Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản nước mặn,
4.4.1. Định hướng phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của thị xã Quảng Yên
Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn bó trong mối quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh và toàn quốc đến năm 2020. Cơ cấu kinh tế thị xã Quảng Yênđược xác định bố trí phát triển theo hướng công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông - lâm - thuỷ sản, dựa trên cơ sở phát huy tổng hợp các tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng kinh tế - sinh thái,
thu hút và huy động tích cực các nguồn lực.
Qua khảo sát, 90 hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ thì có tới 24/90 hộ
chiếm 26,7 % các hộnuôi được phỏng vấn mong muốn mở rộng quy mô NTTS do việc nuôi thủy sản nước mặn, lợ mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp khác; Có 66/90 hộ chiếm 73,3% hộ nuôi thì mong muốn giữ nguyên số diện tích NTTS hiện tại do vướng mắc về vốn để mở rộng và do không có đủ
nhân lực để tập trung cho hoạt động nuôi của gia đình, họ cho rằng nuôi diện tích lớn sợ rủi ro cao trong quá trình nuôi.
Một số khó khăn qua điều tra, trong việc phát triển NTTS nước mặn, lợ
gặp phải làm cho năng suất, sản lượng:
- Nhiều hộ nuôi trong vùng phát triển tự phát không theo quy hoạch, chưa
nằm trong quy hoạch.
- Trình độ của người nuôi còn chưa đồng đều, còn hạn chế về kiến thức khoa học kỹ thuật dẫn đến việc áp dụng vào sản xuất của các chủ hộ nuôi chưa cao, do đó năng suất trên đơn vị diện tích còn thấp.
- Nhiều hộ nông dân thiếu vốn để sản xuất và cũng do quy hoạch chưa đồng bộ, rõ ràng, chồng chất nên một số hộ nuôi trong vùng chưa mạnh dạn để đầu tư vốn cho sản xuất thuỷ sản, đầu tư nửa vời.
- Tình hình biến đổi khí hậu các vùng ven biển đang ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản: mưa bão gây ngập lụt, hiện tượng Nước biển dâng, xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất
- Một số chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản
chưa được thiết thực. Tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của vùng như nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ - hải sản chưa được đầu tư tương xứng về khoa học công nghệ, tác động của khoa học - công nghệ đối với những lĩnh vực này chưa nhiều.
Định hướng trong thời gian tới đểthúc đẩy phát triển NTTS nước mặn, lợ
trong những năm tới, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau:
- Làm tốt việc quy hoạch tổng thể phát triển NTTS, đặc biệt là vùng NTTS
nước mặn, lợ hình thành các khu nuôi tôm tập trung quy mô, đa dạng sản xuất hàng hoá tập trung, phát triển mạnh sản xuất theo phương thức nuôi thâm canh
và bán thâm canh.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực sản xuất giống, nuôi thâm canh
tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các vùng nuôi để tạo ra nguồn sản phẩm thuỷ sản lớn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kỹ thuật cho người nuôi. Triển khai một số mô hình nuôi thiết thực áp dụng thực tiễn đểngười dân học tập.
- Từng bước chuyển đổi cơ cấu các loại giống ở địa phương theo hướng
tăng tỷ lệ các giống mới, có giá trị kinh tế cao; giảm dần đối tượng có giá trị kinh tế thấp, không hiệu quả. Đẩy mạnh công tác chọn giống tốt, sản xuất con giống chất lượng cao, phát triển sản xuất giống phục vụ tại chỗ với những cơ sở như Trung tâm giống thủy sản và Trại sản xuất giống nước lợ.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, có nhiều hơn các chính sách
khuyến khích đầu tư, hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, giá giống mới cho người nuôi. Dự báo, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức vềứng phó biến đổi khí hậu; dự báo về dịch bệnh.
- Phát triển NTTS trong quan hệ với các ngành kinh tế - xã hội khác như phục vụ giải trí, thể thao và du lịch, duy trì phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
4.4.2. Một số giải pháp phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của thị xã Quảng Yên