Kinh nghiệm quyết việc làm của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quyết việc làm của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam đã ban hành

nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

- Chính sách đất đai: Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

- Chính sách tín dụng nông thôn: Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Ngoài ra còn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nông dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm. Hiện nay, chuẩn nghèo mới tính từ 2011 đã nâng cao hơn mức cũ nhều nhưng tỷ lệ nghèo ở nước ta ở mức 14,2% là một thành tựu lớn.

- Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn. Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.

Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông

nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

- Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước.

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta

đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể như: Chương trình quốc gia giải quyết việc làm.

- Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương

hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.

Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT- TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.

2.2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Phù Mỹ là một huyện còn khó khăn nằm trên quốc lộ 1A có địa hình phong phú đa dạng phức tạp. Đây là nơi có trữ nhiều nguồn khoáng sản lớn. Dân cư đông đúc, lực lượng lao động trong đổ tuổi lao động nhiều tuy nhiên chất lượng đầu vào của nguồn lao động chưa cao, giới thiệu việc làm cũng như cơ hội tiếp

cận việc làm của người lao động nông thôn ở huyện còn kém. Người lao động còn chịu nhiều rủi ro khi tham gia xuất khẩu lao động….

Huyện đã có nhiều các chính sách giải quyết việc làm, tác động tốt như: - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản quy mô hiện đại (Đỗ Thị Mai Huyền, 2014).

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động đi các nước trong khu vực Châu Á theo các dự án của nhà nước. Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với việc làm cho lao động nông thôn (Đỗ Thị Mai Huyền, 2014).

- Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, kêu gọi đầu tư và tiếp tục đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, quy hoạch lại đất đai thành các vùng chuyên canh (Đỗ Thị Mai Huyền, 2014).

2.2.2.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm của tỉnh Hưng Yên

Hưng Yên là địa phương nằm trọn trong vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Do vị thế nằm ở vị trí trung tâm kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh). Dân cư ở đây đông đúc với 1.16 triệu người (2014) và việc làm thì chưa đáp ứng được với nhu cầu của người dân, số lượng lao động được giải quyết việc làm ở Hưng Yên vẫn có sự gia tăng qua các năm nhưng tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn còn khá cao. Sở dĩ có kết quả này là do Hưng Yên vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là người lao động ở khu vực nông thôn. Nhận thấy được vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng có đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh cũng như đất nước. Tỉnh Hưng Yên luôn coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Và đã có nhiều các kế hoạch, chương trình giải quyết việc làm như:

- Là địa phương có khả năng thu hút đầu tư nên Hưng Yên tập trung tạo điều kiện thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước bằng nhiều các chính sách đầu tư có lợi lâu dài (Trần Thị Vinh, 2010).

- Có nhiều các lớp đào tạo nghề cho người lao động nông thôn bị mất đất ở các khu công nghiệp, sau quá trình đào tạo nghề người dân có thể được nhận vào lao động tại các doanh nghiệp ngay ở tỉnh (Trần Thị Vinh, 2010).

- Đối với diện tích đất nông nghiệp vẫn còn tham gia sản xuất thì vẫn cố gắng duy trì, tuyệt đối không bỏ trống ruộng đất. Theo số liệu năm 2004 đảm bảo mục tiêu diện tích trồng lúa cả năm 8.150 ha với năng suất 12.3 tấn/ha. Trong đó

diện tích trồng lúa có giá trị hàng hóa cao đạt 70% tổng diện tích. Diện tích cây vụ đông 650ha. Phát triển mô hình trang trại đạt tiêu chí mới, giá trị trên một ha canh tác đạt 37.5 triệu đồng (Trần Thị Vinh, 2010).

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ. Quan tâm đến giáo dục đào tạo và hướng nghiệp (Trần Thị Vinh, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)