Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
2.1.5.1. Các yếu tố chủ quan
Các chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của các chính sách giải quyết việc làm Đảng và nhà nước ta trong nhưng năm qua đã thể chế hoá nhiều nội dung về việc làm
bằng Hiến pháp, các đạo luật và nhiều văn bản pháp luật khác, có vai trì quan trọng trong việc thúc đẩy tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Nhà nước có các chính sách về việc làm, Các chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến giải quyết việc làm như các chương trình trọng điểm của nhà nước về giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp (Đỗ Thị Mai Huyền, 2014).
Hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu nước ngoài. Việt Nam ngày càng tham gia vào nhiều các tổ chức quốc tế về thương mại cũng như về con người. Điều này tạo điều kiện cho đất nước ta ngày một phát triển đi lên. Thu hút đầu tư quốc tế, tạo cơ hôi việc làm cho người lao động nước nhà có thể được làm việc ở những môi trường làm việc tốt, lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, cơ hội phát triển bản thân (dẫn theo Hoàng Tú Anh, 2012).
Sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước:
Kinh tế xã hội đất nước phát triển giao thương giữa các nước và Việt Nam
phát triển, sản xuất lưu thông hàng hóa và giao lưu văn hóa, tri thức quốc tế tăng
cường sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Từ đó hội nhập và phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho các địa phương chưa phát triển (Nguyễn Thúy Hà, 2013).
2.1.5.2. Các yếu tố khách quan
Phát triển và chuyển dịch kinh tế huyện:
Cùng với sự phát triển chung của đất nước. Huyện Yên Mô những năm gần đây cũng dần chuyển dịch nên kinh tế huyện sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp- xây dựng, dịch vụ, du lịch ngày càng phát triển ngay tại địa phương tạo thêm nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động nông thôn huyện. Các yếu tố xã hội như yếu tố y tế, giáo dục đào tạo, dậy nghề… là điều kiện hỗ trợ để nâng cao chất lượng lao động, tăng khả năng giải quyết việc làm (dẫn theo Đỗ Thị Mai Huyền, 2014).
Công tác đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm, tạo cơ hội việc làm cho
người lao động nông thôn của huyện:
Huyện cũng đã có những công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Giúp đỡ người dân có thể tiếp cận với cơ hội việc làm thông qua các khóa học về kỹ năng cũng như các thông tin cung cấp cho người dân lao động tại địa phương.
Các yếu tố về sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp ở huyện, tổ chức cá nhân trong công tác giải quyết việc làm. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tổ chức các khóa đào tạo tay nghề cho người lao động và cam kết nhận người lao động khi đã có kinh nghiệm làm việc vào làm việc tại địa phương (dẫn theo Đỗ Thị Mai Huyền, 2014).
Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ tham gia công tác đào
tạo nghề:
Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, người cán bộ quản huyện, xã phải là người có chuyên môn, có kỹ năng thuyết phục, cũng như lắng nghe. Tuy nhiên ở các địa phương thì các cán bộ xã, huyện trình độ chuyên môn vẫn còn chưa cao, nên cần có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cung cấp những kiến thức mới về khoa học lãnh đạo, quản lý, góp phần hình thành tầm nhìn và tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành, huyện (Nguyễn Thúy Hà, 2013).
Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động:
Yếu tố từ bản thân người lao động, như sức khỏe, trình độ học vấn chuyên môn kĩ thuật. Đây là nguồn lực thúc đấy thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp. Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn phụ thuộc nhiều vào chính sự tích cực học tập, tự giác, rèn luyện trong quá trình học tập và đi tìm việc của bản thân người lao động (dẫn theo Hoàng Tú Anh 2012).