Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Đánh giá chung
3.1.3.1. Thuận lợi
Yên Mô là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế hộ, kinh tế các làng nghề, phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tạo them nhiều việc làm mới, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương trong lúc nông nhàn rảnh rỗi, cũng như góp phần tăng thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội.
Trong những năm gần đây ngày kinh tế xã hội huyện càng phát triển. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá (bình quân hàng năm tăng 9.75%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực đạt nhiều đỉnh cao mới về năng xuất, sản lượng và giá trị, đảm bảo an ninh lương thực. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; luôn hoàn thành tốt công tác quân sự - quốc phòng địa phương; hệ thống chính trị ngày càng được củng cố (UBND huyện Yên Mô, 2016).
3.1.3.2. Khó khăn
Dân số đông, tăng qua các năm là nguồn lao động dồi dào cho huyện. Tạo
ra lực lượng lao động mạnh về số lượng. Nhưng cũng tạo áp lực cho huyện Yên Mô khi giải quyết việc làm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương cũng như ổn định xã hội.
Kinh tế ở huyện cũng chỉ mới phát triển ở một số xã như Yên Phong, Thị trấn Yên Thịnh, Khánh Thượng, Yên Mạc… Còn các xã vùng sâu vùng xa như Yên Đồng, Yên Lâm cũng chỉ mới phát triển kinh tế xã hội nhờ vào du lịch nên kinh tế chưa đồng đều.
Nhận thức của một số người dân về công tác giải quyết việc làm vẫn còn chưa được nâng cao.
Có nhiều các làng nghề tiểu thủ công nghiệp nhưng chưa tận dụng cũng như thu hút được nhiều lao động tại địa phương tham gia sản xuất.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Yên Mô là một huyện vùng trũng phía nam của tỉnh Ninh Bình. Phía tây giáp thành phố Tam Điệp, phía nam giáp hai huyện Nga Sơn và Hà Trung của tỉnh Thanh Hóa, phía bắc giáp huyện Hoa Lư, phía đông giáp huyện Kim Sơn, phía đông bắc giáp huyện Yên Khánh. Kinh tế chủ yếu của huyện dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, các sản phẩm nông sản phụ như Sắn, lạc.... Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho người dân là vấn đề được các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện đặc biệt quan tâm, đã có rất nhiều các giải pháp giải quyết việc làm được đưa ra, nhưng số người lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm rất nhiều và vẫn là một thách thức lớn. Căn cứ vào tình hình đó tôi chọn ra 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn:
Xã Yên Nhân có diện tích 11.06 km2. Là một xã nằm ở phía đông nam huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 23 km. Dân số 11.464 người, đây là một trong 5 đơn vị hành chính cấp xã có dân số lớn nhất Ninh Bình (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Xã Yên Phong có diện tích 8.11 km². Là một xã nằm ở phía đông huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình. Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 19 km. Dân số 8.889 người . Theo đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Ninh Bình thì xã này được quy hoạch thành đô thị Lồng (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Xã Mai Sơn có diện tích 4.53 km2. Các trung tâm thành phố Ninh Bình 10 km. Dân số 5.211 người. Đây là xã duy nhất của huyện Yên Mô có tuyến đường sắt Bắc Nam và đường quốc lộ 1A chay qua. Và có cụm công nghiệp Mai Sơn đang bắt đầu đi vào hoạt động (UBND huyện Yên Mô, 2016).
Cả 3 xã thì đều là những xã đang phát triển có dân số đông và có điều kiện tốt để để phát triển kinh tế xã hội cũng như cơ hội việc làm lớn. Nhưng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. Lao động thường là tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Mà cơ hội việc làm tại chỗ cho người lao động nông thôn tại đây thì chưa có nhiều nên tôi chọn 3 xã này làm điểm nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Yên Mô, Chi cục thống kê tỉnh Ninh Bình, Chi cục thống kê huyện, Phòng Lao động thương binh và xã hội, các phòng, ban ngành, đoàn thể, các báo cáo thống kê, báo cáo thường niên của UBND một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện về kinh tế xã hội, các báo cáo liên quan đến việc làm của thành phố Ninh Bình nói chung và huyện Yên Mô nói riêng.
Ngoài ra tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các bài nghiên cứu, ấn phẩm tạp chí, internet, giáo trình liên quan đến hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi trường và một số văn bản pháp luật liên quan như các thông tư, quyết định của Nhà nước về các chính sách, biện pháp liên quan đến dân số, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.
Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp
Vấn đề
nghiên cứu Tài liệu
Nguồn thu thập
Phương pháp thu thập - Cơ sở lý luận.
- Cơ sở thực tiễn về dân số việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài. - Sách và giáo trình. - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Internet - Thư viện - Sách
- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại. - Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra - Tình hình phát triển
kinh tế xã hội của huyệnYên Mô
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Định hướng và giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Báo cáo kết quả KT- XH của huyện qua các năm.
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác giải quyết việc làm
- UBND huyện - Phòng LĐ- TB&XH
Các văn bản, nghị định, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội.
Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:
tế- xã hội của huyện Yên Mô, bao gồm vị trí địa lý, tình hình dân số, tăng trưởng kinh tế...
- Các thông tin liên quan đến tình hình việc làm, giải quyết việc làm của huyện...
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp thu thập bao gồm các thông tin về đối tượng lao động ngẫu nhiên có thể có việc làm hoặc không có việc làm được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với người lao động.
Thông tin sơ cấp sẽ được thu thập bằng điều tra mẫu theo tỷ lệ (theo vùng/theo xã trọng điểm dân số). Huyện Yên Mô hiện nay có Huyện Yên Mô gồm có thị trấn Yên Thịnh và 16 xã. Trong đó có 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn là nơi dân số đông đúc, diện tích rộng lớn, kinh tế phát triển nên chọn điều tra tại 3 điểm này.
Đối tượng thực hiện điều tra bao gồm các hộ nông dân trong 3 xã được chọn ngẫu nhiên. Được điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp với mỗi hộ nông dân, cán bộ huyện, cán bộ xã.
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng ĐVT Số lượng
1 Hộ nông dân Hộ 120
2 Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội,dân số, cán bộ xã, huyện
Cán bộ 25
- Cán bộ huyện, xã Cán bộ 5
- Cán bộ phòng lao động thương binh xã hội, dân số Cán bộ 20
Số liệu được điều tra trực tiếp ở các hộ nông dân bằng phương pháp phỏng vấn. Số liệu thu thập bao gồm các vấn đề về kinh tế gia đình, tình hình lao động việc làm, nhu cầu việc làm, trình độ học vấn, giới tính của người lao động. Phương hướng việc làm của người lao động trong thời gian tới. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất của trong tìm việc của người dân.
Phỏng vấn sâu các cán bộ gồm: cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, cán bộ dân số, cán bộ phụ nữ huyện, các xã điều tra về tình hình giải quyết việc làm, cũng như phương hướng mong muốn giải quyết việc làm.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu
quả điều tra, thông tin được phân tổ:
+ Đối với thông tin thứ cấp sau khi thu thập sẽ được tiến hành tổng hợp dữ liệu và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.
+ Đối với thông tin sơ cấp sau khi thu thập về sẽ tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, tính toán các chỉ tiêu, và sắp xếp thành các bảng theo mục được diễn giải. Làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dựa trên những yếu tố phân tích thực trạng việc làm, lao động tại huyện, đưa ra một số giải pháp để tạo việc làm cho người dân của huyện trong thời gian tới. Phân tích các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc làm, lao động dựa trên phương pháp sau:
3.2.4.1. Phương pháp thống kinh tế mô tả
Phân tích thực trạng của tình trạng việc làm của lao động tại huyện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu thông qua số bình quân, số tương đối để mô tả sự biến động của việc làm. Từ đó đưa ra nhận xét một cách tổng thể đối với số liệu được thu thập, rút ra những kết luận cần thiết cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.
3.2.4.2. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia và các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng giải quyết việc làm cho lao động của huyện hiện nay. Phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo phòng Lao động Thương binh xã hội huyện về tình hình cũng như các gợi ý, đề xuất nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết việc làm cho người lao động.
3.2.4.3. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm so sánh các số liệu sau khi đã điều tra được giữa các năm, so sánh sự biến động để thấy được mức độ sự phát triển các chỉ tiêu trong từng thời gian ngắn.
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
theo trình độ văn hóa, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, phân bổ dân số theo thành thị, nông thôn...phân theo độ tuổi lao động
- Chỉ tiêu kết quả giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn: + Chỉ tiêu tuổi, giới tính của người lao động.
+ Tỷ lệ không có việc làm = (Số người không có việc làm/ Lực lượng lao
động) x 100
+ Tỷ lệ lao động phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vị thế việc làm.
+ Chỉ tiêu tổng số lao động nông thôn được được tham gia các lớp đào tạo nghề hàng năm. Số lao động được tạo việc làm hàng năm.
+ Chỉ tiêu lựa chọn việc làm của người lao động.
+ Lực lượng trong độ tuổi lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp.
+Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm = Số lao động có việc làm / LLLĐ + Tỷ lệ lao động nông thôn xuất khẩu lao động.
+ Tỷ lệ lao động nông thôn tìm được việc làm qua các chương trình đào tạo từ địa phương.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH THÔN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH
4.1.1. Khái quát về dân số, lao động nông thôn huyện
4.1.1.1. Tình hình dân số phân theo giới tính và phân theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô
Bảng 4.1. Biến động dân số phân theo giới tính và theo khu vực thành thị của huyện Yên Mô từ năm 2013 đến năm 2016
Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PT(%) Tổng dân số Người 113.530 114.540 115.900 116.640 100,90 Phân theo khu vực
Thành thị Người 3.440 3.480 4.000 5.370 116,87 Nông thôn Người 110.100 111.070 111.900 111.260 100,35 Phân theo giới tính
Nam Người 56.320 56.900 58.260 58.750 101,42 Nữ Người 57.210 57.640 57.640 57.880 100,39 Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Ninh Bình (2016)
Nhận thấy được huyện có quy mô dân số thấp. Tỷ lệ dân số phân theo giới tính tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá nhiều giữa nam và nữ khá cân bằng giữa nam và nữ. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng dân số đều và ổn định. Dân số tăng nhanh nhất từ 2013-2016 là giai đoạn 2014-2015 tăng 1.18%. Từ năm 2015-2016 vẫn có sự gia tăng dân số nhưng có thể nói là duy trì tăng không nhiều chỉ tăng 0.64%. Điều này cho thấy chính sách kế hoạch hóa gia đình của huyện Yên Mô đang được thực hiện tốt, gia tăng dân số ổn định. Tuy nhiên tỷ lệ dân số sinh sống ở khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Năm 2012 số dân sinh sống ở khu vực thành thị là 3.412 (người), trong khi đó nông thôn là 109.200 (người). Từ năm 2012 đến
năm 2014 sự gia tăng chuyển dịch dân số từ nông thôn sang thành thị có nhưng chưa đủ để nổi bật. Đến năm 2016 thì dân số thành thị mới tăng lên được một phần nào 5.374 (người). Mức tăng cao nhất tuy nhiên một bộ phân đông đảo dân số vẫn sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn.
4.1.1.2. Đặc điểm về dân số tại 3 điểm chọn mẫu
a. Dân số phân theo mức độ sống của 3 điểm chọn mẫu
Tuy dân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn nhưng người dân ở đây chịu thương chịu khó, ngoài sản xuất nông nghiệ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng thì mức sống của người dân ở huyện tương đối phát triển.
Để thể hiện rõ nét về mức sống của người dân của 3 điểm được chọn để điều tra có bảng:
Bảng 4.2. Dân số phân theo mức sống của các hộ điều tra năm 2016
Đơn vị tính: % Phân loại hộ/ địa điểm
điều tra Xã Yên Nhân Xã Yên Phong Xã Mai Sơn
Giàu 17,21 20,45 21,35
Khá giả 20,47 28,52 30,65
Trung bình 48 42,35 42,5
Nghèo 14,32 8,68 5,5
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)
Xã Mai Sơn đây là một xã có đường quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua.
Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 10 km. Xã này cũng có quốc lộ 12B (tỉnh lộ 480 cũ) nối từ Quốc lộ 1A tại Mai Sơn qua Thị trấn Yên Thịnh đến Quốc lộ 10 tại Lai Thành. Lại là nơi tập trung đông các cơ sở sản xuất, công ty nằm trong cụm công nghiệp Mai Sơn đông đúc dân cư nên nơi đây số hộ gia đình ở mức giàu chiếm đến 21,35% cao nhất so với 3 điểm điều tra. Hộ gia đình nghèo cũng chỉ chiếm một phần nhỏ 5,5%. Còn Yên Nhân là xã có tỷ lệ hộ có mức sống trung bình cao nhất 48%, người nghèo thì cao nhất chiếm 14,32%. Tuy cùng trong một huyện nhưng các xã khác