Một số giải pháp phát triển nuôi thủy sản nước mặn, lợ của thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 115)

4.4.2.1. Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi

Hiện nay, một số xã phường vẫn còn tình trạng phát triển NTTS mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa nằm trong vùng quy hoạch hay vùng sản xuất tập trung. Vì vậy, nếu không sớm định hướng quy hoạch phát triển ngành thủy sản của thị xã một cách đúng đắn, khoa học sẽ không phát huy được tiềm

năng, lợi thế sẵn có mà còn kìm hãm sự phát triển ngành thủy sản của thị xã. Trong công tác quy hoạch, cần đặc biệt tập trung tới hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất như hệ thống điện, giao thông… đảm bảo không

ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất khác ở trong vùng, cảnh quan môi trường. Tránh tình trạng quy hoạch thiếu tính toán kỹ lưỡng gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác, nhất là gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.

Thị xã Quảng Yên đã quy hoạch và bố trí sản xuất NTTS theo hướng của

cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, khuyến khích những hộ có kinh nghiệm đã và đang phát triển nghề NTTS; các hộcó đủ điều kiện về tài chính, nhân lực và nhu cầu NTTS nước mặn, lợ giao đất, đầu tư sản xuất, tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa ven biển: vùng dự án Thủy sản Đông Yên Hưng gồm 4 xã, phường: Xã Hoàng Tân, Xã Tiền An , phường Tân An và Phường Minh Thành. Bên cạnh đó, các địa phương trong thị xã đang tập trung chuyển đổi vùng trồng lúa, đất xấu sang Nuôi trồng thủy sản như Hà An, Liên Vị, Yên Hải... quy hoạch, lập dự án

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để NTTS nước mặn, lợ, tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi thâm canh, nuôi giống mới có năng suất, chất lượng cao ở các dạng mặt nước, nhất là diện tích chuyển đổi.

UBND thị xã chỉ đạo Phòng kinh tế phối hợp với các xã, phường tiếp tục rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch trên cơ sở quy hoạch của tỉnh

như Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung năm 2015, định hướng 2020; với những dự án đã hết hạn chưa được điều chỉnh cần sớm tiến hành điều chỉnh chi tiết và công bố lộ

trình thực hiện với những dự án đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện (dự án của tập đoàn Vingroup, Xi măng Hạnh Phúc) đểngười nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.

Tập trung chỉ đạo phát triển NTTS nước mặn, lợ bền vững, tăng cường áp dụng tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Giám sát chặt chẽ người nuôi về quy trình nuôi, xử lý môi trường nuôi, đối tượng nuôi, kiên quyết nuôi theo quy hoạch, tránh hiện tượng nuôi tràn lan, nhỏ lẻ tự phát phá vỡ quy hoạch.

Để tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản, trong quy hoạch cần tận dụng tối đa diện tích nuôi trồng, cải tạo lại mặt nước nuôi tôm ở hầu hết các xã,

phường, đến năm 2020 phương thức nuôi chính là nuôi thâm canh và bán thâm canh Hiện nay, thịxã đã lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập

trung đến năm 2020 cho 8 nhóm sản phẩm nông nghiệp chính gồm: vùng trồng lúa, vùng trồng rau, vùng trồng hoa, vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi tôm

nước mặn, nước lợ, vùng nuôi tôm cua cá kết hợp, vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, vùng nuôi trồng nhuyễn thể.

Bảng 4.22. Diện tích các vùng nuôi tôm hàng hóa tập trung định hướng tới 2020 của thị xã Quảng Yên TT Vị trí quy hoạch 2015 2020 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng cộng 700,00 55,00 3.850,00 700,00 60,00 4.200,00 1 Khu 12 Phường Hà An 100,00 55,00 550,00 100,00 60,00 600,00 2 Phường Minh Thành 600,00 55,00 3.300,00 600,00 60,00 3.600,00 3 Phường Tân An 4 Xã Hoàng Tân 5 Đầm nhà Mạc

Nguồn: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung TX Quảng Yênđịnh hướng 2020 (2015)

Với vùng nuôi trồng thủy sản: hình thành các khu nuôi tôm nước mặn, lợ, nuôi kết hợp, nuôi nhuyễn thể tập trung quy mô, đa dạng sản xuất hàng hoá tập trung.

Bảng 4.23. Diện tích các vùng nuôi tôm cua cá hàng hóa tập trung định hướng tới 2020 thị xã Quảng Yên TT Xã/phường 2015 2020 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Tổng 906,0 7,50 679,5 1.156,0 8,00 924,8 1 Phường Hà An 56,0 7,50 42,0 56,0 8,00 44,8 2 Phường Tân An 3 Xã Hoàng Tân 450,0 7,50 337,5 600,0 8,00 480,0 4 Phường Minh Thành

5 Phường Yên Hải

6 Phường Phong Cốc

400,0 7,50 300,0 500,0 8,00 400,0 7 Xã Liên Vị

8 Phường Nam Hòa

Nguồn: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung TX Quảng

Yên định hướng 2020 (2015)

Công bố và cung cấp thông tin quy hoạch chung đến các cơ quan, ban

ngành có liên quan và đến các khu đô thị, nông thôn, đặc biệt là đến người dân,

để tất cả mọi người có thể hiểu được quy hoạch và cùng phối hợp thực hiện quy hoạch. Khẩn trương ra soát và hoàn thiện các dự án quy hoạch để tránh tình trạng hết hạn dự án mà chưa có kế hoạch tiếp theo, các dự án chồng chéo nhau ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

4.4.2.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nhân tố đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, nuôi trồng thuỷ sản nói riêng. Hiện nay nhiều vùng nuôi trồng thủy sản của thị xã Quảng Yên đã được đầu tư hạng mục này, tuy nhiên

cũng còn nhiều khu vực giao thông đi lại còn khó khăn và thiếu hoặc chưa có điện lưới. Vì vậy UBND Thị xã Quảng Yên cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hạ

tầng cơ sở tại những vùng nuôi đã được phê duyệt.

Thị xã cần tập trung phối hợp ngành điện hỗ trợ người nuôi xây dựng, lắp

đặt trạm hạáp để đảm bảo công suất điện cho người dân trong vùng nuôi vì kinh phí lắp đặt hiện nay khá lớn với một hộ nuôi. Đặc biệt tại khu nuôi chuyển đổi

4.4.2.3. Tăng cường hỗ trợ các hộ nuôi NTTS tiếp cận các dịch vụ tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển NTTS nước mặn, lợ có hiệu quả

Phòng Kinh tế và các cơ quan ban ngành của Thị xã Quảng Yên cần tích cực tham mưu cho UBND Thị xã trong việc ban hành các chính sách cụ thể cho

người nuôi dễ dàng tiếp cận và vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất. Cần có cơ

chế tín dụng thích hợp với từng nhóm hộ: nhóm hộ khá cho vay theo dự án sản xuất kinh doanh, ứng với chếđộ tín dụng kiểm soát chặt chẽ vốn, phải có tài sản thế chấp, tăng cường cho vay vốn trung và dài hạn. Hộ trung bình: thực hiện chế độ tín dụng có sự kiểm soát mọi khoản cho vay. Đối với hộ nghèo: thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay tín chấp, thế chấp tập thể. Cần sớm

có cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các nguồn phi chính phủ.

Bên cạnh đó, cần khẩn trương cấp sổ đỏ cho những hộ đã được giao đất

nuôi tôm để họ có nguồn gốc tài sản thế chấp khi vay vốn.

Đối với Thị xã Quảng Yên để tổ chức sản xuất NTTS tập trung quy mô lớn mang tính chất sản xuất hàng hóa thì vấn đề về vốn cần quan tâm đến các giải pháp sau:

Tập trung huy động và thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho

phát triển NTTS nước mặn, lợ; hỗ trợ từngân sách nhà nước, phát huy nội lực từ

chính người dân và sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức; đẩy mạnh các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân đểhuy động nguồn lực xã hội và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

Tiếp tục triển khai thực hiện các ưu đãi cho các nhà đầu tư theo quy định chung của luật khuyến khích đầu tư trong nước. Theo quy định tại Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn thì đối tượng vay là các hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã; trang trại tổ hợp tác trên địa bàn

nông thôn… trong đó các HTX, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho

vay không có đảm bảo bằng tài sản tới 500 triệu đồng; và chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng theo Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh và thực hiện hỗ trợ theo chính sách vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó nên khuyến khích thành lập các hợp tác xã, trang trại để giúp nhau trong sản xuất đồng thời có tư cách pháp nhân thuận lợi hơn trong việc vay vốn.

Thành lập hệ thống ngân hàng, tín dụng nông thôn với mức lãi vay hợp lý

và các điều kiện thủ tục vay thông thoáng để cho người dân dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Mở rộng, đổi mới và đa dạng hóa các mô hình và các tổ chức tín dụng ở

nông thôn. Phát triển các mô hình cho vay thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân,

Đoàn thanh niên... ởđịa phương đểhuy động vốn tự có trong dân.

Thị xã tiếp sử dụng ngân sách từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ngân sách xã, sự đóng góp của người dân cho phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, phục vụ cho sản xuất, xây dựng mô hình NTTS thích ứng với biến đổi khí hậu.

4.4.2.4. Tăng cường quản lý chất lượng con giống và thức ăn trong NTTS

Giống là khâu quan trọng đầu tiên đối với nghề nuôi, sự thành bại của nghề

nuôi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng con giống, do đó để chủ động được nguồn giống thì Quảng Yên cần quan tâm, thúc đẩy công tác sản xuất giống, ương nuôi con giống.

Giống cá biển: Nguồn giống cá song, cá vược, cá hồng mỹ và cá bống bớp nuôi hiện nay ở Quảng Yên chủ yếu được đưa từ các địa phương bên ngoài

vào do vậy gần như không kiểm soát được chất lượng con giống. Để giải quyết vấn đề này thì cần có biện pháp quản lý chặt chẽ của các cơ chức năng như truy

xuất nguồn gốc, yêu cầu nơi cung cấp giống công bố chất lượng, nguồn giống cần phải được kiểm dịch trước khi thả nuôi… Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích phát triển những cơ sở nhập giống kích cỡ nhỏ về thuần hóa, ương nuôi

thành giống kích cỡ lớn trước khi cung cấp cho người nuôi.

Giống tôm, cua biển: Hiện tại ở Quảng Yên đã có 01 cơ sở chuyên ương

tôm cua giống cung cấp cho người nuôi trong vùng nhưng vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu của người nuôi về chất lượng, giá cả và sốlượng. Thông qua phiếu

điều tra chúng tôi thấy rằng nhiều người nuôi quan tâm đến chất lượng con giống

hơn giá cả, việc tạo ra nguồn giống có chất lượng tốt sẽ rất khả thi về thị trường tiêu thụ tại chỗ. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền các cấp cần tạo cơ chế

khuyến khích phát triển thêm nhiều cơ sở ương nuôi tôm cua giống trên địa bàn bằng cách liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất giống có uy tín hiện nay trên thịtrường để người nuôi có nhiều lựa chọn tại chỗhơn là phải chuyển giống

người nuôi nâng cao nhận thức về kỹ thuật chọn tôm cua giống và lựa chọn những trại giống có uy tín, tránh tình trạng tham giá rẻ.

Tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi thả, quản lý nguồn giống không có nguồn gốc. Tiến hành song song việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân với vấn đề kiểm dịch con giống cùng việc nâng cao

năng lực quản lý, kiểm dịch giống của cơ quan chức năng trên địa bàn. Địa

phương nên có chính sách hỗ trợ kiểm dịch để kích thích người nuôi đem con

giống đi kiểm tra bệnh trước và trong quá trình nuôi.

Trong những năm tới nhu con giống thủy sản của TX Quảng Yên là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu con giống cần tập trung đầu tư ở các vùng nuôi, các

đối tượng chủ lực từ đó có thể quy hoạch xây dựng trại sản xuất giống ngay tại địa phương.

Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã phối hợp cùng ngành chức

năng của tỉnh như Thanh tra sở NN&PTNT, Chi cục Thú y tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chất lượng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp lưu hành thức ăn kém chất lượng, nấm mốc, hết hạn sử dụng hay sử dụng chất cấm nằm ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt

Nam theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Thị xã sớm thành lập các trạm trung chuyển ương nuôi giống thủy sản nước mặn, lợ nhằm đảm bảo cho hộ nuôi cả về yếu tố đầu vào và đầu ra với chất lượng tốt và giá cả ổn định, hơp lý. Giúp ngư dân thuần hoá được con giống chất lượng cho phù hợp với điều kiện nuôi của địa phương; xây dựng trạm thu gom và bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh cũng như việc tiêu thụ sản phẩm của bà con, tránh hiện tượng bị tư thương

ép giá.

4.4.2.5. Xúc tiến thương mại, tăng cường liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ

Đối với thị trường đầu vào cần giám sát về chất lượng giống, thức ăn để hạn chế tình trạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ổn định thị trường nguồn cung đầu vào giúp các hộ nuôi: con giống, thức ăn, thuốc hóa chất thông qua hỗ trợ giá đối với các doanh nghiệp và các hộ nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường thông tin thị trường cho người nuôi để có đối tượng nuôi phù hợp, không để nuôi tràn lan tự phát. Khuyến khích các hộ phát triển đối tượng

nuôi chủ lực, cógiá trị kinh tế cao nhằm gia tăng giá trị, hiệu quả trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản.

Sản phẩm của nuôi trồng thủy sản ở Quảng Yên hàng năm là khá lớn

nhưng chủ yếu vẫn để tiêu thụ nội địa, thị trường tiêu thụ là ở các thành phố lớn

như Hà Nội, Hải Phòng… do đó giá cả lên xuống bấp bênh không ổn định. Để

khắc phục vấn đề này cần phải tạo ra chuỗi tiêu thụ sản phẩm từngười nuôi đến thẳng nhà máy chế biến để giúp người dân dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế

việc ép giá của các thương buôn.

Cần thành lập các HTX nuôi NTTS, các CLB nghề cá để có thể phát huy vai trò của các HTX, CLB nghề cá trong tiêu thụ sản phẩm, tăng cường thông tin thịtrường và tiến bộ kỹ thuật đến các vùng nuôi tập trung. Phát triển đa dạng hoá

các đối tượng nuôi nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, kéo dài thời gian thu hoạch để sản phẩm tiêu thụđược dễ dàng, tránh bị ép giá.

Thực hiện liên kết 'bốn nhà" gồm nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế vào sản xuất, bảo quản, chế biến được chú trọng hàng đầu.

4.4.2.6. Về KHCN và phát triển nguồn nhân lực

Giải pháp về khuyến nông và chuyển giao khoa học kỹ thuật: Đối với các tiến bộ kỹ thuật là các giống mới... thì phổ biến quy trình kỹ thuật nuôi trồng bằng tập huấn ngắn hạn, đưa quy trình nuôi trồng đến tận hộ nông dân. Cung cấp các dịch vụ cho các hộ nuôi trồng.

Công tác khuyến ngư là cầu nối giữa thành tựu KHKT và người NTTS, cho nên phải được quan tâm để tạo điều kiện cho NTTS đạt kết quả ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)