thức đó là nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh. Đối với hình

thức nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh mật độ thả con giống dày hơn so với hình thức nuôi quảng canh cải tiến vì thế làm cho chi phí thức ăn và chi phí về giống lớn, thức ăn chủ yếu là các loại cám công nghiệp và trong đó chỉ có một phần nhỏ là thức ăn tự nhiên.

Bảng 4.15. Chi phí sản xuất bình quân/ha của nhóm hộđiều tra theo hình thức nuôi

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Quảng canh cải tiến Thâm canh Bán thâm canh

Tôm Cua Tôm Cua Tôm Cua

Giống 13,6 54,7 16,47 25,5 170,7 42,84 19,5 95,75 37,4 Thức ăn 22,76 43,5 27 55,8 370,86 86 42,5 210,56 63,09 Hóa chất, thuốc chữa bệnh 5,5 4,5 1,5 5 5,5 2,6 4 2,5 2,63 Thuê lao động 3 3 3 3,5 3,5 3 3 3,2 3,1 Chi phí bảo dưỡng và khấu hao TSCĐ 3,5 2,5 2,5 2,5 2,8 3 3,05 3,55 2,7 Chi phí khác 3 2 2 2 3,4 3 3 3 2 Tổng 51,36 110,2 52,47 94,3 556,76 140,44 75,05 318,56 110,92

Qua việc so sánh về mặt chi phí giữa các hình thức nuôi cho thấy tổng chỉ phí của các hộ nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến là 51,36 triệu đồng/ha bằng

54,5% so với chi phí nuôi theo hình thức nuôi thâm canh và bằng 68,4% so với chi

phí nuôi theo hình thức bán thâm canh. Tương tự, đối với hộ nuôi cá theo hình thức quảng canh cải tiến có tổng chi phí là 110,2 triệu đồng/ha bằng 19,7% so với chi phí theo hình thức nuôi thâm canh và bằng 34,6% so với chi phí theo hình thức nuôi bán thâm canh. Đối với các hộ nuôi cua, ta thấy tổng chi phí của 1 ha nuôi theo hình thức quang cảnh cải tiến là 52,47 triệu đồng bằng 37,4% so với chi phí nuôi theo hình thức thâm canh và bằng 47,3% so với hình thức nuôi bán thâm canh.

Qua điều tra thực tế, cho thấy tổng chi phí theo hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh cao hơn rất nhiều so với hình thức nuôi quảng canh cải tiến chẳng

hạn như chi phí về nuôi cá theo hình thức thâm canh là 556,76 triệu đồng với mức chi phí này nếu mỗi hộ nuôi trung bình có 2 ha nuôi cá thì tổng chi phí cho 1 vụ nuôi hơn 1 tỷ đồng . Đây là một khoản chi phí lớn so với mộthộnuôi, vì vậy cáchộ điều

tra ở đây ít đầu tư nuôi theo hai hình thức này, hai hình thức nuôi này chủ yếu là các công ty, các doanh nghiệp đang áp dụng.

Để đánh giá được sự chuyển đổi từ ruộng trũng, đất xấu, khai hóa những vùng đất ven biển ngập mặn kém hiệu quả sang NTTS nước mặn,lợ thì yếu tố hiệu quả là chỉ tiêu hàng đầu để khuyến khích nông hộ chuyển đổi những năm gần đây.

Bảng 4.16. Bảng hiệu quả kinh tế bình quân/ha của nhóm hộđiều tra theo hình thức nuôi

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Quảng canh cải tiến Thâm canh Bán thâm canh Tôm Cua Tôm Cua Tôm Cua

1.Chi phí (xây dựng cơ bản, giống, thức ăn) 51,36 110,20 52,47 94,30 556,76 140,44 75,05 318,56 110,92 2.Doanh thu 212,34 207,35 250,76 194,80 695,95 332,35 171,65 441,25 310,98 3.Lợi nhuận 166,98 132,15 211,29 121,66 154,19 226,91 111,60 137,69 215,06 4.Doanh thu/chi phí 4,13 1,88 4,78 2,07 1,25 2,37 2,29 1,39 2,80 5.Lợi nhuận/ chi phí 3,25 1,20 4,03 1,29 0,28 1,62 1,49 0,43 1,94 6.Lợi nhuận /doanh thu 0,79 0,64 0,84 0,62 0,22 0,68 0,65 0,31 0,69

Theo bảng 4.16 doanh thu theo hình thức nuôi quảng canh cải tiến của 3 đối tượng nuôi chính đạt được trong khoảng 207,35 triệu đồng đến 250,76 triệu đồng, để thu được 1triệu đồng doanh thu trong đó đã có 0,79 triệu đồnglợi nhuận đối với hộ nuôi tôm, 0,64triệu đồng đối với hộ nuôi cá và 0,84 triệu đồng đối với hộ nuôi cua.

Đối hình thức nuôi thâm canh chi phí cho cả 3 đối tượng nuôi lớn, do đó lợi nhuận thu được từ việc đầu tư đó trong khoảng từ 121,66 triệu đồng đến

226,91 triệu đồng, cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra đối với hộ nuôi tôm thì thu được

2,07 triệu đồng doanh thu và thu được 1,29 triệu đồng lợi nhuận, và 1 triệu đồng doanh thu thì thu được 0,62 triệu đồng lợi nhuận. Đối với hộ nuôi cá cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra hộ thu được 1,25 triệu đồng doanh thu và thu được 0,28 triệu đồng lợi nhuận, và 1 triệu đồng doanh thu thì thu được 0,22 triệu đồng lợi nhuận. Đối với hộ nuôi cua cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra đối với nông hộ thu được 2,37

triệu đồng doanh thu và thu được 1,62 triệu đồng lợi nhuận, và 1 triệu đồng doanh thu thì thu được 0,68triệu đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy, các nông hộ nuôi cua và nuôi tôm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông hộ nuôi cá.

Đối hình thức nuôi bán thâm canh chi phí cho cả 3 đốitượng nuôi nhỏ hơn so với hình thức nuôi thâm canh, do đó lợi nhuận thu được từ việc đầu tư đó trong khoảng từ 171,65 triệu đồng đến 441,25 triệu đồng, cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra đối với hộ nuôi tôm thì thu được 2,29 triệu đồng doanh thu và thu được 1,49 triệu đồng lợi nhuận, và 1 triệu đồng doanh thu thì thu được 0,65 đồng lợi nhuận. Đối với hộ nuôi cá cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra đối với hộ thu được 1,39 triệu đồng doanh thu và thu được 0,43 triệu đồng lợi nhuận, và 1 triệu đồng doanh thu thì thu được 0,31

triệu đồng lợi nhuận. Đối với hộ nuôi cua cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra đối với nông hộ thu được 2,8 triệu đồng doanh thu và thu được 1,94 triệu đồng lợi nhuận, và 1 triệu đồng doanh thu thì thu được 0,69 triệu đồng lợi nhuận.

Điều này cho thấy cáchộ nuôi cua và nuôi tôm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông hộ nuôi cá. Vậy qua điều tra, cho thấy các hộ nuôi cá theo hình thức thâm canh và bán thâm canh có chi phí cao nhưng hiệu quả lại thấp, các hộ nuôi cá chủ yếu là các hộ đã có kinh nghiệm nuôilâu năm và kinh tế khá.Vì vậy, việc xác định đối tượng nuôi mang lại năng suấtcao đáp ứng nhu cầu thị trường đang là vấn đề được quan tâm.

Sự phát triển của nghề NTTS nướcmặn, lợở thị xã Quảng Yên, ngoài việc tạo nguồn thu nhập cho những người có vốn, có đầm, còn tạo công ăn việc làm cho các đối tượng khác trong cũng như ngoài vùng như trại sản xuất giống, người buôn bán thiết bị, nguyên vật liệu, thức ăn, người buôn bán thuỷ sản cũng như người dân ở địa phương.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận được ý kiến đánh giá của 90 người đại diện cho đầm nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ về một số khía cạnh trong đời sống của hộ đều tốt hơn như việc làm, thu nhập, chăm sóc sức khỏe của bản thân, điều kiện đầu tư cho giáo dục con cái… Bên cạnhđó là điều kiện tham gia, đóng góp cho các hoạt động xã hội xã, phường đều tốt hơn. Điều kiện đầu tư sản xuất cũng cao hơn.

- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa hộ

Việc thu gom, chế biến và bảo quản sản phẩm đóng vai trò quan trọng vì các sản phẩm thủy hải sảnlà những sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng và khó bảo quản. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, sản lượng và giá cả của sản phẩm. Hiện nay, trên địa bàn thị xã chưa có cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản.Bởi vì sản phẩm thuỷhải sản ở TX Quảng Yên chủ yếu cung cấp nhu cầu trong TX, tỉnh và một số tỉnh, thành phố lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, ít có sản phẩm xuất khẩu trong tổng sản lượng sản xuất hàng năm. Tuy nhiên về lâu dài, khi sản lượng tăng thì vấn đề này cũng cần phải được các nhà quản lý quan tâm.

Bảng 4.17. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộđiều tra năm 2017 (N = 90)

Diễn giải Số lượng(hộ) Tỷ lệ (%) 1. Địa điểm tiêu thụ

Bán tại đầm 72 80,00

Bán tại chợ 8 8,89

Bán tại đại lý thu mua 10 11,11

2. Đối tác thu mua

Thương lái tự do 82 91,11

HTX liên kết giới thiệu 0 0,00

Nhà máy chế biến thủy sản 0 0,00

Người tiêu dùng (bán lẻ tại chợ) 8 8,89

Điểm tiêu thụ sản phẩm của các hộ chủ yếu tại đầm nuôi 72/90 hộ nuôi chiếm 80% cho thương lái tự do (không có hợp đồng), các đại lý tư thương tại chợ: 8/90 hộ chiếm 8,89%. Hiện nay, TX Quảng Yên có chợ đầu mối tiêu thụ lượng lớn các mặt hàng đáp ứng nhu cầu địa phương và một số huyện lân cận.

Kết quảđiều tra, cũng phản ánh mối liên kết "4 nhà" chưa triển khai được

trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của TX Quảng Yên, các chủtrương chưa hiện thực hóa, chưa hình thành được các mối liên kết giữa hộ nuôi và doanh nghiệp; mối liên kết giữa các hộ nuôi với tổ hợp tác, với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC MẶN, LỢ CỦA THỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)