Thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ người sản xuất tiếp cận các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy nước

4.2.2. Thực trạng triển khai các chính sách hỗ trợ người sản xuất tiếp cận các

4.2.2.1. Giống

Có thể nói giống đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động NTTS nói chung và giống hải sản nói riêng, muốn nâng cao chất lượng thuỷ sản nước mặn, lợ thì việc đầu tiên là phải có giống thuỷ sản tốt.

Thị xã Quảng Yên là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn của tỉnh. Thời gian qua, hầu hết các hộ nuôi trên địa bàn phải nhập nguồn con giống từ các địa phương khác, chất lượng không đảm bảo với điều kiện đầm nuôi của địa phương. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, thị xã đã tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở sản xuất tôm giống tại địa phương phát triển. Bước đầu, những cơ sở này đã đáp ứng được một phần nhu cầu con giống chất lượng cho các hộ nuôi.

Trước đây, các hộ nuôi tôm đều phải mua trực tiếp từ các cơ sở giống ở miền Trung (Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà);giống cá tại cơ sở 2, Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản (Phường Minh Thành); còn lại mua qua các cơ sở ương trên địa bàn và thành phốHải Phòng. Việc kiểm tra của cơ quan chức năng chủ yếu là xem xét về thủ tục (giấy chứng nhận kiểm dịch), việc thực hiện tái kiểm dịch, rất ít hộ thực hiện. Do đó, chất lượng giống tôm của những hộ mua ngoài tỉnh, đặc biệt là từ miền Trung tỷ lệ chưa đảm bảo chất lượng còn chiếm cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất, sản lượng nuôi ở các đầm nuôi quảng canh cải tiến của các hộ không ổn định, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ, tỷ lệ sống thấp.

Hộp 4.2. Tiếp cận nguồn giống chất lượng của hộ còn nhiều khó khăn

“Các đơn vị cung ứng hay sản xuất giống cũng được công nhận, chứng nhận giống tốt nhưng khi thả tỉ lệ chết vẫn cao. Tôi hay mua giống của cơ sở ương giống bên Hải

Phòng nhưng xa nhiều lúc cũng ngại, chất lượng cũng được...”

Nguồn: Bác Bùi Công Ty, 62 tuổi, chủ hộnuôi tôm phường Tân An

Việc sản xuất và cung ứng giống thủy hải sản nước mặn, lợ chất lượng tốt, con giống khỏe mạnh đang là một trong những khó khăn bất cập mà ngành thuỷ

Hộp 4.3. Nguồn nhập tôm giống chất lượng hơn, không phải vận chuyển xa mà sản lượng tôm thu hoạch các vụđều cao

“Những năm trước phần lớn nguồn giống của gia đình đều phải mua từ các tỉnh phía Nam. Do vận chuyển xa nên con giống khi mua về yếu, không ít vụ khi mua về đã bị chết với số lượng lớn. Những năm gần đây, tôi đều mua giống từ trại giống Minh Hàn. Qua vài vụ nuôi xét thấy giống đảm bảo chất lượng, năng suất vụ nuôi vẫn đảm bảo”.

Nguồn: Ông Vũ Tài Khái, 36 tuổi, chủ hộ nuôi tôm ởphường Hà An

Trước thực trạng đó, năm 2014 Thị xã Quảng Yên đã tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở Minh Hàn thực hiện dự án Sản xuất giống và nuôi cua thương phẩm theo

chương trình Nông thôn miền núi. Dự án do Sở khoa học công nghệ phối hợp với thị xã thực hiện và đơn vị trực tiếp chuyển giao là Viện nghiên cứu NTTS III Nha Trang, bước đầu đã cung cấp nhu cầu cua giống chất lượng, tỉ lệ sống cao hiệu quả nuôi tốt, sinh trưởng nhanh hơn so với một số giống cua nhập từnơi khác.

Thị xã Quảng Yên đã có 4 cơ sở cung cấp giống thuỷ sản cho các hộ nuôi, trong đó có 2 cơ sở trực tiếp sản xuất giống tại chỗ. Các cơ sở này, hiện

nay đang tiếp tục mở rộng diện tích hồ tạo, ương giống, phục vụ tốt hơn nhu

cầu chọn lựa con giống của hộ nuôi. Hai cơ sở tại Tân An và Hà An đã cho đẻ

thành công giống tôm sú, tôm he và cua biển cung cấp giống tốt cho người

nuôi trên địa bàn thị xã. Mặc dù, đang xây dựng mở rộng quy mô trại nhưng các cơ sở này cũng cho đẻ tại chỗ được 60 triệu tôm sú giống, 4 triệu giống tôm he và gần 5 triệu cua bột cung cấp cho người nuôi trên địa bàn giống sạch bệnh, mau lớn, được người nuôi đánh giá cao. Tuy nhiên, việc cung cấp tôm giống tôm tại chỗ cho các hộ nuôi địa phương mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu con giống của địa phương.

Bảng 4.4. Tình hình sử dụng con giống của các hộđiều tra (N =90)

Diễn giải Số hộ Tỷ lệ (hộ) (%)

Tự cung cấp 0 0

Mua của trung tâm, cơ sở giống trong tỉnh 68 75,6 Mua của của cơ sở ngoài tỉnh 50 55,6 Mua nguồn khác: nhập nước ngoài 12 13,3 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Kết quả điều tra về nguồn giống cho thấy, hầu như tất cả các hộ đều sử

dụng nguồn giống hải sản từcác trung tâm, cơ sở sản xuất giống trong tỉnh 68 hộ (75,6%) chủ yếu là giống các loại cá ( hồng mỹ, vược, tráp), tôm sú, cua biển; mua từ các cơ sở tỉnh ngoài là 50 hộ (55,6%) (chủ yếu giống tôm sú nhập từ Đồ Sơn, Hải Phòng, Miền Trung), một số nhập từnước ngoài (Trung Quốc) 13,3%. Mong muốn của các hộđiều tra (90/90 hộ) là thị xã xây dựng thêm được

các cơ sở ương nuôi gần khu vực sản xuất để chủ động về giống, đặc biệt là có nguồn giống đảm bảo chất lượng, giảm chi phí vận chuyển, vận chuyển xa ảnh

hưởng đến sức khỏe con giống và giảm chi phí cho khâu mua giống.

Tình hình quản lý tôm giống: trên địa bàn thị xã mới chỉ thực hiện kiểm tra, kiểm soát được ở tôm bố mẹ tại các trại ương và sản xuất giống tại chỗ thông qua việc thu mẫu để kiểm dịch, đến khi xuất bán cho người nuôi lại không thực hiện kiểm dịch, còn hộ mua giống ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh ngoài các hộ

mua giống về phần lớn không tự giác khai báo, việc mua giống chủ yếu tin tưởng vào chủ bán giống, việc kiểm tra của cơ quan chức năng chủ yếu là xem xét về

thủ tục (giấy chứng nhận kiểm dịch), việc thực hiện tái kiểm dịch, rất ít hộ thực hiện, do đó chất lượng giống tôm của những hộ mua giống ngoài tỉnh.

Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ sở gặp khó khăn trong việc mang mẫu đi xét nghiệm, thời gian trả lời kết quả lâu, do phải mang mẫu tôm giống đi nơi khác (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng) mới xét nghiệm được. Chất

lượng con giống không tốt dẫn tới năng suất, sản lượng nuôi ở các đầm nuôi quảng canh cải tiến của các hộ thấp và không ổn định, kích cỡ tôm thu hoạch nhỏ, tỷ lệ sống thấp.

Bảng 4.5. Mật độ thả con giống trong hộ điều tratheo hình thức nuôi

ĐVT: con/ha

Đối tượng nuôi Quảng canh cải tiến Bán thâm canh Thâm canh

Cá các loại 7.500 10.000 12.000

Tôm các loại 50.000 125.000 250.000

Cua 15.000 8.000 10.000

Vụ xuân hè năm 2017, tổng số con giống tôm, cá, cua thả trên diện tích NTTS mặn, lợ khoảng 370 triệu con: trong đó 342 triệu tôm sú giống, cá giống 17 triệu con và cua biển hơn 5 triệu con, còn một số hải sản khác

4.2.2.2. Thức ăn

Cùng với giống thì thức ăn đóng góp quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả của nghề nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt đối với các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí. Qua điều tra, việc sử dụng thức ăn của các hộ nuôi nguồn thức ănchủ yếutừtự nhiên,tự chế vàthức ăn công nghiệp.

Hiện thị xã Quảng Yên chưa có cơ sở sản xuất thức ăn và các chế phẩm sinh học phục vụ NTTS. Nguồn gốc thức ăn NTTS ở đây chủ yếu vẫn mua ở

tỉnh ngoài như: Hải Phòng, Bắc Ninh và nhập khẩu từ Trung Quốc như thức ăn

cổ phần của Thái Lan, thức ăn KP 90, No1 Hải Vân của Đà Nẵng, thức ăn Hoa

Chen, thức ăn Hằng Hưng - Trung Quốc. Do giá thành thức ăn công nghiệp, tập

quán người dân NTTS vẫn còn dùng nhiều loại thức ăn tự chế, giá rẻ bằng nguyên liệu sẵn có của địa phương như: các loại cá tạp, ngô, sắn, cám…Nuôi cá

nước lợ hiện nay người dân chủ yếu cho ăn bằng cá tạp tươi.

Trung tâm khuyến nông tỉnh đã đưa vào nuôi thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học Bio-Wish, tại TX Quảng Yên.

Ưu điểm khi áp dụng chế phẩm sinh học Bio - Wish giúp kiểm soát sự gia

tăng của tảo và các chất khí độc hại như NH3, H2S đối với sự sinh trưởng của

tôm, cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong bùn và nước ao nuôi. Chế phẩm này có 2 dạng, một dạng trộn vào thức ăn, bổ sung hỗ

trợ đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn; một dạng để xửlý môi trường ao nuôi, xử

lý toàn bộ những thức ăn dư thừa… giúp ao nuôi luôn trong sạch, an toàn. Dùng chế phẩm có một ưu điểm vượt trội là không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào nên sản phẩm sản xuất ra là sản phẩm sạch, an toàn.

Hạn chế trong thực hiện các giải pháp về thức ăn: dịch vụ thức ăn công

nghiệp, hóa chất, thuốc chưa phát triển, công tác quản lý, giám sát thực hiện các quy định về sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, hóa chất theo quy định của pháp luật trên địa bàn thị xã hiện nay còn lỏng lẻo, các cơ quan chức năng chưa thường xuyên kiểm tra, kiểm soát.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã đang gặp khó

khăn về vốn đầu tư kinh doanh nên việc cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, thức

ăn chăn nuôi...hạn chế, trong khi trên địa bàn có rất nhiều đại lý cung cấp, nhiều

nơi bán chui các loại thuốc không rõ nguồn gốc, giá thành rẻ…

Về phía người nuôi, còn chủ quan trong sử dụng thức ăn tự nhiên, nhất là một số hóa chất làm sạch nước không rõ nguồn gốc trên thị trường... Giá thức ăn

còn bịáp đặt từ các công ty sản xuất, từcác đại lý. Họchưa liên kết được với các công ty thức ăn thủy sản, mà để đại lý hưởng phần doanh thu từcác chương trình

khuyến mãi.

4.2.2.3. Vốn

Bảng 4.6. Thực trạng vay vốn của các hộ điều tra (N = 90)

Diễn giải Số lượng Tỷ lệ

(hộ) (%) 1. Nguồn vốn Vốn tự có 90 100 Vốn hỗ trợ, chính sách 17 18,9 Vốn vay 46 51,1 - Số hộ vay vốn ngân hàng 28 31,1

- Số hộ vay vốn bạn bè, người thân 18 20,0

2. Khó khăn khi vay vốn

Thủ tục vay 46 100

Vốn cho vay ít 36 78,3

Lãi suất cao 15 32,6

Thời gian cho vay ngắn 8 17,4

3. Mong muốn về chính sách hỗ trợ

Đơn giản thủ tục 46 100

Gia tăng số lượng tiền vay 40 87,0

Giảm lãi suất 28 60,9

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Vốn là yếu tố đầu vào rất quan trọng, NTTS nước mặn, lợ với đặc thù là mức đầu tư ban đầu rất lớn, phục vụ cho việc thuê đất, đắp bờ, kè bờ, làm cống, cải tạo đầm, mua máy móc trang thiết bị. Ngoài chi phí ban đầu, hàng năm các

hộđều phải chi phí để mua giống, thức ăn, nhiên liệu, hoá chất, cải tạo đầm, sửa chữa máy móc,….

Tuỳ theo quy mô diện tích nuôi thả của từng hộ mà số vốn đầu tư của hộ cũng khác nhau, vốn đầu tư được người nuôi xây dựng hạ tầng như xây dựng lán trại, cá, mua sắm trang thiết bị ban đầu, chi mua giống, thức ăn, thuốc …

Kết quả điều tra của 90 hộ tại bảng 4.6 cho thấy hoạt động vay vốn của các hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trên địa bàn: Tất cả 100% hộ nuôi đều sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình để sản xuất. Với các hộ nuôi có quy mô lớn

như ở xã xã Hoàng Tân, Liên Vị, Phường Tân An có 46 hộ (51,1%) đã vay vốn của các tổ chức (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Quảng Yên: trung bình hộ vay vốn hàng năm khoảng 50 triệu đồng/hộ lãi suất từ 0,8 – 0,9% ; Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh: trung bình là 30 triệu/hộ/năm lãi suất khoảng 0,6 – 0,8% ), vay từ người quen, người thân là 18 hộ/90 hộ điều tra (20%). Với sự liên kết hỗ trợ của ngân hàng và chính quyền, các tổ chức đoàn thểở địa phương.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy rằng, các hộ nuôi có điều kiện kinh tế hộ

khá, hoạt động NTTS nước mặn, lợ lâu năm và mang lại hiệu quả kinh tế nhất

định, nên họ đã tự tích lũy được một số vốn qua nhiều năm sản xuất và NTTS,

tạo niềm tin cho người thân, nên những người thân (như: anh em, họ hàng, làng xóm...) dễ dàng cho hộ nuôi vay khi cần để trang trải sản xuất kinh doanh đảm bảo mùa vụ. Số hộ có vốn tự có hoàn toàn vì đa số các hộ này kinh tế khá và đã

NTTS lâu năm.

Hộp 4.4. Chính sách hỗ trợ vay vốn hiệu quả

“Thời gian qua, nhiều chương trình phối hợp giữa Hội Nông Dân tỉnh với các sở, ngành

được triển khai xuống cơ sở rất hiệu quả, nhất là hỗ trợ vốn vay cho bà con phát triển sản xuất. Ngoài 10 thành viên được tiếp cận vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân hiện nay,

trên địa bàn xã có hơn 170 hộ dân tiếp cận vay vốn qua 2 kênh là Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng dư nợ gần 8 tỷđồng. Có vốn vay ưu đãi, nông dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, mang lại hiệu quả thu nhập cao...

Nguồn: Ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch HND xã Hoàng Tân (TX Quảng Yên)

khăn; 40/46 hộ (87,0%) muốn tăng số tiền vay; 60,9 % số hộ mong muốn giảm lãi suất cho vay.

Hộp 4.5. Tháo gỡkhó khăn trong thủ tục vay vốn

… Trong quá trình tổng hợp ý kiến, khó khăn vướng mắc lớn nhất của ngư dân là thiếu

đểđầu tư tái sản xuất, hầu hết các hộdân điều kiện kinh tếkhó khăn, không có tài sản thế chấp. Thị xã đề nghị tỉnh tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn bằng hình thức tín chấp...”

Nguồn: Ông Đỗ Hồng Hưng – Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Quảng Yên)

4.2.2.4. Khuyến nông - Khuyến ngư

Những năm qua, Trung tâm kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp thị xã Quảng Yên đã thực sự trở thành cầu nối trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật

(KHKT), hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng như đối

tượng nuôi hải sản nhằm phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản cho người dân.

Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệpthị xã tổ chức hội nghị đầu bờ về kỹ thuật nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo VietGAP cho 50 nông ngư dân nuôi

tôm của địa phương. Năm 2017, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh kết hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản mở lớp đào tạo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho 140 hộ tại các xã Hoàng Tân, Phường Tân An và Hà An.

Qua đó, bà con đã có thêm kênh thông tin, cơ hội trao đổi để nắm vững được kỹ thuật nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi như: điều kiện để xây dựng ao nuôi tôm, kỹ thuật tuyển chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc quản lý môi trường ao nuôi…

Chương trình tập huấn cho các hộ nuôi NTTS tập trung chủ yếu là các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, công nghệ sản xuất mới theo tiêu chuẩn VietGAP, các lớp về đối tượng nuôi mới, nhằm góp phần nâng cao chất lượng NTTS và sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu thị trường. Năm 2014 Thị xã đã tổ chức được 3 lớp (chiếm 42,9% số lớp), năm 2016 tổ chức được 5 lớp chiếm 50% số lớp. Các lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)