Các yếu tố thuộc nguồn lực của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 98)

Qua quá trình điểu tra và phỏng vấn trực tiếp 90 hộ NTTS nước mặn, lợ

của 6 xã, phường: xã Hoàng Tân, xã Liên Vị, Phường Yên Hải, Phường Phong Hải, Phường Tân An, Hà An thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho thấy

đa số các hộ nuôi, thu gom các sản phẩm thủy hải sản từ nước mặn, lợ có mức sống khá chiếm 80 hộ hay chiếm 88,9%, còn lại 7 hộ có mức sống trung bình khá chiếm 7,7%, 3 hộ có mức sống trung bình chiếm 3,3% trên tổng mẫu điều tra. Nguyên nhân của các hộ có mức sống trung bình khá và trung bình là do các hộ

nuôi mới chuyển đổi từ sản xuất trồng lúa kém hiệu quả, ruộng trũng đất xấu sang nuôi thủy sản chủ yếu là quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm...

Nhìn chung, các hộ nuôi tại các phường tiến hành điều tra có độ tuổi từ 35

đến 68 tuổi, với số năm kinh nghiệm từ 4 –25 năm, diện tích nuôi từ 1,2 ha cho

đến trên 5 ha.

Bảng 4.18. Thông tin chung vềngư hộ và nguồn lực (N = 90)

STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Giới tính chủ hộ

Nam người 80

Tỉ lệ (%) 88,89

Nữ người 10

Tỉ lệ (%) 11,11

2 Tuổi trung bình của chủ hộ tuổi 45,9

3 Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 2,5

4 Diệntích NTS nước lợ/hộ ha/hộ 3,1

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã và tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng tổng hợp, thông tin chung về 90 hộ NTTS điều tra, độ tuổi trung bình của hộ: 45,9 tuổi; chủ các hộ nuôi chủ yếu là nam giới chiếm 88,89% trong

khi đó nữ giới chỉ chiểm 11,11%; có 25 chủ hộ lớn tuổi nhất từ55 đến 66 tuổi, 2 hộcó độ tuổi trẻ nhất là 25 đến 30 tuổi. Bình quân diện tích NTTS nước lợ của các hộ điều tra là 3,1ha/hộ. Độ tuổi các chủ hộ chủ yếu tầm trung niên, kinh nghiệm

NTTS có điều đó cho thấy sức khỏe của nhân lực lao động tốt đây là điều thường thiếu ởlao động trẻ, nhất là là lao động nông thôn. Các hộ nuôi chủ yếu có trình độ văn hóa cấp 2, 3 chiếm tới 94,45%, trình độvăn hóa cấp 1 chỉ chiếm 5,55%.

Bảng 4.19. Trình độvăn hóa của hộđiều tra tại thị xã Quảng Yên (N = 90)

STT Các chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1 Cấp 1 5 5,56

2 Cấp 2 43 47,78

3 Cấp 3 42 46,67

Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã và tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Ở đây ta thấy, số lao động có trình độ cấp 2 là chủ yếu chiếm 47,78% , một phần lớn do các hộở đây có độ tuổi trên 40 tuổi, trải qua giai đoạn khó khăn

câu hỏi lớn đặt ra là nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả NTTS của họ hay không? Và có thể thấy nó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng tiếp thu và nhạy bén trong việc nắm bắt những thay đổi của thịtrường sẽ không cao.

Bảng 4.20. Thông tin về trình độ chuyên môn NTTS của hộ điều tra

(N = 90)

STT Các chỉ tiêu Số(Người)lượng Tỷ lệ(%)

1 Trình độ Trung cấp 4 4,4

2 Trình độ sơ cấp 53 58,89

3 Tập huấn kỹ thuật 27 30

4 Không qua tập huấn 6 6,67

Nguồn:Chi cục thống kê thị xã và tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Trình độ chuyên môn NTTS của hộ điều tra: ngoài việc nâng cao học vấn thì với niềm đam mê, ham học hỏi, cũng như để NTTS của hộ đạt kết quả cao, bản thân chủ hộ cũng như các thành viên trong gia đình đã tiếp thu, học hỏi việc NTTS từ nhiều nguồn khác nhau: từ bạn bè, họ hàng; ti vi, báo đài; từ tập huấn .v.v..Tỉ lệ được tập huấn kỹ NTTS có 27 chủ hộ chiếm 30% và 53 chủ hộ chiếm 58,89% có giấy chứng nhận sơ cấp NTTS, đặc biệt ngành thuỷ sản cũng đang quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động

như đềán 1956 đào tạo nghềcho lao động nông thôn để bổ sung kiến thức và có tay nghề. Trong năm 2017, Chi cục thủy sản tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế, kỹ thuật và Thủy sản đã triển khai có hiệu quả lớp đào tạo nghề “ Nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn chủ yếu vẫn ởtrình độsơ cấp, trung cấp chiếm tỷ lệ rất ít. Nhưng điều đó cũng thể hiện việc NTTS nước mặn, lợ tại thịxã đang phát

triển và trở lên quan trọng, không chỉ biến đổi về sốlượng mà còn về chất lượng. Theo điều tra, 90 hộ hầu hết chủ hộ là nam giới quyết định trong gia đình

do chủ hộ quyết định và ở tầm tuổi trung niên, có sức khỏe dễ đưa ra những quyết định mạo hiểm họ có khả năng quyết định trong đầu tư, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT và thực hiện quy trình nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, hoạt động NTTS là cả một quá trình liên tục và lâu dài, vì vậy đòi hỏi người nuôi phải có một sức khỏe tốt... Tuy nhiên, hạn chế vềtrình độ nuôi, ý thức sản xuất vẫn còn

nhỏ lẻ, manh mún, nhận thức về liên kết trong sản xuất chưa cao, vẫn chỉ là “mệnh ai người ấy làm” Bản thân chủ hộ cần thay đổi tư duy, thói quen sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thịtrường, họcũng cần được Nhà nước hỗ trợ về kỹ

thuật. Người phụ nữthường chỉ phụ giúp trong quá trình chăm sóc và tiêu thụ vì họ còn phải giành thời gian chăm sócgia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)