Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyệnYên Mô, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh

4.1.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyệnYên Mô, tỉnh

Mô, tỉnh Ninh Bình

4.1.3.1. Thực trạng hoạt động tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Trong những năm gần đây huyện ủy, ủy ban nhân dân các xã trong huyện và phòng lao động thương binh và xã hội luôn huyện đã phối hợp chặt chẽ, nỗ lực không ngừng trong việc tổ chức các lớp, khóa đào tạo cũng như các hoạt đông hướng nghiệp. Có các chương trình dự án về tận các xã để tư vấn và giới thiệu việc làm cho người dân.

Bảng 4.10. Hoạt động tư vấn, đào tào nghề,giới thiệu việc làm của huyện Yên Mô (2014-2016)

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ PT (%) Tư vấn việc làm 324 452 651 141,77

Giới thiệu việc làm 85 114 142 129,34

Đào tạo nghề 254 542 702 171,45

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (2016)

Trong những năm qua huyện đã có những quan tâm về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà ở đây là đào tạo và giới thiệu việc làm:

+ Số lượng lao động nông thôn tham gia vào tư vấn việc làm và đào tạo nghề ngày càng tăng, cụ thể như năm 2014 công tác tư vấn việc làm chỉ thu hút đc 324 người dân thì đến năm 2016 đã lên đến 651 người tham gia tư vấn việc làm và nhận sự giúp đỡ. Bình quân từ năm 2014-2016 tốc độ phát triển công tác tư vấn việc làm tăng 41,77 %.

Bên cạnh việc tư vấn giới thiệu việc làm cho người dân thì công tác đào tạo nghề cho người dân cũng được quan tâm, ở đây các cán bộ về dân số đã có các lớp học đào tạo nghề cho người dân. Năm 2014 có 254 người tham gia các lớp, khóa học đào tào nghề được huyện tổ chức nhưng đến năm 2016 là 702 người. Tuy nhiên số lượng người lao động sau khi tham gia các khóa đào tạo

nghề được giới thiệu việc làm còn ít, chỉ có 29,34% người dân lao động sau khi tham gia các khóa tư vấn được giới thiệu việc làm. Do tại huyện thì việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu lao động nông nhàn nhiều. Và nhiều người dân vẫn chưa được biết đến các chương trình tư vấn giới thiệu việc làm.

Qua công tác giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, đào tạo nghề thì đã có một số lượng không nhỏ người dân lao động nông thôn có việc làm thể hiện ở biểu đồ dưới:

Biểu đồ 4.2. Số lượng lao động sau khi tham gia tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề có việc làm năm 2016

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề của huyện Yên Mô cũng có những đóng góp lớn. Chiếm tỷ lệ cao nhất là công tác đào tạo nghề của huyện có 48,28% lao động nông thôn có việc làm trong năm 2016 sau khi tham gia các hoat động đào tạo nghề. Nghề được đào tạo cho người lao động ở đây chủ yếu là nghề may, thêu cho lao động nữ. Người lao động sau khi được đào tạo nghề được nhận luôn vào các doanh nghiệp may gia công tại huyện. Bên cạnh đó chiếm 31,09% lao động có việc làm sau khi tư vấn việc làm, thì qua các buổi tư vấn, thảo luận ở các thôn xã với lao động nông thôn. Người dân biết được hướng, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân mình. Ngoài ra công tác giới thiệu việc làm từ huyện cũng như hội phụ nữ các

xã, thôn cho người lao động cũng có đóng góp chiếm 20,63% số lao động có việc làm. Điều này cho thấy cần phải quan tâm đến nữa công tác tư vấn đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người lao động đối với công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm tại 3 xã Yên Nhân, Yên Phong,

Mai Sơn

ĐVT: Người

Nội dung

Kết quả điều tra

Hài lòng Bình thường Không hài lòng SL Tỷ lệ

(%) SL

Tỷ lệ

(%) SL Tỷ lệ Công tác đào tạo nghề, tư vấn,

giới thiệu việc làm 45 56,96 25 31,65 9 11,39 Công tác đào tạo nghề, tư vấn,

giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động tại địa phương

49 62,03 27 34,18 3 3,80

Người lao động sau khi được đào tạo, tư vấn, giới thiệu ứng dụng các kiến thức kỹ năng về nghiệp được đào tạo vào công việc

47 60,26 27 34,62 4 5,13

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Chất lượng đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm tại 3 xã Yên Nhân, Yên Phong, Mai Sơn của huyện Yên Mô còn đặt được hiệu quả cao. Mới có từ 50-60% số lượng người lao động được hỏi hài lòng với công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm.

4.1.3.2. Thực trạng giải quyết việc làm thông qua các hoạt động tín dụng

Ở huyện Yên Mô thì bên cạnh nguồn tín dụng mà người lao động cũng như các doanh nghiệp có thể vay vốn được là ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện nay cũng đã có vay vốn từ hội phụ nữ các xã trên địa bàn huyện. Chỉ riêng từ nguồn vốn cho vay để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Mô, năm 2016 đã triển khai 3 chương trình tín dụng ưu đãi, giúp cho khoảng 200-300 lượt hộ nghèo, đối tượng chính sách được vay vốn với doanh số đạt gần 40 tỷ đồng.

nhận ủy thác, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn tuyên truyền về việc tham gia gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Toàn huyện đã có 379/379 Tổ tiết kiệm và vay vốn tham gia gửi tiết kiệm, số hộ trong tổ gửi đạt trên 99% tổng số thành viên. Đến hết năm 2016, Yên Mô đã hoàn thành 100% chỉ tiêu huy động tiền gửi thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Cùng với việc tranh thủ nguồn vốn Trung ương, vốn tỉnh, Ngân hàng CSXH Yên Mô đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện dành một phần vốn từ ngân sách huyện ủy thác qua Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động đầu tư tín dụng được chú trọng thực hiện có hiệu quả. Tổng dư nợ toàn huyện được cung cấp từ ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp đạt trên 120 tỷ đồng, giải quyết cho trên 1500 hộ vay vốn. Trong đó dư nợ tập trung vào các chương trình: Cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh, cho vay hộ mới thoát nghèo. Các chương trình tín dụng chính sách có tính xã hội hóa cao, tạo sự minh bạch trong thực hiện, giảm thiểu rủi ro, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả xã hội cho công tác giảm nghèo, an sinh xã hội của địa phương. Kết quả đầu tư tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH hàng năm đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, cải thiện điều kiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Bên cạnh các chương trình vay vốn ưu đãi cho người dân phục vụ sản xuất còn có các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho học sinh sinh viên phục vụ học tập cũng phát huy hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát có bảng thể hiện số việc làm được tạo ra sau khi vay vốn phân theo huyện:

Trong năm 2016 thông qua các hoạt động tín dụng số lao động được giải quyết việc làm trên 16 xã và 1 thị trấn thuộc địa bàn huyện Yên Mô là 631 người. Đa số người lao động được giải quyết việc làm tập trung tại các xã Xã Yên Phong, Yên Nhân, Mai Sơn, thị trấn Yên Thịnh, Yên Từ, Yên Mạc, Khánh Thượng. Đây là các xã có hoạt động kinh tế phát triển, tiếp giáp đường quốc lộ 1A thuận lợi giao lưu buôn bán. Sau khi sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi các hoạt động kinh doanh trên địa bàn diễn ra thuận lợi, nhiều cơ sở sản xuất được mở ra và tăng quy mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Bảng 4.12. Số lao động được giải quyết việc làm qua hoạt động tín dụng (2016)

ĐVT: Người

Chia theo xã thị trấn Số việc làm Tỷ lệ (%)

Thị trấn Yên Thịnh 63 9,89 Xã Mai Sơn 48 7,61 Xã Yên Phong 61 9,58 Xã Yên Nhân 93 14,27 Xã Khánh Dương 15 2,38 Xã Khánh Thịnh 28 4,44 Xã Yên Mỹ 38 6,02 Xã Yên Hưng 21 3,33 Xã Yên Từ 60 9,51 Xã Yên Mạc 46 7,29 Xã Yên Lâm 19 3,01 Xã Yên Thắng 23 3,65 Xã Khánh Thượng 43 6,81 Xã Yên Hòa 18 2,85 Xã Yên Thành 22 3,49 Xã Yên Đồng 17 2,69 Xã Yên Thái 19 3,01 Tổng số 631 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) 4.1.3.3. Thực trạng hoạt động giải quyết việc làm thông qua thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội

Phát triển kinh tế địa phương luôn là một trong nhưng mục tiêu quan trọng của huyện.

Những năm gần đây, nhận thức được thế mạnh của mình, tỉnh Ninh Bình luôn xác định phương hướng thúc đẩy kinh tế địa phương bằng cách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống tại nhiều huyện, trong đó huyện Yên Mô là khu vực tập trung nhiều làng nghề truyền thống cấp tỉnh và làng có nghề nhất. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp duy trì và phát triển làng nghề, đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trên địa bàn huyện. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ được kết quả tích cực đó thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.13. Lao động đang làm việc trong các làng nghề ở huyện năm 2016

ĐVT: Người

Làng nghề SLLN Lao động làm việc

(người) Cơ cấu %

Nghề thêu ren 1 550 15,88

Chế biến cói, đèo bồng 5 1.957 56,50

Nghề gốm 1 348 10,05

Nghề mộc 1 137 3,95

Thợ nề 2 283 8,17

Làm nem 1 189 5,46

Tổng 11 3.464 100

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Yên Mô (2016)

Hiện nay, tại huyện Yên Mô có 11 làng nghề truyền thống gồm có: Nghề thêu ren ở xã Yên Nhân, tập trung khoảng 550 số lao động làm việc, chiếm tỷ lệ 15,88%. Tại các xã Đông Đoài, Ngọc Lâm, Nộn Khê, Yên Nhân và Yên Phong, nghề chế biến cói, đèo bồng phát triển khá mạnh khi có khoảng 56,50% tổng số lao động, tương đương 1.957 người đang làm việc. Nghề gốm phân bố chủ yếu tại xã Yên Lâm chiếm 10,05% cơ cấu lao động, tương ứng với 348 lao động làm việc thường xuyên. Nghề mộc tại xã Yên Mỹ hiện có khoảng 137 người lao động làm việc, chiếm tỷ lệ 3,95%. Nghề thợ nề cũng là nghề phát triển mạnh, tập trung ở xã Yên Nhân và Yên Thành với số lượng lao động là 283 người, chiếm 8,17% cơ cấu chung. Và cuối cùng là nghề làm nem tại xã Yên Mạc, là nơi làm việc của khoảng 189 người, chiếm tỷ lệ 5,46% tổng số lao động.

Như vậy, qua các số liệu trên, thấy số lượng lao động tại các làng nghề ở huyện Yên Mô có nhiều tín hiệu mở rộng tích cực, làm nghề chế biến cói là nghề thu hút nhiều lao động và phát triển mạnh nhất trên địa bàn huyện. Nhiều làng như: Đông Đoài, Ngọc Lâm, Nộn Khê... có cả doanh nghiệp và nhiều chủ hộ làm vệ tinh thu gom nên việc làm, thu nhập thường ổn định và cao hơn các làng nghề khác.

Nghề chế biến cói ở đây đã có những bước chuyển biến rõ rệt, hầu hết mọi người dân trong làng nghề đều yên tâm, gắn bó với nghề. Tại làng nghề cói, bèo bồng Nộn Khê (xã Yên Từ) hiện đang là cao điểm của hoạt động nghề vì thời gian này là lúc nông nhàn của người nông dân. Được biết, làng nghề cói, bèo bồng Nộn Khê được công nhận là làng nghề cấp tỉnh năm 2010. Từ đó đến nay,

làng nghề liên tục phát triển với trên 500 hộ dân làm nghề (chiếm gần 80% số hộ trong làng). Làng nghề có 4-5 hộ làm vệ tinh cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho bà con nông dân. Bình quân thu nhập của người dân làm nghề đạt từ 50-60 nghìn đồng/ngày, nếu chịu khó lấy nguyên liệu bèo về phơi khô có thể đạt 100 nghìn đồng/ngày công. Thu nhập từ làm nghề góp phần không nhỏ cải thiện đời sống của người dân trong làng những năm qua.

Hàng năm các làng nghề đóng góp khoảng 30- 32% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn với mức thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/tháng. Làng nghề tiếp tục giữ vị trí, vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Do đó huyện Yên Mô xác định bên cạnh bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống cần phát triển làng nghề theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng, hiệu quả và du nhập nghề mới về vì hiện nay số lượng các làng nghề, làng có nghề vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số các đơn vị thôn, làng trong huyện. Trong đó, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nghề, cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp phục vụ trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống phát triển. Việc phát triển làng nghề không chỉ giúp người dân nông thôn có việc làm ổn định, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày một phát triển bền vững.

- Tuy việc mở rộng quy hoạch các làng nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì sản phẩm làm ra của các làng nghê chưa có chỗ đứng trên thị trường, chưa có đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân chưa thực sự đầu tư để phát triển làng nghề truyền thống như dệt chiếu…

- Việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm của các làng nghề như Nem chua Yên Mạc vẫn chưa thực sự hiệu quả, sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa được nhiều người biết đến, việc truyền nghề, dậy nghề cho người dân cũng chỉ là cách truyền nghề truyền thống là cha truyền con nối, chưa có các dậy nghề, truyền nghề bài bản. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển làng nghề còn ít, sản xuất còn nhỏ chưa có sự đầu tư mở rộng, điều nay gây trở lại cho việc giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm cho người dân lao động nông thôn ngay tại huyện.

- Kinh tế hộ ở huyện Yên Mô có nhiều các hộ gia đình làm kinh tế giỏi, toàn huyện có nhiều các trang trại chăn nuôi lớn tập trung ở khu vực xã Yên

Nhân, các mô hình kinh tế trang trại kết hợp mô hình VAC, bên cạnh đó còn có các trang trại sản xuất nhỏ. Tuy nhiên kinh tế trang trại cũng gặp phải nhiều các khó khăn về vốn, kinh nghiệm sản xuất chủ yếu là tự bản thân chủ trang trại nên nhiều lúc sản xuất gặp phải thua lỗ. Lao động ở các trang trại chủ yếu là lao động trong gia đình, có rất ít các trang trại lớn có thuê thêm lao động ngoài nhưng số lượng cũng rất ít. Do đó huyện cũng cần quan tâm đến các hoạt động phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có điều kiện học tập các mô hình làm kinh tế trang trại có hiệu quả, được tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, qua đó áp dụng vào quá trình sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và bảo vệ môi trường một cách bền vững. Đảm bảo vừa phát huy được lợi thế của địa phương, vừa giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn tại địa phương.

- Những năm gần đây Yên Mô có sự phát triển của một số các khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện yên mô, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)