Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các trang web và các công trình nghiên cứu đã được công bố, các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, của thị xã Quảng Yên.

Các tài liệu tổng quan vềđịa bàn nghiên cứu được thu thập ở các phòng ban của thị xã và thông qua các báo cáo, thống kê tình hình kinh tế xã hội hằng năm của

6 xã, phường nghiên cứu (Hà An, Hoàng Tân, Tân An, Yên Hải, Liên Vị, Phong Hải) và của thị xã Quảng Yên (Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Tài chính kế

hoạch, Phòng Kinh tế , Chi cục thống kê và các Phòng ban liên quan).

Bảng 3.4. Phương pháp thu thập số liệu

TT Thông tin cần thu thập Nguồn Phương pháp

1

Các khái niệm, nội dung nghiên cứu, đặc

điểm, vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản Từ các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn,… Tổng hợp số liệu 2

Tài liệu tổng quan về nuôi trồng thủy sản Các kết quả nghiên cứu, báo, tạp chí về

phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ

Các kết quả nghiên cứu, báo cáo, tạp chí đã xuất

bản hoặc Internet (https://tongcucthuysan.g ov.vn/ ) Tổng hợp số liệu 3 Kết quả nuôi trồng thủy sản qua các năm... Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Niên Giám thống kê các năm của thị

xã,tỉnh.

Các báo cáo tổng kết về

nuôi trồng thủy sản, cổng

thông tin điện tử tỉnh

Tổng hợp số

liệu

4

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của thịxã và xã, phường chọn điều tra năm Tình hình đất đai, khí hậu qua các năm

Chi cục thống kê, phòng kinh tế.. hoặc tìm tài liệu

đã công bố liên quan (báo cáo tổng kết và báo cáo

tình hình NTTS nước mặn, lợqua các năm.

Tổng hợp số

liệu

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Việc thực hiện thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành bằng các phương pháp như phỏng vấn các hộ nông dân bằng bảng câu hỏi xây dựng sẵn và phỏng vấn sâu các cán bộ phụ trách về nông nghiệp, thủy sản và định hướng phát triển kinh tế xã hội ởđịa phương như lãnh đạo UBND thị xã, lãnh đạo phòng Kinh tế,

phòng Tài nguyên môi trường, lãnh đạo xã, phường, cùng với đó là phỏng vấn sâu một số hộ nuôi.

Căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi cho thu thập số liệu từ các hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

Thông qua phiếu điều tra đã chọn nhằm phân tích thực trạng phát triển sản xuất, vốn, sử dụng lao động, nguồn nguyên liệu đầu vào, ý kiến đánh giá về các chính sách về phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của địa phương, mức độ hài lòng vềcơ sở vật chất phục vụ NTTS, những mong muốn kiến nghị của hộ... tại thời điểm nghiên cứu

Thông qua bảng hỏi bán cấu trúc phỏng vấn cán bộ xã, phường và một số cơ quan liên quan về các giải pháp thực hiện nhằm phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của địa phương, thu thập ý kiến đánh giá các hoạt động và các số liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

Sau khi xây dựng được bộ câu hỏi, chúng tôi tiến hành thử bằng cách hỏi thử trực tiếp một số hộ dân NTTS xem câu hỏi có phù hợp để chỉnh sửa thêm những thông tin còn thiếu, loại bỏ những câu hỏi thừa cho hoàn thiện trước khi tiến hành điều tra. Tiến hành điều tra các hộtrong xã, phường được chọn mẫu.

Bảng 3.5. Đối tượng và mẫu điều tra

Đối tượng Mẫu điều tra Địa điểm Vùng 1 Vùng 2 Phường Tân An Xã Hoàng Tân Phườn g Hà An Phườn g Phong Hải Phường Yên Hải Xã Liên Vị 1. Hộ NTTS nước mặn, lợ (hộ) 90 20 20 15 10 10 15 2. Cán bộ thị xã (người) 4 3. Cán bộ xã, phường (người) 12 2 2 2 2 2 2 Tổng cộng 106 3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng nuôi trồng và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi thủy sản mặn, lợ. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng phản

ánh dưới dạng số tuyệt đối, sốtương đối, sốtrung bình và như diện tích, hệ thống

cơ sở hạ tầng, các nguồn đầu vào vụ phục vụ NTTS, kết quả và hiệu quả của hoạt

động nuôi trồng thủy sản. Các kết quảnày được biểu diễn dưới dạng các bảng số

liệu, biểu đồ, đồ thị và các hình nhằm phản ánh kết quả của thực hiện các chính sách phát triển NTTS nước mặn, lợ của thị xã Quảng Yên trong thời gian qua.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển NTTS

nước mặn, lợ bằng các hình thức nuôi khác nhau của TX Quảng Yên thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian, theo quy mô sản xuất, theo loại hình nuôi và theo vùng. Kết quả của phân tích này sẽlà cơ sở của việc tìm ra các yếu tốảnh hưởng đến thực trạng phát triển NTTS nước mặn, lợ và triển khai các giải pháp phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của TX Quảng Yên.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu thực hiện các giải pháp phát triển NTTS

- Chỉ tiêu quy hoạch và thực hiện quy hoạch vùng nuôi

+ Tổng diện tích mặt nước nuôi nước mặn, lợ so với tổng diện tích NTTS toàn thị xã.

+ Quy hoạch vùng nuôi hợp lý? Chưa hợp lý?

- Nhóm chỉ tiêu về một số yếu tố đầu vào + Nhóm chỉ tiêu về vốn

Số hộ, % hộ sử dụng vốn tựcó để sản xuất.

Số hộ, % hộ sử dụng vốn vay từ các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn được huy động?

Vốn/hộ, vốn vay/hộ, tỷ lệ vốn vay/tổng vốn của hộđối với mỗi nguồn vay. Lãi vay, thời gian vay, thủ tục vay vốn?

+ Nhóm chỉ tiêu về khuyến nông, khuyến ngư

Số hộ, % hộ được tham gia, tìm hiểu, tiếp cận công nghệ tiên tiến trong sản xuất nuôi trồng thủy sản

Số buổi tập huấn, hội thảo hay các chương trình hỗ trợ và nâng cao kiến thức về mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản được tổ chức.

Nguồn cung cấp, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới

Đánh giá: Mức độ phổ biến- thiết thực- áp dụng- đáp ứng nhu cầu của các kỹ thuật NTTS

- Nhóm chỉ tiêu cơ sở hạ tầng

+ Giao thông: Đánh giá mức độ thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển đầu vào, đầu ra?

+ Thủy lợi: Tỷ lệ diện tích, số hộ được điều nước qua các hệ thống cống thủy lợi.

+ Điện: Số hộ, % hộđược cung cấp điện ổn định và kéo điện đầy đủ. + Dịch vụ viễn thông: số hộ, % số hộ lắp đặt, sử dụng điện thoại và internet.

- Nhóm chỉ tiêu về thị trường

+ Đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm thủy sản do hộ tự tìm hiểu hay được cung cấp, liên kết?

+ Đối tác thường xuyên thu mua sản phẩm.

+ Giá bán, tỉ lệ chênh lệch giá khi bán cho thương lái với gía bán lẻ trên thịtrường.

+ Mức độ tiếp cận thịtrường khó - dễ?

+ Hoạt động của địa phương vềthúc đẩy tiêu thụ thông qua quảng cáo, hội thảo với các doanh nghiệp...

+ Nhóm chỉ tiêu về liên kết sản xuất

+ Hình thức liên kết: Giữa các hộ nuôi; cung ứng đầu vào- hộ nuôi; hộ

nuôi- thu gom đầu ra; hình thức khác?

+ Số hộ, % hộ tham gia liên kết sản xuất.

+ Lợi ích của việc liên kết: vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, con giống, thức ăn,

+ Đánh giá liên kết: liên kết tạo ra hiệu quả hay không?

- Nhóm chỉ tiêu về môi trường

+ Mức độ ô nhiễm nguồn nước xung quanh theo đánh giá cảm quan. + Tỷ lệ bệnh dịch xuất hiện trong các vùng nuôi thủy sản mặn, lợ. + Đánh giá mức độảnh hưởng của NTTS đến môi trường xung quanh.

* Nhóm chỉ tiêu về phát triển NTTS

- Diện tích nuôi của hộ?

- Lao động tham gia NTTS nước mặn, lợ của hộ? - Sản lượng nuôi trồng thủy sản các hộ

* Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố ảnh hưởng đến NTTS mặn, lợ

- Các yếu tố thuộc về hộ NTTS

Mức độ tham gia của người dân trong nuôi trồng thủy sản.

Trình độ học vấn của các hộ tham gia; Trình độ chuyên môn.

- Năng lực cán bộ địa phương

+ Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ phụ trách NTTS + Mức độ quan tâm đến hoạt động NTTS

- Chính sách:

+ Các chính sách hỗ trợtrước và sau cho hộ nuôi + Các chính sách tập trung vấn đề nào?

+ Chính sách nào là quan trọng? Thứ tựưu tiên?

+ Hiệu quả của các chính sách hỗ trợđược thể hiện như thế nào

- Điều kiện tự nhiên vùng nuôi

Đặc điểm khí hậu, nguồn nước, thủy triều, độ mặn....

* Nhóm chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động nuôi trồng thủy sản

Là diện tích, sản lượng và năng suất bình quân. Trong đó năng suất nuôi

bình quân được tính bằng công thức sản lượng nuôi trồng trên diện tích nuôi. Hiệu quả xã hội: Tác động của nuôi NTTS nước mặn, lợđối với xã hội và

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

NƯỚC MẶN, LỢ CỦA THỊ XÃ QUẢNG YÊN TRONG NHỮNG NĂM

2014 -2016

Thị xã Quảng xã Quảng Yên là một trong 05 địa phương (Móng Cái, Hải Hà, Quảng Yên, Vân Đồn) có ngành thủy sản rất phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Ngành thuỷ sản của thị xã Quảng Yên được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp, chiếm tỷ trọng 43% trong giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp, với gần 12 nghìn

lao động tham gia, đặc biệt là NTTS nước mặn, lợ.

Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã phải đối mặt với những

khó khăn, thách thức như thời tiết không ổn định, nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ

chênh lệch giữa ngày và đêm cao; chất lượng môi trường nước để đáp ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản bị suy giảm theo thời gian; tình hình bệnh dịch vẫn tiềm

ẩn và có nguy cơ xuất hiện cao; giá thành nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao… đã làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, do qui hoạch bị phá vỡ, sản xuất nhỏnên năng suất còn thấp.

Đến nay quy hoạch ngành thuỷ sản giai đoạn 2001 - 2010 của thị xã đã hết thời kỳ, các quy hoạch các ngành của thị xã đã được xây dựng, tỉnh Quảng Ninh đã có

quy hoạch ngành thuỷ sản đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Do vậy cần thiết phải xây dựng kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản của thị xã giai đoạn 2001-

2015, định hướng đến năm 2020.

4.1.1. Tình hình lao động tham gia ngành thủy sản của thị xã Quảng Yên

Lao động phục vụ ngành thủy sản thị xã Quảng Yên bao gồm lao động

khai thác, lao động nuôi trồng. Trong đó NTTS chiếm một sốlao động lớn trong tổng sốlao động.

Nguồn lao động phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản của TX Quảng Yên giai đoạn 2014-2016 phong phú, đáp ứng được nhu cầu về sốlượng cho phát triển NTTS của Thị xã.

Bảng 4.1. Lao động phục vụ cho ngành thủy sản tại thị xãQuảng YênLao động Lao động Năm So sánh (%) 2014 (Người) (Người)2015 2016 (Người) 2015/2014 2016/2015 BQ 1. Lao động khai thác 7.831 7.999 6.563 102,1 82 91,50 2. Lao động NTTS 3.294 3.227 5.211 98,0 161,5 125,81 Nuôi nước lợ, mặn 1.664 1.670 3.820 100,4 228,7 151,53 Nuôi nước ngọt 1.630 1.557 1.391 95,5 89,3 92,35 3. Lao động chế biến, dịch vụ thủy sản 400 483 512 120,8 106,0 113,16 Tổng 11.525 11.709 122.86 101,6 104,9 103,24

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên (2016)

Qua bảng cho thấy, lao động phục vụ ngành thuỷ sản tại TX Quảng Yên liên tục tăng lên qua các năm bình quân 3,2%, có thể thấy rằng ngành thuỷ sản luôn có nhu cầu cao vềlao động. Trong đó, lao động hoạt động trong ngành khai thác thuỷ sản là lớn nhất vì nguồn lao động này không cần qua đào tạo, nó bắt nguồn từ nhu cầu mưu sinh của cuộc sống phần lớn là các hộ ngư dân sinh sống

ở vùng biển và có trình độvăn hoá thấp chủ yếu được truyền nghềdưới hình thức cha truyền con nối. Cuộc sống mưu sinh phụ thuộc hầu hết vào những ngày đi

biển đánh bắt để nuôi sống gia đình.

Năm 2014, lao động khai thác thủy sản chiếm 67,9% trong tổng số lao

động phục vụ cho ngành thủy sản; lao động NTTS chiếm 28,6% (trong đó: NTTS

nước mặn, lợ chiếm 50,5% sốlao động NTTS); lao động chế biến, dịch vụ thủy sản chiếm 3,8%. Năm 2015, lao động khai thác chiếm 68,3% tăng 2,1%; lao

động nuôi trồng chiếm 27,5% (trong đó: NTTS nước mặn, lợ chiếm 51,8% số lao

động NTTS); lao động chế biến, dịch vụ thủy sản chiếm 4,2%. Đến năm 2016,

lao động khai thác chiếm 53,4%; lao động NTTS chiếm 42,4% (trong đó: NTTS nước mặn, lợ chiếm 73,3% sốlao động NTTS và chiếm 31,1% sốlao động ngành thủy sản); lao động chế biến và dịch vụ thủy sản 4,5%.

Như vậy, qua số liệu trên cho thấy lao động khai thác thủy sản giảm năm 2014 là 7.831 người 67,9%, năm 2016 là: 6.563 người chỉ chiếm 53,4%. Lao

lao động ngành thủy sản đến năm 2016 là 3.820 người chiếm 31,1%, NTTS nước ngọt là 1.391 người chiếm 11,3%. Lao động NTTS nước mặn, lợ không ngừng

tăng lên bình quân các năm 51,5%, đây là một xu thế phát triển tất yếu khi mà tiềm năng về NTTS nước mặn, lợ là rất lớn.

Bảng 4.2. Số hộ NTTS mặn, lợ tại các xã, phường điều tra qua 3 năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu 2014 (hộ) 2015 (hộ) 2016 (hộ) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ I. Tổng số hộ NTTS nước mặn, lợ 683 730 763 106,9 104,5 105,7 1.Xã Hoàng Tân 302 350 352 115,9 100,6 107,96 2. Phường Tân An 180 157 160 87,2 101,9 94,28 3. Phường Hà An 87 90 105 103,4 116,7 109,86

4. Phường Phong Hải 21 26 26 123,8 100 111,27

5. Phường Yên Hải 18 20 28 111,1 140 124,72

6. Xã Liên Vị 75 87 92 116 105,7 110,75

Nguồn: Chi cục thống kê thị xã Quảng Yên (2016)

Qua bảng 4.2 có thể thấy, số hộ NTTS thuộc 6 xã phường điều tra tăng bình quân qua các năm là 5,7%. Số hộNTTS nước mặn, lợ tập trung nhiều tại xã Hoàng Tân.

4.1.2. Diện tích, sản lượng nuôi

Năm 2014, Thị xã có tổng diện tích NTTS là 7236,6 ha trong đó nuôi nước mặn, lợ 6541,5 ha. Sản lượng nuôi đạt 4.755,2 tấn, trong đó tôm 1.493,7 tấn, cá biển: 822,6 tấn và hải sản khác 2.438,9 tấn. Một số xã, phường có diện

tích NTTS nước mặn, lợ lớn như: Phường Yên Hải (448,6 ha), xã Liên Vị (1.999 ha), xã Hoàng Tân (941,3 ha)…

Đối tượng và hình thức nuôi ngày một đa dạng, phong phú. Các hình thức nuôi phổ biến hiện nay là quảng canh cải tiến đối với tôm sú, cua biển; nuôi bán

rô phi đơn tính và các đối tượng nước ngọt truyền thống, hình thức nuôi bán thâm

canh và thâm canh đã được nâng lên. Cá biển chủ yếu nuôi bằng thức bè (ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)